Nhóm người cần cảnh giác với ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa bao gồm ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản… Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 95%
Ung thư đường tiêu hóa là những tổn thương ác tính ở đường tiêu hóa bao gồm: thực quản, khoang miệng, dạ dày, đại trực tràng, ruột non, ống hậu môn. Bất kể vị trí nào thuộc đường tiêu hóa cũng có thể xuất hiện tổn thương ung thư.
Ai cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa?
Để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa chính xác nhất đó là nội soi tiêu hóa. Do ở giai đoạn đầu khi những tổn thương mới xuất hiện trên bề mặt niêm mạc thường chưa hình thành khối u và chưa gây ra những biến đổi ở máu, chức năng khiến người bệnh ít có biểu hiện rõ ràng.
Nội soi đường tiêu hóa là phương pháp duy nhất để các bác sĩ có thể quan sát niêm mạc đường tiêu hóa và tìm ra các biến đổi nếu có. Ngoài ra, các phương pháp như xét nghiệm máu hay những phương pháp khác cũng không thể phát hiện sớm được ung thư đường tiêu hóa chính xác được như nội soi.
Nội soi đường tiêu hóa là cách duy nhất giúp phát hiện sớm những tổn thương ung thư ở đường tiêu hóa.
Không phải đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc và cần tầm soát ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, có một số đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa cao hơn và nên tầm soát thường xuyên hơn.
- Người có tiền sử gia đình mắc ung thư đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý di truyền liên quan đến ung thư nói chung.
- Người từ 40 tuổi trở lên: nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư đều tăng theo độ tuổi. Dựa trên nghiên cứu của 2 quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc, khuyến cáo những người từ 40 tuổi trở lên kể cả không có triệu chứng gì bất thường vẫn nên tầm soát ung thư với tần suất 2 năm/lần.
- Người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa kéo dài như: trào ngược dạ dày kéo dài, co thắt tâm vị, viêm dạ dày mạn tính/có vi khuẩn HP, bệnh Cronhn, viêm loét đại trực tràng, đa polyp dạ dày…
- Người có lối sống không khoa học: ăn nhiều đồ chua cay, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, thói quen ít vận động và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Video đang HOT
Người bệnh có thể kết hợp tầm soát ung thư khi thăm khám sức khỏe hoặc trong trường hợp gặp vấn đề về đường tiêu hóa và được bác sĩ chỉ định nội soi tiêu hóa, lúc này có thể kết hợp thêm tầm soát.
Ung thư đường tiêu hóa khá phổ biến, với tỷ lệ mắc và tử vong cao trên toàn cầu.
Ung thư đường tiêu hóa có chữa được không?
Trong các loại ung thư đường tiêu hóa, thường gặp nhất là ung thư đại tràng, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày. Tùy vào tình trạng người bệnh cũng như loại ung thư mắc phải, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị.
Chủ yếu có 3 phương pháp chính khi điều trị ung thư đường tiêu hóa là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Trong đó, phẫu thuật là phương pháp được xem là phương pháp chủ đạo để cắt bỏ các khối u cũng như nạo vét tổ chức hạch xung quanh, giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh…
Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến 95%. Tuy nhiên, thường ở giai đoạn sớm bệnh ít có biểu hiện và chỉ có thể phát hiện thông qua tầm soát.
Ở giai đoạn muộn, ung thư đường tiêu hóa sẽ có các biểu hiện như:
- Chán ăn
- Gầy, sút cân không rõ lý do
- Rối loạn tiêu hóa
9 dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản
Ung thư thực quản là tình trạng các tế bào của thực quản phát triển bất thường và không kiểm soát.
Dưới đây là các dấu hiệu khi mắc ung thư thực quản.
Thực quản là một thành phần của ống tiêu hóa, bao gồm miệng, họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng (ruột già), trực tràng, hậu môn.
Vai trò của thực quản đối với cơ thể
Nuốt: Khi nhận được tín hiệu thức ăn hoặc chất lỏng tiến về phía nó, cơ thắt này sẽ giãn mở ra để thức ăn có thể đi vào thực quản. Tiếp đó, các đợt co thắt cơ (nhu động) nhịp nhàng sẽ đẩy thức ăn xuống dưới.
Ngăn trào ngược dịch vị: Dịch vị là sản phẩm chế tiết của dạ dày, một hỗn hợp có tính acid mạnh bao gồm acid hydrochloric (HCl), các enzymes, muối kali và natri để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Sự tiếp xúc lâu dài của niêm mạc thực quản với dịch vị có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý tại vùng này.
Các chức năng khác là tống thải các chất từ dạ dày ra khỏi cơ thể qua các hoạt động nôn mửa, ợ hơi và phản xạ nôn trớ.
Dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản
Ung thư thực quản có hai dạng là ung thư biểu mô tế bào gai (thường gặp ở thực quản đoạn trên và giữa) và ung thư biểu mô tế bào tuyến (thường gặp ở thực quản đoạn dưới). Các dạng khác ít gặp hơn bao gồm sarcoma, lymphoma, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, melanoma...
Đa phần ung thư thực quản phát hiện ở giai đoạn trễ, khiến điều trị khó khăn và tốn kém, từ đó ảnh hưởng đến tiên lượng sống của người bệnh. Phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư thực quản góp phần giúp người bệnh có cơ hội điều trị khỏi bệnh, kéo dài thời gian và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Dưới đây là các dấu hiệu có thể cảnh báo ung thư thực quản:
1. Nuốt nghẹn, nuốt khó là triệu chứng thường gặp nhất, xuất hiện ở đa số trường hợp ung thư thực quản. Ban đầu người bệnh có thể bị nghẹn khi ăn các thức ăn dạng đặc như thịt, cá. Khi khối u phát triển gây hẹp lòng thực quản, người bệnh có cảm giác nghẹn tăng dần, ngay cả khi ăn các món dạng lỏng như canh, súp, cháo.
2. Sụt cân xuất hiện ở phần lớn trường hợp ung thư thực quản. Tình trạng sụt cân xảy ra trong thời gian ngắn dù người bệnh không áp dụng chế độ ăn kiêng nào. Sụt cân thường đi cùng tình trạng nuốt khó.
3. Đau tức vùng ngực sau xương ức khi nuốt xảy ra lúc người bệnh ăn thức ăn đặc, kể cả uống nước. Cơn đau thường khởi phát từ vùng ngực sau xương ức, sau đó có thể lan ra toàn ngực, lưng, thượng vị (trên rốn).
Ung thư thực quản là tình trạng các tế bào của thực quản phát triển bất thường và không kiểm soát.
4. Tăng tiết nước bọt do thức ăn nghẹt tại thực quản, nước bọt không thể theo thức ăn xuống dạ dày. Người bệnh cảm giác có nhiều nước bọt trong họng và phải nhổ thường xuyên hơn.
5. Nôn ói có thể xảy ra trong hoặc ngay sau bữa ăn. Chất nôn ra là thức ăn không có dịch vị do chưa đến được dạ dày, có thể đi kèm ít máu. Khi bệnh diễn tiến nặng, nôn ói có thể xuất hiện thường xuyên hơn.
6. Phân đen do máu chảy từ khối u thực quản đi qua đường tiêu hóa khiến phân có màu đen sậm như bã cà phê. Tình trạng này lâu dài dẫn đến thiếu máu, khiến người bệnh suy kiệt.
7. Ho kéo dài, ho ra máu thường là cơn ho mạn tính, dai dẳng, xuất hiện khi có nhiều chất nhầy dính trên thành thực quản. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như lao phổi, ung thư phổi....
8. Khàn tiếng thường gặp khi khối u thực quản xâm lấn dây thần kinh quặt ngược thanh quản (điều khiển hoạt động dây thanh quản). Tình trạng khàn tiếng thường kéo dài, không có dấu hiệu giảm mặc dù người bệnh dùng các thuốc kháng viêm.
9. Khó tiêu, ợ hơi, ợ chua làm người bệnh đau, khó chịu ở vùng bụng trên hoặc cảm giác nóng rát sau xương ức, ợ hơi, ợ chua... Các triệu chứng có thể xảy ra cùng lúc hoặc riêng lẻ, thường xuất hiện sau khi ăn.
Phát hiện cành cây trong họng vì thói quen nhiều người Việt hay làm Người phụ nữ ngoài 50 tuổi thấy đau họng nhiều, nuốt nghẹn, nuốt vướng, không nuốt được nước bọt, họng xuất tiết nhiều đờm dãi nên đi viện khám. Bệnh nhân 54 tuổi vào Trung tâm Y tế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Bà cho biết các triệu chứng trên xuất hiện sau khi uống thuốc nam ở nhà để chữa bệnh...