Nhóm ngành thu hút dòng tiền trong phần còn lại của năm 2020
Nhóm ngành thu hút dòng tiền trong phần còn lại của năm 2020
Ngành điện là một trong những ngành được đánh giá cao trong phần còn lại của năm 2020. Ảnh: QH.
VN-Index khó có khả năng giảm sâu trong phần còn lại của năm 2020
Xu hướng đầu tư “back to basics” trong tương lai
VN-Index hướng đến 950 điểm
Vậy là 3 quý đầu tiên của năm 2020 đã đi qua, nhà đầu tư cũng đã trải qua nhiều thăng trầm của thị trường chứng khoán. Năm 2020, thị trường chứng khoán và cả nền kinh tế chịu tác động lớn của đại dịch COVID-19. Do vậy, nhiều quy luật trên thị trường đã bị thay đổi nhiều.
Nhìn lại chặng đường đã qua của VN-Index trong năm 2020. Quý I/2020 là khoảng thời gian VN-Index chứng kiến những đà giảm mạnh nhất trong lịch sử. Lần đầu tiên kể từ năm 2016, VN-Index giảm về vùng 66x với những phiên lao dốc mạnh. Tổng kết quý I/2020, chỉ số VN-Index giảm tới 31%.
Video đang HOT
Tuy vậy, sang đến quý II và quý III, COVID-19 dường như không còn tác động mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư. Trong 2 quý này, VN-Index tăng trưởng lần lượt 25,2% và 9,37%.
Với xu hướng đi lên zig zag, đan xen liên tục giữa các nhịp tăng giá nhẹ và tích lũy như hiện tại , Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng chỉ số VN-Index sẽ khó có khả năng giảm sâu trong quý cuối cùng của năm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục được kiểm soát tốt tại Việt Nam.
Cùng với đó là tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình phục hồi tương đối khả quan. Kỳ vọng tiếp theo đến từ dòng tiền của khối nội vẫn tham gia khá hào hứng trên thị trường còn đà bán ròng của khối ngoại đã giảm tốc đáng kể trong thời gian gần đây. Theo đó, VCBS đánh giá VN-Index nhiều khả năng sẽ dao động trong vùng 920 – 950 điểm trong quý 4 với các ngưỡng hỗ trợ mạnh là 880 và 900 điểm.
Các nhóm ngành hút tiền
Trong quý cuối cùng của năm 2020, VCBS tiếp tục duy trì khuyến nghị về các nhóm ngành triển vọng và được hưởng lợi từ vĩ mô. Như thực tế đã diễn ra trong năm 2020, nền kinh tế thế giới buộc phải đối mặt với yêu cầu “thay đổi” để thích nghi và tồn tại với bối cảnh mới khi mà dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Thêm vào đó, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã phân hóa khá rõ rệt sau 9 tháng đầu năm 2020 và VCBS tiếp tục kỳ vọng một số lĩnh vực sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tích cực hơn so với phần còn lại trên thị trường.
VCBS dự báo chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2020.
Đầu tiên là những doanh nghiệp tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi và được hưởng lợi từ hoạt động chuyển dịch sản xuất do tác động của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tiêu biểu là nhóm cảng biển – logistics.
Thứ hai là nhóm doanh nghiệp phát triển bất động sản triển khai dự án xung quanh các đô thị loại 1 với điều kiện tiên quyết là các doanh nghiệp này phải sở hữu lợi thế về nguồn lực tài chính dồi dào với tầm nhìn phát triển dự án bài bản, dài hạn.
Và thứ ba là một số doanh nghiệp với “câu chuyện riêng” liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, mua bán sáp nhập, niêm yết mới,…
Nhìn xa hơn, VCBS cho rằng cơ hội đầu tư trong năm 2021 sẽ có xu hướng quay trở về những ngành sản xuất thiết yếu (“back to basics”) và những ngành hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách điều hành nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế của Chính phủ.
Cụ thể, quá trình đón nhận chuyển dịch chuỗi cung ứng từ nước ngoài, quá trình công nghiệp hóa (và số hóa ) của nền kinh tế nội địa và quá trình đô thị hóa trong tương lai đều sẽ yêu cầu những yếu tố đầu vào thiết yếu như : Điện, nông nghiệp, vật liệu xây dựng cơ bản (xi măng, thép).
Với mục tiêu đẩy nhanh quá trình hồi phục của nền kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19, các dự án xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại của Việt Nam sẽ là đem đến triển vọng tăng trưởng tích cực cho nhóm doanh nghiệp xây dựng chuyên dụng, bên cạnh tác động lan tỏa tích cực đến nền kinh tế nói chung.
Đẩy áp lực nợ xấu về tương lai, lợi nhuận ngân hàng năm 2020 'nhẹ gánh'
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico, người từng có nhiều năm "thực chiến" trong lĩnh vực ngân hàng gọi việc giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại thời gian trả nợ... là "tình thế bắt buộc" dù trước dịch, Ngân hàng Nhà nước quản rất chặt, rất nghiêm chuyện trích lập dự phòng, che giấu nợ xấu.
Trong một báo cáo phân tích công bố gần đây, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã đưa ra 2 kịch bản đối với ngành ngân hàng trong năm 2020.
Ở kịch bản cơ sở, tổng lợi nhuận năm 2020 của các ngân hàng tăng nhẹ so với năm 2019 mặc dù bị ảnh hưởng ở cả 2 nguồn thu nhập chính là thu nhập lãi thuần và thu nhập dịch vụ, lẫn các nguồn thu khác như nguồn thu nhập từ hoạt động xử lý nợ đã trích lập giảm xuống và hoạt động trích lập diễn ra mạnh mẽ hơn.
Ở kịch bản kém khả quan, tổng lợi nhuận của các ngân hàng chỉ giảm nhẹ so với năm 2019.
Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp từ FiinGroup dựa trên kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng sau đại hội cổ đông hoặc được giới phân tích dự báo, lợi nhuận ngân hàng năm 2020 có thể giảm khoảng 11,9% so với năm 2019.
Trên thực tế, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của nhiều ngân hàng sau khi tính đến hệ lụy lâu dài của Covid-19 giảm không mạnh, thậm chí tăng và phần lớn đều là kế hoạch mang tính thận trọng. Số liệu thực tế đang cho thấy những tín hiệu khả quan hơn.
Chẳng hạn, VietinBank ước tính nửa đầu năm nay có thể đạt lợi nhuận khoảng 6.000 tỷ đồng. Con số này cao hơn tới khoảng 12% so với mức thực hiện 5.334 tỷ đồng của nửa đầu năm ngoái, bất chấp tác động của Covid-19. Hay như TPBank, 4 tháng đã đạt lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, hoàn thành khoảng 30% kế hoạch cả năm, dù rằng tháng 3 và tháng 4 là hai tháng hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nặng nề bởi dịch. Cả năm nay, TPBank vẫn đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng so với năm ngoái, mức tăng khoảng 5%.
Hoặc như VPBank, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh tiết lộ trong đại hội cổ đông thường niên tổ chức gần đây rằng đến hết tháng 4, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ở mức khoảng 4.000 tỷ đồng. Hết tháng 5 ước tính khoảng 5.100 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng dự kiến khoảng trên dưới 6.000 tỷ đồng.
Nửa đầu năm ngoái, lợi nhuận trước thuế của VPBank là 4.342 tỷ đồng. Như vậy, theo ước tính thì tăng trưởng lợi nhuận nửa đầu năm nay của VPBank có thể lên đến 38%. Kế hoạch lợi nhuận năm nay của ngân hàng này là giảm 1,1% so với năm ngoái nhưng ông Vinh cho biết nếu tình hình dịch bệnh vẫn thuận lợi như hiện tại, mức thực hiện cuối năm có thể cao hơn từ 10% đến 20% so với kế hoạch.
Trước dịch, tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng năm 2020 được kỳ vọng ở mức khá cao nên nếu lợi nhuận toàn ngành năm nay chỉ suy giảm nhẹ thì cũng không có nghĩa là ngân hàng ít chịu ảnh hưởng. Lợi nhuận hy sinh nếu so với kế hoạch trước dịch là rất đáng kể.
Thêm vào đó, một phần lợi nhuận không nhỏ sẽ tiếp tục phải hy sinh trong một/một vài năm sau bởi hiện tại, gánh nặng nợ xấu, kéo theo đó là áp lực trích lập dự phòng, đang được đẩy về tương lai nhờ Thông tư 01 và tới đây là Thông tư 01 sửa đổi khi cho phép các ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được xác định là bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ông Đức nhấn mạnh việc giữ nguyên nhóm nợ đã tạo ra "con số ảo" về nợ xấu và nhận định đối với ngành ngân hàng, "đây là thách thức trong tương lai gần".
Công ty chứng khoán VCBS thì chỉ ra rằng chất lượng tài sản của các ngân hàng có thể bị suy giảm ở nhiều khía cạnh bao gồm lãi phải thu, giá trị thị trường của tài sản bảo đảm và nợ xấu thực chất. Điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng ở các năm sau đó.
Theo ước tính của VCBS, để dư nợ xấu toàn hệ thống về mức 1,5 - 2% như giai đoạn trước khi có dịch bệnh thì chỉ cần 1 - 2 năm với điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi nhưng có thể cần tới 3 - 5 năm nếu như nền kinh tế gặp phải những trì trệ.
Dưới góc nhìn của chuyên gia phân tích dữ liệu, FiinGroup nêu đánh giá tương đồng rằng: "Số liệu từ cuộc khủng hoảng giai đoạn 2008 cho thấy chi phí dự phòng phát sinh thường có độ trễ rất dài do việc xác định các ảnh hưởng đòi hỏi thời gian đánh giá và phân tích cũng như do sự thay đổi về các chính sách hạch toán kế toán để thích ứng của ngành".
VCBS: VN-Index sẽ dao động trong vùng 650 - 800 điểm trong quý II/2020 Theo VCBS, ngưỡng 800 điểm hiện đang đóng vai trò ngưỡng cản khá "cứng" đối với VN-Index. Công ty chứng khoán này dự báo VN-Index nhiều khả năng sẽ dao động tích lũy trong vùng điểm 650 - 800 trong quý II với các ngưỡng hỗ trợ mạnh là 750 và 650 điểm. Trong báo cáo chuyên đề "Triển vọng TTCK Việt Nam...