Nhóm lao động nào ở Nghệ An sẽ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng?
Người thu gom rác, phế liệu, tài xế xe ôm, thợ xây, người làm trong quán bar, karaoke… ở Nghệ An bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/lần.
Công nhân môi trường làm việc trên đường phố TP Vinh, Nghệ An trong nắng nóng. Đây là người lao động sẽ được hỗ trợ mức 1,5 triệu đồng/người/lần – Ảnh: DOÃN HÒA
Chiều 11-8, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho biết UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động và một số đối tượng đặc thù khác gặp khó khăn do dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Đó là những người lao động làm các công việc thu gom rác, phế liệu; bốc vác; vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, môtô 2 bánh, xe xích lô, xe ba gác, xe đẩy tại các chợ, nhà ga, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không, bến xe; xe ôm, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; bán báo lưu động, đánh giày.
Những người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (xoa bóp y học, châm cứu), cơ sở làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, nail); bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; lái ôtô dịch vụ, phụ ôtô chở khách; thợ hồ, thợ xây.
Người làm công việc thuộc một số dịch vụ không thiết yếu khác phải tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An, bao gồm quán bar, karaoke, vũ trường, xông hơi, massage, spa, phòng tập gym, yoga, bi-a, dịch vụ trò chơi điện tử, điểm truy cập Internet… cũng thuộc các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh.
UBND tỉnh Nghệ An quy định người lao động được hỗ trợ khi đủ các điều kiện: làm một trong các công việc như trên bị mất việc làm trong thời gian thực hiện cách ly, giãn cách xã hội hoặc tạm dừng các hoạt động dịch vụ không thiết yếu theo văn bản của UBND tỉnh Nghệ An, UBND cấp huyện.
Tại quyết định này, UBND tỉnh Nghệ An quyết định mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/lần đối với các đối tượng nêu trên. Thời gian hỗ trợ bắt đầu từ ngày 1-5 đến 31-12-2021.
UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu việc hỗ trợ phải bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không trùng lắp, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần bằng tiền mặt; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
Một lãnh đạo Sở Lao động, thương binh và xã hội Nghệ An cho biết sở đang giao cho các địa phương tổng hợp, báo cáo số người được hỗ trợ, đảm bảo theo các tiêu chí trên để trình UBND tỉnh.
2.900 lao động từ vùng dịch về huyện Kỳ Sơn, Nghệ An khẩn cầu sự giúp đỡ
Chị Mùa Y Sùa nấu cơm cho vào túi bóng với một nắm đậu luộc. Đó là phần cơm cả ngày chị nấu cho chồng đang trong khu cách ly tập trung, ở đó còn 2.900 lao động cũng đang cần sự giúp đỡ.
Tận mắt chứng kiến bữa cơm thiếu thốn của người vợ nấu cho chồng đang trong khu cách li tập trung
Chúng tôi tới đúng lúc chị Mùa Y Sùa (bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An) đang nấu cơm để đưa vào khu cách ly cho chồng. Chồng chị Sùa là anh Hờ Tồng Xò, vừa trở về từ tỉnh Bình Dương, hiện đang được cách ly tập trung tại điểm trường tiểu học cách nhà hai cây số.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi với người phụ nữ dân tộc Mông này phải thông qua sự phiên dịch của ông phó bản Hờ Nỏ Chà. Nhà Sùa có 7 nhân khẩu, bao gồm cả vợ chồng đứa con trai mới cưới.
Ba tháng trước, anh Hờ Tồng Xò khăn gói vào Bình Dương làm thuê cho một xưởng mộc. Vợ chồng đứa con trai thì vào làm công nhân nhà máy. Chị Sùa không biết chồng mình lương tháng được bao nhiêu, vì chưa thấy gửi về nhà đồng nào kể từ khi vào miền Nam mưu sinh. Gần 10 ngày trước, anh Xò gọi điện cho vợ, bảo sợ dịch lắm, với lại không có việc làm, phải về thôi.
Nhấn để phóng to ảnh
Huyện Kỳ Sơn là một huyện biên giới nghèo của Nghệ An hiện có hơn 2.900 lao động từ miền Nam về quê tránh dịch, phần lớn thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.
Nhấn để phóng to ảnh
Phần lớn công dân này thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, đời sống hết sức khó khăn.
Hơn 3 ngày sau, anh Xò đã có mặt tại quê nhà và được đưa vào cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Không có điều kiện để đóng tiền ăn cho chồng, từ đó chị Sùa có nhiệm vụ nấu cơm rồi đi bộ hai cây số vào khu cách ly gửi cho chồng.
Đậu chín, chị Sùa vớt ra rổ, phùng má thổi cho nguội bớt rồi đổ hết vào chiếc túi bóng. "Ơ, không có muối mắm gì à?", tôi hỏi. "Muối ở khu cách ly có rồi mà", ông Hờ Nỏ Chà dịch lại câu trả lời của chị Sùa.
Nửa cân gạo nấu chín, đầy cả một nồi, chị Sùa xúc hết vào cái túi bóng khác. "Nhiều thế chồng có ăn hết không?", tôi hỏi. "À, ăn cả ngày luôn mà, đỡ phải đi đưa cơm nhiều lần", chị Sùa đáp.
Nhấn để phóng to ảnh
Phần lớn công dân khi cách ly tập trung đều do người nhà nấu cơm mang đến bởi việc đóng 80.000 đồng tiền ăn mỗi ngày là quá sức đối với họ.
Nhân tiện có ông phó bản tới điểm cách ly, chị Sùa nhờ đưa cơm cho chồng giúp, cô còn đứa con nhỏ phải trông. Bản Tiền Tiêu có khoảng 100 người đi làm ăn ngoại tỉnh, chủ yếu là mưu sinh ở miền Nam. Đợt dịch này đã có gần 40 người về, cách ly tại điểm trường tiểu học Nậm Cắn, tất cả đều phải nhờ người nhà mang cơm nước đến.
Theo ông Xồng Bá Lầu - Phó Chủ tịch UBND xã Nậm Cắn, toàn xã có 154 công dân từ miền Nam về kể từ khi đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát. Số công dân này được cách ly tại 3 địa điểm là các trường học trên địa bàn xã.
"Phần lớn số công dân này thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Có 90 người cách ly tại Trường Trung học phổ thông dân tộc bán trú Nậm Cắn, ăn cơm tập trung. Còn số cách ly tại 2 điểm trường tiểu học cơ sở chính và trường mầm non thì do người nhà nấu, mang đến", ông Xồng Bá Lầu cho hay.
Nhấn để phóng to ảnh
Bữa cơm tự túc của người dân hết sức nghèo nàn. Cả 10 ngày nay, chị Mùa Y Sùa chỉ có thể cho chồng ăn cơm với rau.
Nhấn để phóng to ảnh
Phần đậu luộc "chay" không muối, không mỳ chính này là thức ăn cả ngày của anh Hờ Tồng Xò.
Tại khu cách ly tập trung 90 người, bếp ăn do tổ chức đoàn thể, trường học và nhân lực từ các bản thay nhau nấu. Gạo xã cấp, thức ăn vận động đóng góp từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Một số hộ gia đình có con em đang cách ly kinh tế khá hơn đóng góp mỗi người 40.000 đồng/ngày. Trong tình cảnh kinh phí có hạn, để duy trì được ngày hai bữa ăn có món mặn, canh rau, bộ phận hậu cần phải tính toán đau cả đầu.
Đến thời điểm này, toàn huyện biên giới Kỳ Sơn có hơn 2.900 lao động trở về từ các tỉnh phía Nam, đang thực hiện cách ly tập trung tại các cơ sở trường học trên 21 xã, thị trấn. Đây là đối tượng không thuộc diện được hỗ trợ tiền ăn, do vậy gia đình phải tự túc.
Nhấn để phóng to ảnh
Đây là phần cơm cả ngày mà chị Mùa Y Sùa gửi phó bản đưa cho chồng đang ở khu cách ly tập trung phòng, chống Covid-19, cũng là tình cảnh chung của nhiều lao động hồi hương tránh dịch trên địa bàn huyện nghèo Kỳ Sơn.
"Vừa rồi huyện có văn bản và được tỉnh chấp thuận miễn toàn bộ kinh phí xét nghiệm Covid-19 cho công dân trở về từ miền Nam thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thông qua các nguồn vận động, mỗi công dân trở về được hỗ trợ ban đầu từ 5-10 kg gạo, 1 thùng mì tôm.
Huyện cũng chỉ đạo các xã sử dụng nguồn ngân sách được cấp để hỗ trợ tối đa cho bà con nhưng 14 ngày cách ly tập trung, thêm 14 ngày cách ly tại nhà, việc duy trì bữa cơm cho số công dân này đối với gia đình họ mà nói là cực kỳ khó khăn. Chưa thể tính đến vấn đề bữa ăn đủ chất mà chỉ cần no cái bụng đã", ông Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho hay.
Nhấn để phóng to ảnh
Anh Hờ Tồng Xò nhận cơm vợ gửi qua cán bộ quản lý khu cách ly. Phần cơm và đậu luộc này là suất ăn cả ngày của anh.
Không chỉ phải giải quyết khó khăn trước mắt, huyện nghèo biên giới này đang đối mặt với nỗi lo đảm bảo đời sống ít nhất 2 tháng để người dân có thể ổn định cuộc sống sau khi hồi hương.
UBND huyện Kỳ Sơn vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ dân bị ảnh hưởng dịch Covid-19, trong đó có nhóm lao động trở về từ miền Nam nói trên.
Nhấn để phóng to ảnh
Không chỉ khó khăn trong duy trì bữa ăn suốt thời gian cách ly mà nguy cơ thiếu đói hiện hữu ở nhiều gia đình huyện biên giới này trong thời gian tới nếu không được hỗ trợ kịp thời.
"Theo tính toán, để mỗi khẩu được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng trong ít nhất 2 tháng thì toàn huyện cần 508 tấn gạo để cứu đói. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền huyện, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ từ tổ chức, cá nhân, đặc biệt là từ Báo Dân trí để giúp người dân giảm bớt một phần khó khăn, sớm ổn định cuộc sống", ông Lê Hồng Lập - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kỳ Sơn nói.
Khi phóng viên Dân trí thực hiện bài viết này thì 500 thùng mỳ tôm và 15 chiếc quạt điều hòa do Thẩm mỹ viện Hoàng Tuấn (Hà Nội), ủng hộ thông qua Chương trình Nhân ái - Báo điện tử Dân trí đang trên đường vận chuyển hỗ trợ các lao động trở về từ vùng dịch phải cách ly theo quy định tại các điểm thuộc huyện nghèo biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 4190: UBND huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An
Địa chỉ: Khối 1, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
2. Báo điện tử Dân trí
Số 2, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490
Email: nhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 1017378606
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Dien tu Dan tri
Account Number: 1017780241
Swift Code: BFTV VNVX 045
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 126000081304
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
Tên Tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
Số Tài khoản: 26110002631994
Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Tràng An
Địa chỉ: Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
ĐT: 0436869656.
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Điện tử Dân trí
Số TK: 0231195149383
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206035022
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ.
* Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB)
- Tên tài khoản: Báo Điện tử Dân trí
- Số tải khoản VND: 1017589681
- Chi nhánh Hà Nội.
* Tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Tên tài khoản: Báo điện tử Dân trí
- Số tài khoản VND: 333556688888
- Chi nhánh Đông Đô - Phòng GD Thanh Xuân
4. Văn phòng đại diện của báo:
- VP Đà Nẵng: Số 1 Lê Duẩn, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
Tel: 0236. 3653 725
- VP TPHCM: Số 51, Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM.
Tel: 028. 3517 6331 (trong giờ hành chính) hoặc số hotline 0974567567
- VP Cần Thơ: Số 2, Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
Tel: 0292.3.733.269
Dịch COVID-19: Cả nước chung tay chia sẻ khó khăn với các địa phương có dịch Trưa 17/7, hàng chục tấn hàng hóa nông sản, nhu yếu phẩm, thực phẩm khô, rau màu... đã được tập kết lên xe tải từ thành phố Quy Nhơn (Bình Định) để vận chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đây là số hàng hóa được Ủy ban Mặt...