Nhóm doanh nghiệp nào được hưởng lợi trong gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng?
Theo Bộ Tài chính, dự thảo về gia hạn thuế, tiền thuê đất cũng đang tạo thuận lợi và ưu đãi cho rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành.
Tại buổi họp báo chuyên đề chiều 11/3, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã ký công văn lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân về dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất.
Theo dự thảo gia hạn thuế, tiền thuê đất của Bộ Tài chính, 3 đối tượng được gia hạn gồm: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Sản xuất, chế biến thực phẩm; Dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất giày, dép; Sản xuất sản phẩm từ cao su; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; Sản xuất, lắp ráp ô tô (trừ sản xuất, lắp ráp ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống).
Nhóm đối tượng thứ hai gồm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh trong các ngành: Vận tải (đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không; Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải); Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
Nhóm còn lại gồm các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thời gian gia hạn là 5 tháng, bao gồm các khoản tiền thuế giá trị gia tăng, tiền thuế thu nhập cá nhân tiền thuê đất phát sinh phải nộp của các tháng 3, tháng 4, tháng 5, tháng 6/2020 với trường hợp kê khai theo tháng hoặc của Quý I và Quý II/2020 với trường hợp nộp theo quý.
Video đang HOT
Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng số tiền gia hạn theo tính toán của Bộ Tài chính đợt này là 30.100 tỷ đồng.
Theo ông Thi, lĩnh vực kinh doanh bất động sản hay các lĩnh vực khác (không nằm trong nhóm các lĩnh vực ngành nghề chịu tác động của covid-19) cũng được gia hạn tiền thuế trong trường hợp đây là một trong số các ngành kinh doanh của doanh nghiệp mà trong đó có lĩnh vực thuộc diện được gia hạn thuế.
Điều này có thể hiểu là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, ví dụ như vận tải, du lịch và xây dựng bất động sản, lắp ráp ô tô thì hai ngành vận tải và du lịch được xác định là chịu tác động của covid-19 sẽ được gia hạn tiền nộp thuế.
Nhưng vì doanh nghiệp kê khai thuế trên một tờ khai thuế (có thể hiểu là doanh nghiệp khai thuế trên cơ sở doanh thu hợp nhất) nên trong trường hợp này hai lĩnh vực còn lại là lĩnh vực bất động sản, lắp ráp ô tô kể cả ô tô dưới 9 chỗ cũng được gia hạn tiền nộp thuế.
Như vậy, quy định này cũng đang tạo thuận lợi và ưu đãi cho rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành mà doanh thu từ mảng bất động sản chiếm tỷ lệ cao.
Tuấn Nguyễn
Theo Tiền phong
Doanh nghiệp khó hấp thu ngay gói hỗ trợ 285 ngàn tỷ
Để "cứu" nền kinh tế và doanh nghiệp, Chính phủ đã quyết định sẽ "bơm" gói tín dụng 285 ngàn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi và 30 ngàn tỷ đồng miễn giảm thuế cho doanh nghiệp khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp từ dịch Covid - 19.
Gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp trực tiếp bị ảnh hưởng từ dịch Covid - 19 sẽ giảm cả với trường hợp vay VND và USD Ảnh: Hồng Vĩnh
Diễn biến dồn dập dịch bệnh cho thấy: Nền kinh tế sẽ khó hấp thụ một lượng vốn hàng trăm nghìn tỷ thời điểm này.
Tại phiên họp Chính phủ gần đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Chính phủ sẽ cam kết tung gói tín dụng 285 ngàn tỷ đồng lãi suất ưu đãi hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đi kèm chính sách hỗ trợ thuế dự kiến lên tới hơn 30 ngàn tỷ đồng cho doanh nghiệp.
Trước đó, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: NHNN đã tổng hợp đề nghị, nhu cầu của doanh nghiệp về nguồn vốn đồng thời yêu cầu các ngân hàng thương mại (NHTM) đăng ký gói tín dụng lãi suất ưu đãi. "Nhu cầu vốn là lớn và có thực. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể nhu cầu lớn của khách vay chính là cần hoãn, giãn thời gian trả nợ để tránh rơi vào nhóm nợ xấu", ông Hùng nói.
Ngày 10/3, trao đổi với PV Tiền Phong, bà Ánh Vân, Phó Tổng giám đốc NHTM Cổ phần LienVietPostbank cũng cho hay: Ngân hàng vừa phê duyệt xong các gói đề xuất vay lẻ của doanh nghiệp với mức lãi suất ưu đãi giảm 0,5% trong 1 năm. "Chúng tôi đã cam kết dự kiến sẽ dành ra 60 ngàn tỷ cho vay ưu đãi, tuy nhiên căn cứ trên đối tượng vay là sản xuất, ngành hàng bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid 19. Tuy nhiên, xét trên hồ sơ thực tế, khả năng sẽ có khoảng 20 ngàn tỷ đồng được giải ngân cho khách hàng đáp ứng điều kiện vay", bà Vân nói.
Trước câu hỏi về nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp lúc này, bà Vân cho hay, có một thực tế là thông tin dịch bệnh đang ngày càng dồn dập nên doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và khó tính toán dự án ngay lúc này. "Quan trọng là phải sản xuất được. Thực tế doanh nghiệp muốn sản xuất thì rơi vào cảnh không có nguyên liệu đầu vào hoặc muốn bán được hàng thì lại không có đầu ra, điều này khiến chúng tôi cũng rất băn khoăn, trăn trở", bà Vân nói.
Lo hàng hóa bị ngưng trệ
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thời điểm hiện nay, việc hạ lãi suất hay "bơm" nguồn tín dụng ưu đãi không hỗ trợ được nhiều cho các doanh nghiệp, bởi khó khăn hiện tại của doanh nghiệp không phải vấn đề của thị trường tiền tệ mà là thị trường hàng hóa đang bị ngưng trệ.
Dữ liệu của NHNN cho hay, trong 2 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 0,06%, giảm so với mức tăng 1% cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng tín dụng thấp cho thấy, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh do dịch bệnh.
Theo ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV, tín dụng 2 tháng đầu năm 2020 BIDV giảm tới 2%, huy động vốn giảm 1,6%. "Đây là xu hướng chung của các ngân hàng hiện nay, bởi những tháng đầu năm, khách hàng rất ít khi đi vay. Ngoài ra, chúng ta còn phải chịu tác động kép từ dịch Covid-19", ông Tú phân tích.
Bình luận về gói vay 285 ngàn tỷ đồng ưu đãi lãi suất, một chuyên gia tài chính cho rằng, hiện nay hoạt động của nhiều doanh nghiệp đang bị ngừng trệ, thậm chí dừng hẳn, vì vậy nhu cầu vay vốn trên thị trường không nhiều. "Khó khăn hiện tại không phải vấn đề của thị trường tiền tệ mà là thị trường hàng hóa đang bị ngưng trệ. Gói vay hỗ trợ này sẽ có tác dụng khi thị trường hồi phục còn hiện tại, ngân hàng nên tập trung hạ lãi suất vay, khoanh nợ cho doanh nghiệp sẽ thiết thực hơn", vị này nói.
Cùng quan điểm, TS Bùi Quang Tín khẳng định, thị trường khó có thể hấp thụ được lượng vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng này trong một sớm một chiều. Thời điểm này, bên cạnh những gói tín dụng lãi suất thấp, cách tốt nhất ngân hàng nên xem xét miễn giảm lãi vay với dư nợ hiện tại cho doanh nghiệp.
Lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng đã giảm nhẹ trong tháng 2. Hiện tại, một số ngân hàng đã bắt đầu triển khai gói tín dụng ưu đãi lãi suất cũng như chính sách miễn, giảm lãi vay với các khoản dư nợ hiện tại của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Hiện nay, thanh khoản hệ thống dồi dào, ngân hàng tung gói tín dụng ưu đãi lãi suất tổng cộng hơn 280 nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp cho biết chưa có nhu cầu vay vốn do hàng hoá đang bị ngưng trệ vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
KHÁNH HUYỀN
Theo Tienphong.vn
Cuối tháng 2, tổng số nợ thuế là gần 86 nghìn tỷ đồng Tổng cục Thuế cho biết, trong tháng 2 cơ quan thuế đã tích cực thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ, qua đó đã thu 5.821 tỷ đồng nợ đọng thuế tại thời điểm 31/12/2019. Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ 3.891 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ 1.930 tỷ đồng. Ảnh chỉ mang tính minh...