Nhóm ‘đại bàng’ trại giam ở TP HCM lĩnh án
Bị đề nghị mức án tử hình vì kêu đàn em đánh bạn cùng phòng giam tử vong, song Hoài được tuyên nhẹ hơn rất nhiều.
Chiều 23/8, sau hai ngày xét xử và nghị án, TAND TP HCM chuyển tội danh từ Giết người sang Cố ý gây thương tích, tuyên phạt Lại Văn Hoài (34 tuổi, cầm đầu nhóm “đại bàng” trại giam đánh chết bạn tù) 15 năm tù. Tổng hợp hình phạt trước đó về tội danh khác, Hoài phải chấp hành 22 năm tù. Liên quan vụ án, 10 bị cáo khác nhận 4-14 năm về cùng tội danh.
Trước đó, VKS đề nghị phạt Hoài mức án tử hình, hai đàn em tù chung thân về tội Giết người; các bị cáo còn lại bị đề nghị 8-20 năm tù. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng hành vi phạm tội của các bị cáo gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng họ không nhằm tước đoạt mạng sống của nạn nhân.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Hải Duyên.
Kết quả điều tra xác định, tháng 7/2012, Hoài bị Công an huyện Bình Chánh bắt giam về hành vi Cướp giật tài sản. Anh ta được phân công làm trưởng buồng giam A4 có 16 bị can.
Hoài chia buồng giam thành ba “mâm”. Anh ta cùng 4 người khác được ngồi “mâm trên”, giao cho Lâm Hoàng Thông quản lý.
Video đang HOT
“Mâm dưới” ở cuối buồng giam giao cho Nguyễn Văn Hiếu quản lý, có nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh, rửa chén… phục vụ các “đại ca”. Riêng Hóa (33 tuổi, quê Long An) bị nhiễm HIV nên được miễn làm việc.
Hoài tự đặt ra luật ngầm như: các thành viên trong buồng giam muốn làm gì đều phải xin ý kiến của mình, ai trái lệnh sẽ bị đánh. Anh ta cho đàn em bắt những người mới nhập buồng phải làm “thủ tục” bằng những trận đòn và bị đá 3-9 cái vào ngực.
Chiều 19/1/2013, Hoài thấy Hóa để tay dính xà bông nhúng vào bồn nước nên ra lệnh cho Thông đánh anh này nhiều cái. Hóa phản ứng liền bị đại ca kêu đàn em cột tay, bịt miệng thay nhau đánh. Thông còn lấy chai nước ngọt và cục nước đá gói trong khăn đập nhiều lần vào đầu Hóa. Khi nạn nhân bất tỉnh chúng kéo xuống sàn nước, đến tối thì tử vong.
Tại tòa, các bị cáo đều khai đánh Hóa theo chỉ đạo của Hoài. Tuy nhiên, “đại bàng” trại giam phủ nhận, cho rằng chỉ có một phần trách nhiệm vì không can ngăn khi mọi người đánh nạn nhân.
Bình Nguyên
Theo VNE
Cô gái ở TP HCM bị đòi hơn một tỷ đồng cước điện thoại
Không đồng ý trả hơn một tỷ đồng cước phí điện thoại sau năm ngày hòa mạng, cô gái bị khởi kiện.
Ảnh minh họa
Theo nội dung vụ án, đầu tháng 7/2013, Sỹ Truyền Hoàng Ngân (26 tuổi) ký hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông với chi nhánh của Viễn thông TP HCM (thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam - VNPT).
Nhà mạng cung cấp cho Ngân sim điện thoại thuê bao trả sau. Ngoài việc gọi trong nước, sim có thể gọi chuyển vùng quốc tế không giới hạn bởi vị trí của máy gọi, vị trí máy nhận cuộc gọi, loại máy... Cô gái phải ký quỹ 5 triệu đồng, khi nào không sử dụng dịch vụ này nữa sẽ được nhận lại tiền.
Trong năm ngày hòa mạng (1-6/7/2013) Ngân gọi và sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế làm phát sinh tiền cước phí cao bất thường - gần 1,1 tỷ đồng. Viễn thông TP HCM thông báo và yêu cầu cô thanh toán. Không đồng ý trả vì mức phí quá cao, Ngân bị VNPT khởi kiện ra tòa.
Trong phiên sơ thẩm hồi tháng 9/2014 của TAND quận 11, Ngân không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nhà mạng. Cô cho rằng, VNPT đã giải thích nội dung trong hợp đồng không đúng với nội dung hai bên đã giao kết. Thuê bao của cô không có việc gọi quốc tế mà không bị giới hạn bởi vị trí máy gọi cũng như máy nhận. Hơn nữa, 5 triệu đồng ký quỹ được giao dịch viên giải thích là "ngưỡng cước phí tối đa", tức là cước phí quá số tiền này sẽ bị chặn cuộc gọi.
Quá trình giải quyết vụ án, cô gái thừa nhận đã cho người quen (quốc tịch Pakistan) sử dụng sim điện thoại này nhưng hiện không thể liên lạc được với người đó. Cô tố cáo sự việc với Công an TP HCM nhưng hiện chưa nhận được phản hồi.
TAND quận 11 lúc đó đã bác yêu cầu khởi kiện của VNPT. Theo HĐXX, trong việc giao kết hợp đồng VNPT là bên mạnh thế, hiểu biết hơn khách hàng về những vấn đề liên quan đến dịch vụ viễn thông. Phía nguyên đơn cũng là bên soạn thảo hợp đồng, nên việc giải thích nội dung thỏa thuận phải theo hướng có lợi cho khách hàng.
Tòa không chấp nhận quan điểm của VNPT khi cho rằng khi ký hợp đồng hai bên không quy định về giới hạn cước phí cuộc gọi quốc tế và chuyển vùng quốc tế, khoản 5 triệu đồng là ký quỹ khi nào chấm dứt hợp đồng thì trả lại... vì không phù hợp với nội dung hai bên đã thỏa thuận cũng như quy luật thông thường.
Mặt khác, trong 1,1 tỷ đồng cước phí có gần một tỷ là "cước chuyển cuộc gọi", không phải cước gọi quốc tế. Nhưng VNPT không cung cấp được các số máy đã gọi cho thuê bao của khách hàng để thực hiện dịch vụ chuyển cuộc gọi.
HĐXX nhận định, phải hiểu hợp đồng giữa các bên là "khi tiền cước phí sử dụng dịch vụ roaming vượt quá 5 triệu đồng thì Viễn thông TP HCM phải chặn cuộc gọi". Do đơn vị cung cấp dịch vụ không làm thế nên lỗi thuộc về VNPT, phải chịu hậu quả; còn khách hàng phải chịu tiền cước phí trong giới hạn đã ký kết.
Không đồng ý với phán quyết này, VNPT kháng cáo. Vụ việc đang được TAND TP HCM xem xét, dự kiến tuyên án vào ngày 21/8.
Hải Duyên
Theo VNE
Cựu Chủ tịch dược Pharma: 'Tôi không biết thuốc chữa ung thư là giả' Ông Nguyễn Minh Hùng thừa nhận làm giả hồ sơ để nhập khẩu thuốc điều trị ung thư nhưng không biết lô hàng đó là giả. Ngày 21/8, trả lời TAND TP HCM trong phiên xét xử về hành vi Buôn lậu và Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch, Tổng...