Nhóm cực hữu Ukraine thành lập chính đảng
Nhóm cực hữu bán quân sự Ukraine, tổ chức từng đe dọa phá hủy đường ống khí đốt của Nga, hôm qua tuyên bố sẽ thành lập chính đảng trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử tới gần.
Ông Dmytro Yarosh (giữa) đứng đầu đảng Cánh hữu mới thành lập. Ảnh: Reuters
“Đảng Cánh hữu đã được thành lập ngày hôm nay”, AFP dẫn lờ i Andriy Denissenko, một thành viên của đảng, phát biểu trên YouTube. “Đảng Cánh hữu sẽ đóng vai trò một công cụ trên chính trường, như cách mà súng tiểu liên Kalashnikov (AK-47) đóng vai trò trong lĩnh vực quân sự”.
Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp khép kín của đảng vì lý do an ninh được tổ chức tại Kiev. Đảng Cánh hữu cũng tiếp nhận các tổ chức mang quan điểm chủ nghĩa quốc gia cực đoan khác.
Ông Dmytro Yarosh được bầu làm lãnh đạo đảng và tuyên bố sẽ ra tranh cử tổng thống, trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra ngày 25/5.
Video đang HOT
Hôm 17/3, Yarosh từng lên tiếng đe dọa sẽ phá hoại đường ống khí đốt từ Nga sang EU đoạn qua lãnh thổ Ukraine, nếu không đạt được giải pháp ngoại giao với Moscow.
Ông này từng bị tòa án Nga phát lệnh bắt giữ vắng mặt vì các hành động chống lại nước Nga và kêu gọi phong trào khủng bố. Các thành viên của tổ chức này được cho là sử dụng phù hiệu của Đức Quốc Xã.
Trong một bài phỏng vấn với AFP tháng trước, Yarosh phủ nhận mình là người theo chủ nghĩa phát xít và chống Do Thái, mà chỉ mong muốn “Ukraine có thể tự làm chủ đất nước mình”. Tổ chức cực hữu do ông đứng đầu từng đóng vai trò chủ chốt trong cuộc biểu tình lật đổ ông Viktor Yanukovych.
Ông Yanukovych bị quốc hội Ukraine phế truất hôm 22/2, sau làn sóng biểu tình ác liệt ở Kiev phản đối ông vì từ chối ký một hiệp định kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy quan hệ với Nga.
Chủ tịch quốc hội Ukraine sau đó được bầu làm tổng thống tạm quyền và các lãnh đạo mới của Kiev đang cố gắng ổn định lại đất nước sau nhiều tháng bạo loạn. Một chiến dịch tranh cử tổng thống đã bắt đầu. Ủy ban Bầu cử Trung ương Ukraine thông báo thời hạn để các ứng viên đăng ký tranh cử là 4/4 tới và cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào 25/5.
Đức Dương
Theo VNE
Làn sóng ly khai lan ra miền đông Ukraine
Tỉnh Kherson thuộc Ukraine đang xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga như Crimea.
Người dân Crimea ăn mừng sau khi bán đảo này chính thức sáp nhập vào Nga - Ảnh: Reuters
Trong khi chính quyền Kiev bất lực trước việc Crimea sáp nhập vào Nga, nhiều người dân ở tỉnh Kherson cũng đang xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai khỏi Ukraine. Theo Đài Fox News (Mỹ), đứng sau cuộc vận động là các chính trị gia địa phương gốc Nga. Trước nguy cơ này, trong cuộc họp ngày 21.3 của Hội đồng thành phố Kherson, thủ phủ của tỉnh cùng tên, Thị trưởng Mykola Mikolayenko cảnh báo: "Chúng tôi sẽ không cho phép đất nước bị chia nhỏ thêm nữa. Nếu các thành viên (thân Nga) Hội đồng thành phố muốn Kherson sáp nhập vào Nga, họ nên suy nghĩ lại. Điều này sẽ không được tha thứ. Đó là tội phản quốc".
Trước đó một ngày, ông Mikolayenko tiết lộ ông nhận được một cuộc điện thoại bí ẩn nói rằng các thành viên hội đồng thuộc đảng Các khu vực của tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý kiểu Crimea. Ngoài ra, Fox News dẫn lời nữ phát ngôn viên Olesya Mikheeva của Hội đồng thành phố Kherson cho hay các nghị sĩ và nhà hoạt động thân Nga đang yêu cầu hội đồng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga.
Nga tịch thu tàu ngầm Ukraine Các lực lượng Nga hôm qua đã chiếm quyền kiểm soát chiếc tàu ngầm duy nhất của Ukraine tại Crimea, theo người phát ngôn Vyacheslav Trukhachyov của Hạm đội biển Đen. Hãng AFP cho hay cờ Ukraine trên tàu ngầm Zaporozhye đã được thay thế bằng cờ hải quân Nga. Trước đó, các lực lượng Nga đã kiểm soát trụ sở Bộ Tư lệnh hải quân Ukraine ở thành phố Sevastopol và chiếm một số tàu của Ukraine. S.D
Tỉnh Kherson có diện tích hơn 28.000 km2, nằm ngay phía bắc Crimea, kết nối bán đảo này với lục địa Ukraine bằng đường sắt và đường bộ. Kherson cung cấp phần lớn thực phẩm, điện và nước ngọt cho Crimea. Ngoài ra, phần lớn trong dân số 1,2 triệu người ở Kherson nói tiếng Nga. Do đó, nếu một cuộc trưng cầu dân ý ở Kherson thật sự xảy ra, kết quả có thể cũng sẽ bất lợi cho Kiev như những gì đã diễn ra ở Crimea, theo Fox News.
Thông tin trên được tiết lộ sau khi Ukraine ký thỏa thuận liên kết chặt chẽ hơn về chính trị và kinh tế với EU, còn Tổng thống Nga Vladimir Putin ký luật phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga. Ngày 21.3, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk ước tính việc Crimea sáp nhập vào Nga có thể khiến Kiev mất hàng trăm tỉ USD, theo hãng tin Interfax.
Cùng ngày, EU đưa thêm 12 cá nhân ở Nga và Ukraine vào danh sách những người bị liên minh này đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh, theo Reuters. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích trừng phạt của EU là không thực tế và tuyên bố Moscow có quyền đáp trả sự trừng phạt đó. Mặt khác, Bộ Ngoại giao Nga hôm qua bày tỏ hy vọng rằng việc gửi nhóm quan sát viên thuộc Tổ chức Hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE) đến giám sát tình hình ở Ukraine sẽ giúp ngăn chặn khuynh hướng cực đoan và làn sóng quá khích của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở đây. Tuy nhiên, Moscow nhấn mạnh sứ mệnh đó không được "mở rộng đến Crimea và Sevastopol, vốn thuộc một phần của Nga", theo AFP.
Văn Khoa
Theo TNO
Nga "ép buộc" Ukraine trả 11 tỉ USD tiền khí đốt Nga có thể hủy bỏ một thỏa thuận với Ukraine, vốn giúp Kiev được giảm giá đáng kể về khí đốt để đổi lấy việc lưu trú của hạm đội Biển Đen. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết điều này sẽ buộc Ukraine phải trả cho Nga 11 tỉ USD vì thỏa thuận về việc Moscow cung cấp khí đốt giá rẻ...