Nhóm cổ phiếu nào sẽ tạo sóng tháng 9?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tín hiệu tích cực trong đầu tháng 9. Vậy nhóm cổ phiếu nào sẽ tạo sóng cùng đà tăng của thị trường?
Khối ngoại liên tục bán ròng
Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tỷ lệ giao dịch nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam trong những tháng gần đây có xu hướng giảm, từ cả cá nhân và tổ chức nước ngoài. Thay vào đó, tỷ lệ giao dịch đến từ nhà đầu tư cá nhân trong nước tăng cao, gần bằng so với cách đây 5 năm.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2020, giao dịch của nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm khoảng 76,3% tổng giá trị giao dịch thị trường, trong khi giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 14,7%. Con số này vào năm 2019 có tỷ lệ lần lượt là 70,2% và 15,8%. Lượng tài khoản nhà đầu tư F0 trong nước mở mới trong thời gian qua phản ánh khá rõ vấn đề này.
Sau 4 tháng đầu năm bán ròng liên tục, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng lượng lớn vào tháng 6/2020. Tính từ đầu năm tới ngày 04/09/2020, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 7.109 tỷ đồng trên 3 sàn. Riêng các tháng 2, 3, 4 khối này đã bán ròng hơn 18.749 tỷ đồng, sau đó quay lại mua ròng hơn 14.415 tỷ đồng trong tháng 6/2020 và từ đầu tháng 9 tới nay tiếp tục có dấu hiệu quay lại mua ròng.
Đà bán ròng của khối ngoại trong 4 tháng đầu năm đã tạm ngưng sau kỳ mua ròng đột biến vào giai đoạn tháng 6. Tuy nhiên, mặc dù chỉ số VN-Index tăng trưởng tương đối tốt nhưng khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trong tháng 8 vừa qua.
Lượng mua ròng từ khối ngoại trong những tháng gần đây phần lớn đến từ các quỹ tương hỗ, tỷ trọng bán ròng của nhóm này giảm từ 75,3% giữa tháng 4 xuống còn khoảng 63,1%. Tuy nhiên, tỷ trọng bán ròng của các quỹ ETF ngoại tăng từ 12% lên 25,8% do lượng mua ròng từ nhóm này khá thấp.
Video đang HOT
Hoạt động mua, bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài qua các thời kỳ. Nguồn: CTCK Yuanta Việt Nam
Theo Yuanta Việt Nam, trong tháng 9, thị trường vẫn sẽ tích cực, nhưng thanh khoản thị trường có thể sụt giảm. Có một thống kê cho thấy, trong thời kỳ cơ cấu danh mục của các quỹ ETF, thông thường thanh khoản thị trường sẽ sụt giảm rất nhiều (trong tháng 9 hai quỹ FTSE Vietnam ETF và VNM ETF sẽ thực hiện tái cơ cấu danh mục). “Mặt bằng thanh khoản thị trường sẽ sụt giảm và biến động trong biên độ hẹp. Tuy nhiên, cuối tháng 9, dòng tiền sẽ phân hóa lại khi một số doanh nghiệp đưa ra dự báo cho kết quả kinh doanh quý III”, Yuanta Việt Nam nhấn mạnh.
Nhóm cổ phiếu cần quan tâm
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Yuanta Việt Nam, cho rằng các nhà đầu tư nên tìm kiếm những tài sản có thể đo lường được trong thời kỳ chúng ta khó có thể tìm được giá trị rẻ trong năm 2020, nhất là khi chúng ta bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
“Những doanh nghiệp đã duy trì tăng trưởng tốt trong quý I và quý II- thời điểm dịch bệnh diễn ra mạnh mẽ, thì nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tích cực trong quý III và quý IV” , ông Nguyễn Thế Minh nhận định.
Theo ông Minh, nhóm đầu tiên mà các nhà đầu tư cần quan tâm, đó là ngành sản xuất thực phẩm. Bởi vì trong khủng hoảng COVID-19, nhóm này vẫn có thể duy trì đà tăng trưởng tốt. Nhóm thứ hai là nhóm ngành chứng khoán, trong thời gian gần đây nhóm ngành này đã có sự tăng trưởng trở lại, nên các nhà đầu tư nên quan tâm đến cổ phiếu của nhóm ngành này trong tháng 9. Nhóm cổ phiếu ngân hàng là nhóm thứ ba mà các nhà đầu tư nên cân nhắc, tuy nhiên nhóm này cần lưu ý rủi ro vào quý 4/2020 và quý 1/2021. Bởi vì theo dự kiến, đây là thời điểm kết thúc giãn, hoãn nợ xấu. Lúc đó, những khoản trích lập dự phòng và nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng rất mạnh.
Nhóm ngân hàng đang trong giai đoạn hồi phục so với mức giảm tháng 7, chứ chưa thực sự có nhiều cổ phiếu tăng trở lại vùng điểm của tháng 6. Nhìn rộng ra, phần lớn nhóm bluechips ở các ngành nghề khác cũng trong trạng thái tương tự.
Nhóm thứ tư là nhóm cổ phiếu bất động sản công nghiệp, đây là nhóm đã và đang được hưởng lợi từ chủ trương đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ, làn sóng dịch chuyển FDI vào Việt Nam, cũng như các hiệp định EVFTA và EVIPA.
Cuối cùng, nhóm vật liệu xây dựng, đặc biệt là các cổ phiếu ngành thép, cũng là nhóm ngành hưởng lợi từ đầu tư công.
“Thị trường chung có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh trong 1 – 2 tuần tới và tâm điểm điều chỉnh là các mã đóng góp nhiều cho đợt tăng của thị trường trong thời gian vừa qua. VN-Index đang có mức hỗ trợ xung quanh 870 điểm, nếu không vượt qua và trụ vững trên ngưỡng 900 điểm”, ông Minh nhận định.
Cổ phiếu của một ngân hàng vẫn tăng gấp đôi bất chấp dịch Covid-19 nhấn chìm TTCK
Từ đầu tháng 2 tới nay, cổ phiếu của nhà băng này đã tăng gấp hơn 2 lần và đang ở mức cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua bất chấp dịch bệnh Covid-19 xảy ra
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam và toàn cầu trong hơn 2 tháng qua bị "đánh mạnh" bởi dịch bệnh Covid-19 hoành hành. Các chỉ số chứng khoán trên thị trường Mỹ có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016 - xoá tan nỗ lực tăng trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Tại thời điểm ngày 4/4, cả Dow Jones và S&P 500 vẫn thấp hơn 26% so với mức cao thiết lập vào tháng 2, bởi nhà đầu tư bán mạnh trước mối lo sợ về sự lây lan của Covid-19.
Ở thị trường trong nước, chỉ tính riêng quý 1/2020, VN-Index đã mất hơn 31% giá trị, và tính đến hết ngày 3/4 thì mức giảm là 29% nhờ đà hồi phục trong các phiên đầu tháng 4. Thống kê lịch sử TTCK Việt Nam từ khi thành lập tới nay cho thấy quý 1/2020 ghi nhận mức giảm lớn thứ 2, chỉ xếp sau mức giảm 44,25% hồi quý 1/2008, giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Mức giảm của quý đầu năm nay đã khiến vốn hóa các doanh nghiệp niêm yết trên HoSE bị thổi bay hơn 970.000 tỷ đồng.
Với đà lao dốc của TTCK nói chung, cổ phiếu của nhóm ngân hàng cũng không là ngoại lệ khi có nhiều mã đã giảm trên dưới 30% trong thời gian từ khi dịch bệnh bùng phát tới nay, chẳng hạn TCB, ACB, MBB, VCB, BID...
Tuy nhiên có một cổ phiếu là SHB của ngân hàng SHB vẫn tăng điểm mạnh tới gấp 2 lần so với trước khi dịch bệnh xảy ra.
G iá cổ phiếu SHB đang ở vùng cao nhất kể từ năm 2009
Chốt ngày 3/4, cổ phiếu SHB đứng ở mức 13.300 đồng, tăng 7.300 đồng tương đương với cao gấp 2,2 lần so với thời điểm đầu tháng 2. Mức giá hơn 13.000 đồng cũng là đỉnh giá của SHB trong vòng hơn một thập kỷ trở lại đây - từ năm 2009.
Trước đó hồi cuối tháng 1, con trai của chủ tịch SHB là ông Đỗ Vinh Quang đã đầu tư mua vào 36 triệu cổ phiếu của ngân hàng này theo phương thức khớp lệnh trên sàn từ ngày 15/1-3/2. Trong khoảng thời gian ông Quang thực hiện giao dịch, giá cổ phiếu SHB trên thị trường chỉ dao động quanh mức 6.000-6.500 đồng/cổ phiếu, tương đương với tổng giá trị từ 215-235 tỷ đồng. Với vùng giá hiện nay, số tiền bỏ ra ban đầu của ông Quang đã có lãi gấp hơn 2 lần.
Sau lệnh mua 36 triệu cổ phiếu của con trai chủ tịch SHB, thời gian qua, mặc dù giá cổ phiếu SHB leo lên đỉnh hơn 10 năm nhưng vẫn xuất hiện lượng giao dịch lớn cả khớp lệnh lẫn thoả thuận, có phiên thoả thuận tới hàng triệu đơn vị.
Trong một diễn biến khác, do dịch bệnh đang xảy ra, ngày 3/4 SHB phát đi thông tin cho biết đã điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh năm 2020 với mức giảm lợi nhuận tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Hiện tại SHB vẫn chưa công bố kế hoạch kinh doanh cụ thể của năm nay song trong năm 2019, ngân hàng này có lãi trước thuế 3.077 tỷ đồng, cao hơn gần gấp rưỡi so với năm 2018.
Ngoài ra ngân hàng này cũng đang thực hiện loạt các biện pháp hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Chẳng hạn tín dụng 25.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm tối thiểu 2%/năm so với lãi suất thông thường; Miễn hoặc giảm lãi suất, phí cho các khoản vay cũ, lãi suất ưu đãi tối thiểu 2% cho các khách hàng hiện hữu; Tiếp tục triển khai các phương án cơ cấu nợ, giãn nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, phí đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN; Miễn phần lớn các phí giao dịch khách hàng: giảm tối thiểu 50% phí giao dịch thanh toán liên ngân hàng, miễn giảm phí chuyển tiền liên ngân hang, miễn phí cho các khách hàng chuyển tiền ủng hộ Quỹ phòng chống Covid 19.
Song song đó ngân hàng thực hiện rà soát toàn bộ các chi phí hoạt động và tổ chức triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí hoạt động với mức giảm tối thiểu 10%. HĐQT, Ban Điều hành và cán bộ quản lý cấp cao của ngân hàng tự nguyện giảm lương 50% cho đến khi công bố hết dịch; Các cấp quản lý toàn hệ thống từ cấp Phó phòng trở lên (và các chức danh tương đương) giảm từ 10%- 30% tùy theo mức thu nhập.
Tùng Lâm
Tự ý mua bán cổ phiếu, hàng loạt cá nhân bị phạt Uỷ ban chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính hàng loạt cá nhân do vi phạm việc không báo cáo khi mua bán số lượng lớn cổ phiếu. "Tự ý" mua bán cổ phiếu, hàng loạt cá nhân bị phạt. ảnh minh hoạ Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định việc xử...