Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt giảm sâu
Sau phiên tăng mạnh hôm qua (23/8), đến phiên hôm nay (24/8), nhóm cổ phiếu ngành chứng khoán đồng loạt giảm giá sâu; trong đó, nhiều mã giảm xuống giá sàn.
Khách hàng giao dịch tại sàn giao dịch BVSC. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Cụ thể, VDS, PSI, HCM, STS, VIX giảm sàn. Các mã lớn khác như: SSI giảm 3,5%, FTS giảm 5,9%, MBS giảm 8%, BVS giảm 8,8%. Bên cạnh nhóm chứng khoán, các mã cổ phiếu ngành logistic và phân bón cũng giảm sâu.
Ở chiều ngược lại, sắc xanh chiếm ưu thế tại nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Các mã tăng giá có SSB, STB, TCB, TPB, VPB, BID, ACB, CTG, EIB, HDB, LPB, MSB, NVB, OCB, VBB. Trong khi đó, ở chiều giảm giá có VCB, VIB, VAB, PGB, SHB, KLB, NAB, MBB, BVB và ABB. Tuy nhiên, mức biến động giá của các mã ngành ngân hàng không lớn, đa số ở mức dưới 1%.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến tích cực. Hàng loạt mã ngành này tăng giá như: PLX, PVB, PVD, PVC, PVS, BSR. Các mã trụ cột trong ngành thép cũng ở chiều tăng giá. Cụ thể, HPG, HSG, NKG, SMC, POM… kết phiên trong sắc xanh.
Nhóm VN30 phiên hôm nay diễn biến rất tích cực với 22 mã tăng giá và chỉ có 6 mã giảm giá, 2 mã đứng giá. Theo đó, các mã đầu ngành như: BVH, FPT, MSN, VNM, MWG, SAB, VRE… đều ở chiều tăng giá.
Dù vậy, chỉ số VN-Index vẫn không tránh khỏi phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp. Cụ thể, chốt phiên 24/8, VN-Index giảm 0,12 điểm xuống 1.298,74 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 714,2 triệu đơn vị, tương ứng gần 23.433 tỷ đồng. Toàn sàn có 145 mã tăng giá, 228 mã giảm giá, 40 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 3,05 điểm xuống 331,79 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 174,1 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 4.490,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 86 mã tăng giá, 124 mã giảm giá và 158 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,33 điểm xuống 91,13 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 97 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.817 tỷ đồng. Toàn sàn có 117 mã tăng giá, 143 mã giảm giá và 642 mã đứng giá.
Về diễn biến khối ngoại, phiên hôm nay khối này mua ròng nhẹ trở lại. Cụ thể, khối ngoại mua ròng hơn 132 tỷ đồng trên HOSE và 20,24 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi bán ròng hơn 122 tỷ đồng trên HNX.
Dự thảo quy định mới về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí
Ngân hàng Nhà nước vừa có dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, dự thảo quy định Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ, bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung) khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện.
Cụ thể, là phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính. Hiện nay, Thông tư 03/2021 đang quy định thời điểm là trước ngày 10/6/2020.
Bên cạnh đó, phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022, thay vì đến ngày 31/12/2021 như Thông tư 03 hiện nay.
Ngoài ra, số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp gồm số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận; số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021; số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước ngày dự thảo Thông tư có hiệu lực thi hành (thay vì ngày 17/5/2021).
Dự thảo Thông tư cũng quy định thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/06/2022, thay vì 31/12/2021 như Thông tư 03 hiện nay.
Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề Trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-9, nhiều giải pháp linh hoạt được đưa ra nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng đã giải ngân khoảng 116.000 tỷ đồng và 122 triệu USD cho...