Nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn đã bán hơn 23% cổ phần của Chứng khoán VIX trong vòng 5 ngày
Hiện tại, nhóm này chỉ còn bà Nguyễn Thị Tuyết nắm giữ 21,4 triệu cổ phiếu, tương đương 3,67% vốn của Chứng khoán VIX.
khoán VIX (VIX), tương ứng tỷ lệ 15,02% vốn. Sau giao dịch ông Tuấn không còn nắm giữ bất kỳ cổ phiếu VIX nào. Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 30/11-7/12/2022.
Về mối quan hệ, ông Tuấn hiện là Tổng Giám đốc Tập đoàn Gelex (mã GEX) và là em ruột của bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ tịch HĐQT Chứng khoán VIX.
Cùng với ông Tuấn, bà Dương Thị Hồng Hạnh – vợ ông Tuấn cũng bán sạch 21,2 triệu cổ phiếu VIX, tương ứng 3,64% vốn thông qua phương thức khớp lệnh và/ hoặc thỏa thuận. Bà Hạnh bán toàn bộ lượng cổ phần trên trong phiên 7/12.
Tương tự, trong hai phiên 6 và 7/12, Công ty cổ phần FTG Việt Nam cũng đã bán ra toàn bộ 26,8 triệu cổ phiếu VIX, tương ứng 4,61% vốn. Được biết, Tổng giám đốc FTG Việt Nam là chồng của bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ tịch HĐQT Chứng khoán VIX.
Video đang HOT
Ghi nhận trong quãng thời gian nhóm cổ đông liên quan đến ông Tuấn thực hiện giao dịch, cổ phiếu VIX có nhiều phiên xuất hiện giao dịch thỏa thuận với khối lượng đều khoảng vài chục triệu đơn vị mỗi phiên, cao nhất là phiên 6/12 với 54,3 triệu cổ phiếu được mua bán thỏa thuận. Bên cạnh đó, khối lượng khớp lệnh cũng được đẩy cao lên trên ngưỡng 20-24 triệu đơn vị/phiên.
Như vậy, nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn đã hoàn tất việc bán ra lên đến 135,4 triệu đơn vị, chiếm đến hơn 23,2% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Chứng khoán VIX. Hiện tại, nhóm này chỉ còn bà Nguyễn Thị Tuyết nắm giữ 21,4 triệu cổ phiếu, tương đương 3,67% vốn của Chứng khoán VIX.
Trên thị trường, cổ phiếu VIX vừa có diễn biến tích cực khi tăng 13 phiên trong đó có 5 phiên kịch trần, tương ứng tăng 53% từ giữa tháng 11. Tuy nhiên sau đó thị giá đã hạ nhiệt, trải qua 2 phiên giảm sàn liên tiếp 6 – 7/12 xuống còn 7.460 đồng/cổ phiếu. Tạm tính tại mức thị giá VIX hiện tại, số tiền nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn có thể thu về từ các giao dịch trên lên đến hơn 1.010 tỷ đồng.
Tân Tạo (ITA) đề nghị HoSE xem xét đưa ra khỏi diện cảnh báo, cổ phiếu bật tăng trần trở lại
Phiên sáng 8/12, ITA quay lại mạch tăng trần lên 4.750 đồng/cp, tương ứng hồi phục 83% kể từ đáy thiết lập vào giữa tháng 11.
CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo ( mã CK : ITA) đã có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) về việc khắc phục những nguyên nhân chứng khoán bị đưa vào cảnh cáo, đồng thời đề nghị HoSE xem xét đưa công ty ra khỏi diện này theo quy định.
Theo đó, Tân Tạo đã báo cáo và khắc phục hoàn toàn tình trạng chứng khoán bị cảnh cáo trong quý 3 theo công văn 316/CV-ITACO-22 ngày 19/9. Trong quý 4, công ty không phát sinh lỗi vi phạm và không cần phải khắc phục.
Đến thời điểm hiện tại, ngoài việc đã khắc phục hết những nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị đưa vào cảnh báo, ITA đã thực hiện đúng những quy định về công bố thông tin và thực hiện đầy đủ những thông tin yêu cầu của HoSE và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Do vậy, ITA đề nghị HoSE xem xét để đưa công ty ra khỏi diện cảnh báo theo quy định.
Trước đó, cổ phiếu ITA bị HoSE đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 6/9 vì vi phạm quy định công bố thông tin từ 4 lần trở lên trong vòng 1 năm, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo theo quy định. Cụ thể, Tân Tạo đã công bố báo cáo tài chính vào cuối tháng 7, trong đó nêu thông tin tạm ứng cho chủ tịch hội đồng quản trị Maya Dangelas (tên mới của bà Đặng Thị Hoàng Yến) số tiền 1.936 tỉ đồng để tham gia dự án ở Mỹ, khiến dư luận xôn xao vì số tiền chuyển ra nước ngoài quá lớn.
Tuy nhiên, vào ngày 5/8, Công ty CP Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo công bố lại báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 vì lý do trước đó đã "hạch toán sai". Theo báo cáo mới được sửa này, chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến không tạm ứng 1.936 tỉ đồng cho việc tham gia dự án tại Mỹ, thay vào đó chỉ 633 tỉ đồng với mục đích "hợp đồng chuyển nhượng cổ phần" theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua vào ngày 29/4/2022.
Trước diễn biến trên, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã ba lần yêu cầu Công ty Tân Tạo phải giải trình về vấn đề này nhưng Tân Tạo vẫn im lặng, dẫn đến cổ phiếu ITA của Công ty Tân Tạo bị cảnh báo.
Trên thị trường, cổ phiếu này có đà tăng một mạch từ ngày 25/11 đến 5/12 trong đó có tới 6 phiên tăng hết biên độ. Sau khi điều chỉnh nhẹ trong 2 phiên 6 - 7/12, ITA tiếp tục tăng trần trong phiên sáng 8/12 lên mức giá 4.750 đồng/cp, tương ứng hồi phục 83% kể từ đáy thiết lập vào giữa tháng 11. Tuy nhiên, so với đỉnh đạt hồi đầu năm, thị giá ITA đã "bốc hơi" 74%.
Giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp mới đây, Tân Tạo cho biết công ty hoàn toàn không có thông tin gì bất thường ngoài hoạt động bình thường làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ITA khiến cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp từ ngày 28/11 đến ngày 2/12.
Về tình hình kinh doanh quý 3/2022, Tân Tạo ghi nhận doanh thu thuần giảm mạnh 75%, xuống còn hơn 86 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt gần 457 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 153 tỷ đồng, lần lượt giảm 31% và 17% so với cùng kỳ năm trước.
So với kế hoạch kinh doanh với doanh thu 778 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 187 tỷ đồng đặt ra cho cả năm 2022, Tân Tạo đã hoàn thành lần lượt gần 59% mục tiêu doanh thu và 82% mục tiêu lợi nhuận.
Yuanta: VN-Index có thể vượt mốc 1.200 điểm trong tháng 12 Tuy dự báo thị trường phục hồi trong ngắn hạn, song nhóm phân tích vẫn cho rằng thị trường vẫn đang trong "mùa đông dài hạn". Xu hướng dài hạn của VN-Index vẫn giảm và rủi ro dài hạn vẫn ở mức cao. Trong báo cáo chiến lược mới công bố, Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá nền kinh tế cho thấy...