Nhóm chuyên gia WHO đến chợ hải sản ở Vũ Hán, bắt đầu điều tra nguồn gốc COVID-19
Nhóm chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã bắt đầu cuộc điều tra thực địa nguồn gốc dịch COVID-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc, có mặt tại nhiều điểm bao gồm chợ hải sản Hoa Nam.
Nhóm chuyên gia quốc tế đến chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc, chiều ngày 31-1 – Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters dẫn lời WHO cho biết đội ngũ chuyên gia quốc tế đã đến chợ hải sản Hoa Nam ngày 31-1. An ninh được tăng cường khi các chuyên gia nước ngoài có mặt. Ngôi chợ, hiện vẫn đang bị đóng cửa và hạn chế người dân ra vào, là nơi phát hiện những ca mắc COVID-19 đầu tiên.
Một số nhà ngoại giao và chuyên gia Trung Quốc nói ngôi chợ không phải là nơi sinh ra dịch COVID-19 mà thực ra virus corona chủng mới có nguồn gốc từ một nước khác. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế cho rằng ngôi chợ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tra nguồn gốc đại dịch.
Trước đó, từ ngày 29-1, các chuyên gia WHO đã bắt đầu chuyến đi thực tế tới thành phố Vũ Hán, gặp gỡ các quan chức địa phương. Họ cũng sẽ đến các bệnh viện, gặp các nhà khoa học, những người đầu tiên tham gia xử lý dịch và một số bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm virus từ khi đại dịch còn được gọi là bệnh viêm phổi lạ ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo thông báo của WHO, các chuyên gia sẽ đến Viện virus học Vũ Hán, phòng thí nghiệm CDC Vũ Hán. Trước khi ra thực địa, họ đã phải cách ly trong 14 ngày, kết thúc hôm 28-1.
Các nhân viên an ninh dàn thành hàng ngang trước cổng chợ Hoa Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 31-1 trong khi các chuyên gia quốc tế đang ở bên trong – Ảnh: REUTERS
Cuộc điều tra của WHO gặp nhiều trắc trở do các vấn đề trong việc nhập cảnh Trung Quốc và tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó Washington yêu cầu Bắc Kinh chia sẻ mọi nghiên cứu liên quan các mẫu xét nghiệm ban đầu, cho phép phỏng vấn các nhân viên chăm sóc, những người từng mắc bệnh và nhân viên phòng thí nghiệm.
Trước đó, các chuyên gia của WHO đã đến một ngôi chợ khác là Baishazhou cũng ở Vũ Hán ngày 31-1 – Ảnh: REUTES
Các nhân viên y tế tẩy trùng tại chợ Baishazhou trong chuyến thăm của các chuyên gia quốc tế ngày 31-1 – Ảnh: REUTERS
Các chuyên gia WHO thăm một bệnh viện ở Vũ Hán ngày 29-1 – Ảnh: REUTERS
Nhóm chuyên gia thảo luận trong chuyến điều tra nguồn gốc dịch COVID-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc, ngày 30-1 – Ảnh: REUTERS
WHO: Thế giới có thể không bao giờ tìm ra 'bệnh nhân COVID-19 số 0'
Việc xác định ca mắc bệnh đầu tiên của đại dịch COVID-19, hay còn gọi là "bệnh nhân số 0" có thể sẽ mãi là một bí ẩn.
Một nhóm các nhà khoa học của WHO tới Vũ Hán ngày 14/1. Ảnh: CGTN
"Chúng ta cần rất cẩn trọng về việc sử dụng cụm từ 'bệnh nhân số 0' mà nhiều người ám chỉ đó là ca bệnh đầu tiên. Chúng ta có thể không bao giờ tìm ra bệnh nhân số 0 là ai", kênh truyền hình RT dẫn lời bà Maria Van Kerkhove - trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 15/1, đề cập đến nhiệm vụ điều tra nguồn gốc COVID-19 tại Trung Quốc - nơi được coi là điểm nóng ban đầu của đại dịch. Ngày 14/1, nhóm điều tra của WHO gồm 10 nhà khoa học thuộc nhiều nước đã tới thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc phần lớn đã thành công trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 với việc áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài hai tháng đối với Vũ Hán khi bắt đầu đại dịch, nhưng gần đây, quốc gia này tiếp tục chứng kiến sự gia tăng các trường hợp nhiễm mới.
Sự gia tăng các ca bệnh toàn cầu được cho là xuất phát từ các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được đánh giá có khả năng lây lan nhanh hơn. Các biến thể COVID-19 mới "đòi hỏi một nỗ lực mạnh mẽ và nhanh chóng trong việc nghiên cứu, hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các nhóm nghiên cứu", Giáo sư Didier Houssin - người đứng đầu Ủy ban Khẩn cấp của WHO nói tại cuộc họp. "Chúng ta đang ở trong một cuộc chạy đua giữa một bên là virus tiếp tục đột biến để lây lan dễ dàng hơn và một bên là nhân loại tìm cách ngăn chặn sự lây lan".
Trong khi đó, Tổng thư ký WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus lập luận rằng lý do khiến COVID-19 vẫn còn hoành hành khắp thế giới là do không thể phá vỡ chuỗi lây truyền "ở cấp độ cộng đồng hoặc trong gia đình".
WHO hy vọng vaccine sẽ góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Theo ông Houssin, mục tiêu mà cơ quan giám sát sức khỏe của Liên hợp quốc đặt ra cho năm 2021 là tiêm chủng cho khoảng 20% dân số toàn cầu, bao gồm cả ở các nước thu nhập thấp.
Theo Đại học Johns Hopkins, cuộc họp báo diễn ra trong bối cảnh tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới đã vượt qua con số 94,4 triệu người, trong đó có ít nhất 2 triệu trường hợp tử vong.
Trung Quốc cho chuyên gia WHO tới điều tra nguồn gốc Covid-19 10 nhà khoa học thuộc nhóm chuyên gia WHO sẽ được nhập cảnh Trung Quốc từ ngày 14/1 để điều tra về nguồn gốc Covid-19. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay cho biết nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ tiến hành "hợp tác nghiên cứu về nguồn gốc Covid-19" với các nhà khoa...