Nhóm cảnh sát Đức gây sốc vì chia sẻ ảnh Hitler
29 cảnh sát Đức bị đình chỉ công tác vì chia sẻ ảnh trùm phát xít Adolf Hitler và nội dung cực đoan trong các nhóm chat trực tuyến.
Ngoài ảnh của Hitler, các cảnh sát này còn gửi cho nhau những bức ảnh được chỉnh sửa thể hiện người di cư bị nhốt trong phòng hơi ngạt và vụ nổ súng vào một người da màu, Herbert Reul, lãnh đạo cơ quan nội vụ bang North-Rhine Westphalia, phía tây nước Đức, cho biết trong cuộc họp báo hôm 16/9.
Họ còn bị cáo buộc sử dụng những phòng chat cực hữu, nơi các nội dung cực đoan như chữ thập ngoặc và các biểu tượng phát xít khác được chia sẻ rộng rãi, vi phạm quy định luật pháp Đức về tuyên truyền các nội dung phát xít.
Reul gọi hành vi của 29 cảnh sát này là “nỗi ô nhục”, mô tả những hình ảnh họ chia sẻ trong ít nhất 5 nhóm chat trực tuyến là “tuyên truyền cực đoan” và “trò lừa bịp xấu xí, hèn hạ nhất”.
Cùng ngày, các điều tra viên đã đột kích vào nhà riêng và nơi làm việc của 14 trong 29 sĩ quan, ở ít nhất 5 thị trấn và thành phố. Nhiều sĩ quan cấp cao cũng bị phát hiện tham gia nhóm chat.
Trong 29 cảnh sát, 11 người được cho là chủ động chia sẻ các bức ảnh, trong khi 18 người khác nhận được chúng mà không tố giác.
Cảnh sát Đức thực hiện nhiệm vụ ở thành phố Hildesheim, bang Niedersachsen, hồi tháng 3/2017. Ảnh: Reuters.
Nhiều chính trị gia cùng quan chức cảnh sát Đức tỏ ra lo ngại về sự việc này. “Chống chủ nghĩa cực đoan là điều ‘khắc cốt ghi tâm’ của cảnh sát. Việc các sĩ quan chia sẻ nội dung cực đoan và bài ngoại trong những nhóm chat là điều không thể chấp nhận được”, quan chức cảnh sát Michael Maatz cho biết.
Christos Katzidis, một chuyên gia về an ninh nội địa trong chính quyền của Thủ tướng Angela Merkel, cho biết ông bị “sốc nặng” về sự việc. Chính trị gia Sebastian Hartmann yêu cầu giải quyết sự việc nghiêm và “không khoan nhượng với những kẻ thù của xã hội dân chủ”.
Reul khẳng định hầu hết 50.000 sĩ quan cảnh sát ở bang của ông đều là những người “dân chủ và rất tử tế”. Tuy nhiên, sau khi các điều tra viên tịch thu điện thoại và máy tính của nhiều cảnh sát trong cuộc đột kích hôm 16/9, ông cảnh báo có thể phát hiện thêm nhiều sĩ quan vi phạm.
Điều tồi tệ nào xảy ra nếu Hitler không tự sát?
Cơn ác mộng với hàng triệu người đã kết thúc sau cái chết của trùm phát xít Đức Adolf Hitler. Nhưng một điều khiến nhiều người tò mò: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Hitler không tự sát vào năm 1945?
Video đang HOT
Điều gì xảy ra nếu Hitler không tự sát. Ảnh minh họa: Quality Flix
Adolf Hitler là đề tài luôn nhận được nhiều chú ý và được khai thác kỹ lưỡng. Nối tiếp loạt bài kỳ trước khi một số học giả nước ngoài nêu ra những giả thuyết mà Hitler và những người liên quan có thể đã lựa chọn hoặc "tặc lưỡi" không chọn, loạt bài lần này sẽ cung cấp thêm cho người đọc những giả thuyết mới đầy thú vị về những thời điểm có thể xoay vần lịch sử liên quan đến trùm phát xít này. Mời quý độc giả đón đọc!
Theo Washington Post, khoảng 15h15 ngày 30/4/1945, Adolf Hitler bước vào khu nghiên cứu bí mật dưới lòng đất cùng Eva Braun, vợ của trùm phát xít. Người đàn ông 56 tuổi và người phụ nữ 33 tuổi vừa mới tổ chức lễ cưới chưa đầy 2 ngày.
Trước khi bước vào phòng, Hitler đã nói lời vĩnh biệt với những người thân cận và đầu độc con chó của mình. Xăng để hỏa táng (sau khi Hitler chết) đã được gửi đến. Trùm phát xít Đức cầm sẵn một khẩu súng lục, còn Eva mang theo chất kịch độc xyanua.
Không âm thanh nào được nghe thấy trong phòng nghiên cứu bí mật, theo nhà sử học Ian Kershaw. 10 phút trôi qua và sĩ quan Heinz Linge, người hầu cận của Hitler, ngửi thấy mùi thuốc súng bốc ra từ khu nghiên cứu. "Mọi suy nghĩ trong tôi đều là: 'Không nên mở cửa'".
Tuy nhiên, Linge vẫn làm ngược lại và thấy cảnh tượng hãi hùng. Hitler và Eva đều đã chết. Linge phát hiện thái dương bên phải của trùm phát xít có một vết đạn, trong khi vợ của Hitler nằm nghiêng về bên trái, miệng nồng nặc mùi xyanua. Thi thể của cả 2 đều được lính thân cận của Hitler hỏa thiêu.
Cơn ác mộng với hàng triệu triệu người đã kết thúc sau cái chết của trùm phát xít Đức. Nhưng một điều khiến nhiều người tò mò: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Hitler không tự sát ngày hôm đó?
Nổi loạn cùng Chiến binh sói
Một giả thuyết đáng chú ý được trang History phân tích có liên quan tới hồ sơ tâm lý về trùm phát xít Hitler.
Năm 1943, chuẩn tướng William J. Donovan (biệt danh Wild Bill), giám đốc Cơ quan tình báo chiến lược Mỹ (OSS), yêu cầu Walter C. Langer, một nhà phân tích tâm lý học nổi tiếng của Mỹ, làm một hồ sơ tâm lý về trùm phát xít Adolf Hitler.
Langer đã xem xét kỹ lưỡng "núi" tài liệu về Hitler và phỏng vấn nhiều người tị nạn Đức biết rõ về trùm phát xít này. Báo cáo của Langer có các thông tin chi tiết về thời thơ ấu đầy khó khăn, chứng cuồng ăn, các bệnh lý tình dục của Hitler và kết luận bằng các giả thuyết hành vi có thể xảy ra trong tương lai của trùm phát xít này.
Một giả thuyết về Hitler khiến Langer ấn tượng về "khả năng dễ thành hiện thực" và có "mức độ nguy hiểm nhất" (theo quan điểm của quân Đồng Minh).
"Khi tin rằng không thể chiến thắng, Hitler có thể dẫn quân của mình quyết tử trong trận chiến. Điều sẽ cho thấy ông ta là nhà lãnh đạo không sợ hãi và cuồng tín", Langer viết.
Nhà phân tích tâm lý học người Mỹ giả định Hitler sẽ chiến đấu với vị trí dẫn đầu Wehrmacht (quân đội Đức quốc xã) hoặc đơn vị Waffen SS (lực lượng thuộc đội cận vệ Đức quốc xã) và sẽ chết trong chiến đấu. Đây là một kết cục sẽ truyền cảm hứng cho những người trung thành với Hitler chiến đấu với "sự cuồng tín, bất chấp cái chết hay kết cục cay đắng" và làm cho hình ảnh của Hitler "sống mãi" với nhiều người Đức.
Nhóm binh lính mà Hitler dẫn đầu không phải lực lượng quân sự thông thường. Họ là lực lượng bí ẩn có tên gọi là đội quân "Werewolves" (Tạm dịch: Chiến binh Sói).
Hitler được cho là sở hữu một lực lượng có tên gọi "Chiến binh sói". Ảnh minh họa: Final Guys
Đội quân Chiến binh Sói có thể là bất cứ ai: thành viên đội cận vệ SS, cựu quân nhân, sĩ quan trung thành với Hitler... thậm chí là cả trẻ em. Họ hoạt động không có tổ chức. Họ nhận chỉ đạo của Hitler thông qua hệ thống có tên là "Werewolf Radio".
"Mọi thứ đều phải gây tổn thất lớn cho đối phương", giọng nói chỉ thị qua radio. "Các thị trấn ở phía tây của chúng ta đã bị tàn phá bởi không kích. Những người đàn ông và phụ nữ đói khát dọc sông Rhine dạy chúng ta cách căm phẫn với kẻ thù. Những phụ nữ bị cưỡng hiếp, trẻ em bị sát hại ở khu vực phía đông... Chiến binh sói phải phục kích binh lính và phá hoại đường tiếp tế của đối phương và giết không tha những kẻ tiếp tay cho kẻ thù. Hận thù luôn chất chứa trong chúng ta và hãy báo thù trong các trận chiến", giọng nói tiếp tục.
Trong những tháng sau đó, chiến binh sói giết chết hàng trăm binh lính Đồng minh và hàng nghìn "kẻ phản bội". Nhóm người bí ẩn này cũng phá hoại các khu vực tiếp tế và làm trật bánh đường ray xe lửa.
Dù mất lợi thế trên chiến trường, nhưng tại quê nhà, Đức quốc xã vẫn ngoan cố không đầu hàng. Quân Đồng minh và Liên Xô buộc phải truy lùng ráo riết Chiến binh sói và Hitler.
Trong thời gian Werewolf Radio im lặng, nhiều người truyền tai nhau rằng Hitler đã chết nhưng không có bằng chứng xác thực. Được thúc đẩy bởi sự bí ẩn của trùm phát xít, cuộc nổi loạn của Chiến binh sói vẫn tiếp diễn nhiều năm sau.
Kịch bản trên của Langer có một số chi tiết chính xác về mặt lịch sử. Nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra một báo cáo chi tiết cho OSS, nhận định rằng Hitler có thể đã lựa chọn tiếp tục chiến đấu thay vì từ bỏ. Để chứng minh cho nhận định của mình, Langer chỉ ra những tuyên bố của Hitler như: "Chúng ta sẽ không đầu hàng, không bao giờ có chuyện đó. Chúng ta có thể bị hủy diệt những sẽ kéo theo cả một thế giới, một thế giới chìm trong biển lửa'.
Theo kịch bản này, Hitler, nếu không tự sát dưới hầm ngầm bí mật, sẽ chỉ huy các Chiến binh sói tiếp tục nổi loạn. Và Chiến binh sói thực sự tồn tại. Ban đầu, họ được Heinrich Himmler, người đứng đầu đội cận vệ của Hitler Reichsfhrer (SS), coi là tốp lính nhỏ lẻ, được đào tạo bài bản để hỗ trợ chiến tranh thông thường. Sau đó, họ trở thành một nhóm ô hợp với nhiều thành phần có chung một mục đích là chống lại quân Đồng minh.
Sự thay đổi này có tác động rất lớn từ phía Bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels, người tin rằng sự phản kháng ngầm mà lực lượng quân đội Đức quốc xã gặp phải ở các nước thuộc địa có thể được phát triển tại Đức, chỉ khác ở thành phần. Tại Đức, những người tham gia sự phản kháng ngầm này là những người cuồng tín Đức quốc xã và Goebbels dự tính số người tham gia sẽ tăng lên theo cấp số nhân.
Chính Goebbels là người lập ra Werewolf Radio và cũng chính Bộ trưởng tuyên truyền này là người thực hiện bài phát biểu cuối cùng, thay vì Hitler như nhiều người nghĩ.
Những cuộc nổi loạn của Chiến binh sói vẫn hoạt động ở Đức sau cái chết của Hitler. Perry Biddiscombe, sử gia hàng đầu nghiên cứu về Chiến binh sói, ước tính "hàng trăm người, thậm chí hơn 1.000 người, thiệt mạng do hậu quả trực tiếp từ các cuộc tấn công của Chiến binh sói". Theo Perry, Chiến binh sói tiếp tục hoạt động đến cuối năm 1947.
Theo History, tuy phong trào của Chiến binh sói chưa bao giờ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với quân Đồng minh nhưng sẽ là trở ngại khi lực lượng Đồng minh rút dần khỏi Đức, cản trở cuộc đoàn tụ của hàng triệu người di tản với người thân và những nỗ lực khôi phục chính quyền.
Tuy nhiên, Langer đã dự đoán đúng về phương án "khả dĩ nhất" mà Hitler có thể thực hiện đó là tự sát.
Trốn tới Nam Mỹ
Một giả thuyết khác về Hitler được nhiều người nhắc đến liên quan tới Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Theo một tài liệu giải mật trên trang web của CIA, Hitler sống sót trong Thế chiến II.
Cimelody-3, bí danh của đặc vụ Mỹ, đã nắm bắt được thông tin về tung tích của Hitler, theo National Interest.
Ngày 29/9/1955, CIMELODY-3 nhận được liên lạc từ một người đáng tin cậy từng là cấp dưới của đặc vụ này và đang cư trú tại Maracaibo, Venezuela, tiết lộ thông tin động trời.
Theo lời cấp dưới của CIMELODY-3, cuối tháng 9/1955, Phillip Citroen, cựu lính cận vệ SS của Hitler, nói rằng trùm phát xít vẫn còn sống. Citroen khi đó bình luận rằng đã 10 năm trôi qua kể từ khi Thế chiến II kết thúc, quân Đồng minh không thể truy tố Hitler như một tội phạm chiến tranh được nữa.
Tại thời điểm đó một bức ảnh làm bằng chứng xuất hiện và cấp dưới của CIMELODY-3 đã lấy được bức ảnh này vào ngày 28/9/1955. Một ngày sau, người này mang bức ảnh đến gặp CIMELODY-3 với mục đích xem phản ứng của đặc vụ Mỹ như thế nào.
Trong bức ảnh, Adolf Schrittelmayor (tên mới của Hitler) ngồi cạnh một người đồng hành được cho là Citroen ở thành phố Tunja, Colombia, năm 1954. Mặt sau của bức ảnh có dòng chữ: Adolf Schrittelmayor, Tunja, Colombia, 1954.
Bức ảnh được cho là chụp trùm phát xít Adolf Hitler ở Colombia, năm 1954. Ảnh: Medium
Người đàn ông trong bức ảnh rất giống Hitler, người đã tự sát vào ngày 30/4/1945, dưới hầm ngầm ở Berlin, để tránh bị Hồng quân bắt giữ. Các thuyết âm mưu xuất hiện tràn ngập thời điểm đó cho rằng các quan chức cấp cao của Đức Quốc xã phải chạy trốn đến Nam Mỹ, bao gồm cả Hitler.
Một giả thuyết khác là Hitler còn sống và chạy trốn tới Argentina thay vì Colombia. Nhiều người cho rằng trùm phát xít đã cải trang nhiều lần để không ai nhận ra. Cơ quan mật vụ Mỹ đã đưa ra những hình ảnh mô phỏng cách Hitler có thể hóa trang.
Tuy nhiên, tất cả giả thuyết, thuyết âm mưu về việc Hitler còn sống đều không được chứng minh. Thậm chí, tài liệu giải mật của CIA cũng chỉ là báo cáo của một người (chưa có cơ sở khẳng định), và người ta không tìm được một nhân vật nào trên thực tế giống như mô tả trong tài liệu.
Vì sao Hitler bí mật gặp một hổ tướng của Nhật Bản trong Thế chiến 2 Vào tháng 12/1940, đúng 3 tháng sau khi Nhật Bản, Đức và Ý ký kết liên minh Thế giới thứ ba của họ, một đoàn các nhà lãnh đạo quân sự Nhật Bản đến Berlin để học hỏi từ các đồng minh mới. Tướng Tomoyuki Yamashita (giữa) cùng các tướng lĩnh Đức Quốc xã trong chuyến đi Berlin. Đứng đầu nhóm là Tướng...