Nhóm Bộ tứ phản đối thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực
Các nhà lãnh đạo của nhóm Bộ tứ cho biết họ phản đối mọi nỗ lực nhằm “thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, đặc biệt là ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Trong ảnh (từ trái sang): Tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị Thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ ở thủ đô Tokyo, ngày 24/5/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo trang tin Urdupoint.com, tuyên bố trên được đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh ngày 24/5 của 4 thành viên được gọi là liên minh Quad (“Bộ tứ” – gồm Nhật Bản, Australia, Mỹ và Ấn Độ).
“Khi xung đột Nga-Ukraine đang làm lung lay các nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế, chúng tôi khẳng định rằng những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực sẽ không bao giờ được chấp nhận ở bất cứ đâu, đặc biệt là ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói.
Video đang HOT
Cuộc họp thượng đỉnh lần này của nhóm Bộ tứ có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và ông Kishida.
Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo trên đã đề cập cụ thể đến “việc quân sự hóa các thực thể tranh chấp, việc sử dụng nguy hiểm các tàu tuần duyên và lực lượng dân quân biển và nỗ lực làm gián đoạn các hoạt động khai thác tài nguyên ngoài khơi của các nước khác”.
Sau cuộc hội đàm tại Tokyo, nhóm Bộ tứ cũng nhất trí về một sáng kiến giám sát hàng hải mới, dự kiến sẽ tăng cường giám sát hoạt động của Trung Quốc trong khu vực và họ đã công bố kế hoạch chi ít nhất 50 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng và đầu tư vào khu vực trong 5 năm tới.
Nhóm Bộ tứ cũng lưu ý việc Trung Quốc tăng cường quan hệ với các quốc gia Thái Bình Dương, trong đó có quốc đảo Solomon, nơi đã ký kết hiệp ước an ninh sâu rộng với Bắc Kinh vào tháng trước.
“Chúng tôi cam kết hợp tác chặt chẽ với các đối tác và khu vực để thúc đẩy đầu tư công và tư, nhằm thu hẹp khoảng cách. Để đạt được điều này, nhóm Bộ tứ sẽ tìm cách giải ngân hơn 50 tỷ USD hỗ trợ cơ sở hạ tầng và đầu tư vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong 5 năm tới”, tuyên bố chung của nhóm nêu rõ.
Nga tiết lộ chi tiết cuộc điện đàm giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin
Một trợ lý của Tổng thống Nga cho biết cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh phía Mỹ "cuồng nộ" chưa từng có.
Theo kênh RT (Nga), Trợ lý chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov đã tiết lộ chi tiết về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden ngay sau khi cuộc điện đàm kết thúc vào tối 12/2.
Tổng thống Nga Putin điện đàm với người đồng cấp Mỹ Biden. Ảnh: Sputnik
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Ushakov tiết lộ rằng cuộc điện đàm được tổ chức theo yêu cầu của Washington với lý do lo ngại về việc Nga sắp tấn công Ukraine. Quan chức này cho biết thêm, cuộc điện đàm giữa ông Putin và Biden ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 14/2.
Ông Ushakov tuyên bố: "Cuộc điện đàm diễn ra trong bầu không khí cuồng nộ chưa từng có của các quan chức Mỹ về cuộc xâm lược được cho là sắp diễn ra của Nga đối với Ukraine".
Theo trợ lý của Điện Kremlin, trong cuộc hội đàm, ông Putin đã chỉ trích những nỗ lực của phương Tây nhằm quân sự hóa và "bơm" cho Ukraine đầy đủ vũ khí hiện đại, những chính sách như vậy đang khuyến khích Kiev tìm cách giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine bằng vũ lực.
Bên cạnh đó, Tổng thống Nga đã nói chuyện với người đồng cấp Biden về các chính sách "phá hoại" mà chính quyền Ukraine theo đuổi nhằm "hủy hoại" thỏa thuận Minsk, một thỏa thuận đa quốc gia năm 2015 vạch ra lộ trình thoát khỏi cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, nơi lực lượng Kiev đối đầu với khu vực đòi độc lập Donetsk và Luhansk. Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng các nước phương Tây không gây đủ "áp lực" để Kiev thực hiện thỏa thuận.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ đã đề cập đến việc có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt chống Nga liên quan đến diễn biến ở Ukraine. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện về các lệnh trừng phạt không phải là trọng tâm của cuộc đối thoại giữa ông Putin và Biden. Nhìn chung, cuộc điện đàm mang tính xây dựng và "rõ ràng rành mạch", ông Ushakov lưu ý và cho biết thêm hai nhà lãnh đạo đã đồng ý tiếp tục thảo luận trong tương lai.
Trong vài tháng qua, các quan chức hàng đầu và phương tiện truyền thông phương Tây đã liên tục cáo buộc Moskva đang tìm cách chuẩn bị tấn công Ukraine. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng không có bằng chứng chắc chắn nào để chứng minh cho những tuyên bố như vậy.
Các Ngoại trưởng nhóm Đối thoại An ninh Bộ tứ (QUAD) bắt đầu hội nghị tại Australia Biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và an ninh khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương là những chủ đề chính trong Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên nhóm Đối thoại An ninh Bộ tứ (QUAD, gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) lần thứ tư đang diễn ra tại thành phố Melbourne (Australia) ngày 11/2. Ngoại trưởng...