Nhóm Biden dọa kiện vì bị trì hoãn chuyển giao quyền lực
Nhóm của Biden dọa có hành động pháp lý khi Cơ quan Dịch vụ Công chậm trễ trong việc công nhận chiến thắng và chuyển giao quyền lực.
“Hành động pháp lý chắc chắn là một lựa chọn có thể xảy ra, song chúng tôi cũng đang xem xét các phương án khác”, một thành viên nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cho biết hôm 9/11, nhưng không nói rõ những biện pháp họ sẽ tiến hành trong thời gian tới.
Tuyên bố được trợ lý của Biden đưa ra trong bối cảnh Cơ quan Dịch vụ Công (GSA) chưa chính thức công nhận Biden là Tổng thống đắc cử để thúc đẩy quá trình chuyển giao quyền lực.
GSA là cơ quan của chính phủ liên bang Mỹ chịu trách nhiệm công nhận người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống để quá trình chuyển giao quyền lực có thể bắt đầu. Tuy nhiên, Giám đốc GSA Emily Murphy, người được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, vẫn chưa ký thư chuyển giao quyền lực cho nhóm Biden, dù các hãng tin đồng loạt xướng tên ông là người chiến thắng.
Tổng thống đắc cử Joe Biden tại Wilmington, bang Delaware, hôm 9/11. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Luật không quy định rõ khi nào GSA phải công nhận tổng thống đắc cử, nhưng các quan chức thuộc nhóm Biden cho biết chiến thắng của họ rất minh bạch và việc trì hoãn của GSA là “không chính đáng”, ngay cả khi Tổng thống Trump vẫn chưa nhận thua.
Một phát ngôn viên của lãnh đạo GSA cho biết tới giờ bà Murphy vẫn chưa xác định rõ người chiến thắng trong cuộc bầu cử. Nguồn thạo tin nói thêm bà là một người cẩn trọng và sẽ dành thời gian để đưa ra quyết định cẩn thận.
Nhóm của Biden cho rằng sự chậm trễ của GSA khiến họ mất khả năng tiếp cận hàng triệu USD ngân sách liên bang cùng khả năng gặp gỡ các quan chức tình báo và những bộ phận khác của chính quyền. Nhóm cũng không có quyền tiếp cận Bộ Ngoại giao, nơi thường xúc tiến các cuộc gọi giữa lãnh đạo nước ngoài và tổng thống đắc cử.
Hành động của GSA khiến nhiều chuyên gia tự hỏi liệu khi nào Nhà Trắng mới chịu chuyển giao quyền lực cho chính quyền tiếp theo, trong khi Trump dường như đã hết hy vọng lật ngược tình thế và chỉ còn 74 ngày nữa là tới lễ nhậm chức hôm 20/1 của Biden.
Việc lãnh đạo GSA hành động chần chừ cũng có thể dẫn tới lần chuyển giao quyền lực tổng thống chậm trễ đầu tiên trong lịch sử hiện đại nước Mỹ, ngoại trừ năm 2000, khi Tòa án Tối cao quyết định kiểm lại phiếu trong “cuộc đua” giữa Al Gore và George W. Bush.
Các hãng tin Mỹ đã xướng tên Biden là tổng thống Mỹ thứ 46 khi giành được ít nhất 290 phiếu đại cử tri, song Trump không chấp nhận kết quả này, cho biết quyết tâm theo đuổi tới cùng các nỗ lực pháp lý để “đảo ngược tình thế”. Chiến dịch của Trump hôm 9/11 đã đệ đơn kiện lên tòa án Pennsylvania để ngăn giới chức bang này công nhận chiến thắng của Biden.
Ông Biden nhận được ủng hộ từ người quan trọng của đảng Cộng hòa: Tín hiệu cho ông Trump?
Cựu Tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa duy nhất còn sống đã lên tiếng chúc mừng ông Biden đắc cử, gửi đi một thông điệp không thể nhầm lẫn, rằng đã đến lúc ông Trump cần phải nhận thua.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush ngày 8.11 đã gọi điện chúc mừng Tổng thống đắc cử Joe Biden, theo CNN.
"Dù có sự khác biệt về chính trị, tôi biết Joe Biden là một người đàn ông tốt, người đã nắm lấy cơ hội để dẫn dắt và hàn gắn nước Mỹ", ông Bush nói.
"Tổng thống đắc cử đã nói rằng dù ông là đảng viên Dân chủ, ông sẽ là tổng thống của mọi người Mỹ. Tôi đã gửi tới ông ấy lời chúc giống như với Tổng thống Trump và Obama, rằng chúc ông ấy thành công và tôi sẵn sàng giúp đỡ nếu có thể", ông Bush nói thêm.
Ông Bush cũng gửi lời đến ông Trump về một "chiến dịch tranh cử khó khăn", đạt được "thành tích phi thường", khi ông Trump giành được 71 triệu phiếu bầu phổ thông. Đây là thành tích cao thứ hai trong lịch sử Mỹ chỉ sau ông Biden.
"Người Mỹ đã lên tiếng và tiếng nói của họ sẽ tiếp tục được lắng nghe thông qua các đảng viên Cộng hòa được bầu ở mọi cấp chính quyền", ông Bush nói.
Năm 2000, ông Bush đắc cử Tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử còn căng thẳng hơn cuộc bầu cử năm nay. Ông Bush đánh bại đối thủ đảng Dân chủ Al Gore ở bang Florida với 537 phiếu bầu nhiều hơn, dẫn đến phán quyết của Tòa án Tối cao vào tháng 12.
Ông Bush nói ông Trump "có quyền theo đuổi các vụ kiện và yêu cầu kiểm phiếu lại", nhưng cũng nói rằng ông Biden đã thắng thuyết phục.
Cựu Tổng thống Bush gần như không còn xuất hiện trong chính trường Mỹ kể từ năm 2009. Năm 2006, ông có vài lần xuất hiện trong cuộc vận động của người em trai Jeb Bush, trong nỗ lực đại diện đảng Cộng hòa ra tranh cử.
"Những thách thức mà đất nước chúng ta phải đối mặt sẽ đòi hỏi những điều tốt nhất từ Tổng thống đắc cử Biden và Phó Tổng thống đắc cử Harris và những điều tốt nhất của tất cả chúng ta", ông Bush nói thêm. "Chúng ta phải cùng chung tay vì lợi ích của mỗi gia đình, hàng xóm cũng như vì tương lai của quốc gia. Chúng tôi kêu gọi tất cả người Mỹ cùng cầu chúc Tổng thống và Phó Tổng thống tiếp theo của chúng ta, khi họ đang chuẩn bị đảm nhận các nhiệm vụ quan trọng".
Gia tộc Bush là một trong những gia tộc quyền lực và có ảnh hưởng nhất ở Mỹ hiện nay. Ông Geogre H.W Bush từng là Tổng thống Mỹ giai đoạn năm 1989-1993 và con trai George W. Bush là Tổng thống Mỹ giai đoạn năm 2001-2009.
Việc ông Bush ra tuyên bố ủng hộ ông Biden có nghĩa rằng đã đến lúc ông Trump cần phải nhận thua, mở đường cho cuộc chuyển giao quyền lực, theo Daily Mail.
Nhóm Biden chưa được ký thư chuyển giao quyền lực Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Công quyết vẫn chưa ký thư chuyển giao quyền lực cho Joe Biden, khiến quá trình này có thể bị gián đoạn. Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Công quyết (GSA) Emily Murphy, người được chính quyền Trump bổ nhiệm, tính đến tối 8/11, tức 36 giờ sau khi truyền thông xướng tên Joe Biden là người...