Nhóm bạn trẻ tình nguyện ‘đỡ đẻ’ cho rùa biển
Một nhóm bạn trẻ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau cùng tình nguyện tham gia bảo tồn rùa biển. Khoảnh khắc nhìn hàng trăm, hàng ngàn rùa con sau khi ấp nở thành công được trở về với đại dương là niềm hạnh phúc vô bờ của các tình nguyện viên.
13 tình nguyện viên (TNV) đều là những người trẻ tham gia hoạt động bảo tồn rùa biển do Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế thực hiện.
Nhóm bạn trẻ tham gia bảo tồn rùa biển tại Hòn Bảy Cạnh NGUYÊN PHÁT
Những đêm không ngủ để… đỡ đẻ cho rùa
Theo anh Nguyễn Thanh Quyền, nhân viên Phòng Bảo tồn và Hợp tác quốc tế, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo, cho biết ở Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, mỗi tối có khoảng 8-10 rùa mẹ lên bãi đẻ. Rùa mẹ dùng 2 chân đào lỗ và đẻ trứng vào đó. Một rùa mẹ có thể đẻ từ 60 – 200 quả trứng. Trứng sau khi được TNV thu gom sẽ đưa về hồ ấp trứng nhân tạo.
Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh nhìn từ trên cao, phía trước là bãi rùa đẻ trứng, phía sau là rừng ngập mặn NGUYÊN PHÁT
Trở về sau chuyến hành trình hơn 10 ngày tại Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, anh Quan Nguyên Phát (34 tuổi), ngụ tại ấp Phong Thuận, xã Tân Mỹ Chánh, TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, hào hứng kể về những trải nghiệm thú vị khi “đỡ đẻ” cho rùa biển.
Rùa mẹ đang đẻ trứng NGUYÊN PHÁT
Đêm đầu tiên, 13 TNV chia thành 3 nhóm nhỏ thực hiện di dời trứng rùa dưới sự hướng dẫn của cán bộ kiểm lâm. “Nhóm mình mở đèn soi đường đi nhưng anh Kiên, Trạm phó Trạm kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh, bảo hãy tắt đèn để tránh ảnh hưởng đến rùa mẹ. Lúc đầu cả nhóm gần như không thấy gì, nhưng một lát sau khi mắt đã quen dần thì bãi cát hiện ra rõ hơn”, anh Phát nhớ lại.
TNV đang thu gom trứng rùa NGUYÊN PHÁT
Nhóm được cán bộ kiểm lâm hướng dẫn cách đào cát gom trứng rùa đưa về hồ ấp, ghi chép ngày đẻ, số lượng trứng, số thứ tự tổ để theo dõi. Có lúc, nhóm chứng kiến 2-3 rùa mẹ cùng bò lên bãi đẻ. Đến hơn 1 giờ sáng, TNV và kiểm lâm mới lấp xong ổ trứng cuối cùng. “Công việc hàng đêm cứ lặp lại như vậy, có khi kéo dài đến tờ mờ sáng, có đêm cả nhóm phải di dời đến 28 ổ trứng”, anh Phát nói.
Tình nguyện viên thu gom và di dời trứng về hồ ấp NGUYÊN PHÁT
Video đang HOT
Sau gần 2 tháng trứng sẽ nở, rùa con được đem ra biển thả. Anh Quyền cho biết phải thả rùa con ở những nơi ít sóng, khuất gió, nền cát bằng phẳng và tránh sự nhiễu loạn ánh sáng, tiếng động hay sự ô nhiễm…
”Điều quan trọng của quá trình thả là phải tạo cho rùa con ấn tượng ban đầu về bãi đẻ trong điều kiện tự nhiên, rùa con bò một cách tự do trên bãi đến khi chúng nhận ra và bò xuống biển. Điều này cho phép chúng ghi nhận nhiều thông tin về bãi đẻ trong quá trình bò xuống biển để sau này chúng lại trở về làm ổ ở nơi được sinh ra”, anh Quyền nói thêm.
Mong muốn truyền cảm hứng bảo tồn rùa biển
Trong vòng 10 ngày, nhóm TNV cùng cán bộ kiểm lâm đã di dời an toàn 138 ổ, với 13.843 quả trứng, theo dõi 25 ổ trứng nở và thả về biển 1.932 rùa con.
Rùa con chui lên mặt cát để bắt đầu hành trình về với biển NGUYÊN PHÁT
Mặc dù bị say sóng khi di chuyển bằng tàu biển nhưng Nguyễn Thị Hoàng Diệu (29 tuổi), ngụ tại đường Hoàng Hoa Thám, P.7, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, vẫn quyết tâm tham gia bảo tồn rùa biển tại Hòn Bảy Cạnh. Với Diệu, kỷ niệm khó quên nhất là vào đêm “đỡ đẻ” cho 28 rùa mẹ. Cô kể: “Cả nhóm làm việc liên tục từ 19 giờ 30 đến sáng hôm sau. Hơn 22 giờ, mọi người đã thấm mệt và có phần hơi đói, nhưng ai cũng hăng say làm việc. Mình cảm thấy như đã vượt qua được ngưỡng chịu đựng của bản thân”.
Sau hơn 10 ngày trải nghiệm tại Hòn Bảy Cạnh, sự thiếu thốn về điện, nước, internet… càng khiến Diệu cảm thấy trân trọng và biết ơn những gì đang có. Diệu bày tỏ: “Chúng ta đang có cuộc sống đủ đầy nên hãy học cách tiết kiệm tài nguyên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Sau chuyến đi, mình học được cách sống chậm lại, biết cho đi và sẽ cố gắng đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng”.
Không chỉ thực hiện nhiệm vụ cứu hộ rùa biển, TNV còn hỗ trợ cán bộ kiểm lâm cải tạo, gia cố hàng rào ấp trứng rùa, cũng như hướng dẫn, giới thiệu công tác cứu hộ rùa biển và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho khách tham quan. Ngoài ra, TNV còn vệ sinh, thu gom và xử lý rác tại bãi biển; tái chế, sử dụng một số chất liệu từ rác thải làm các bảng tuyên truyền về bảo vệ môi trường và bảo tồn rùa biển…
”Mỗi TNV sẽ là một đại sứ, góp phần nhỏ bé vào công tác bảo tồn rùa biển, mong muốn thế hệ tương lai có thể nhìn thấy rùa biển trong tự nhiên chứ không phải chỉ trong sách vở, phim ảnh”, anh Phát nói.
TNV “hộ tống” rùa con về biển NGUYÊN PHÁT
Anh Nguyễn Thanh Quyền cho biết tại Vườn quốc gia Côn Đảo có 18 bãi đẻ của rùa biển, được quản lý chặt chẽ. Trong 5 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm có 687 cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng với 2.068 ổ trứng được di dời, ấp nở và thả về biển 145.171 rùa con. Tỷ lệ rùa nở và thả về biển đạt 78,53%. Ở Việt Nam, mùa sinh sản của rùa biển kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11, trong đó thời điểm từ tháng 6 đến tháng 9 có số lượng rùa biển lên bãi đẻ nhiều nhất.
Vào tháng 6 hàng năm, Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo và Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế sẽ tổ chức đăng tuyển TNV tham gia bảo tồn rùa biển, dao động từ 4-6 đợt/năm. “Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo đang thiếu nguồn lực để thực hiện công tác bảo tồn rùa biển, chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ từ cộng đồng trong công tác bảo tồn rùa biển”, anh Quyền chia sẻ.
Người trẻ đầu tư thuê căn hộ, chi mạnh tiền cải tạo trước khi có nhà riêng
Với nhiều người trẻ, đầu tư cho không gian sống càng sớm càng tốt là cách họ nâng cao hạnh phúc.
Thuê nhà 15 triệu đồng/tháng vì muốn nâng cao chất lượng sống
Thuê căn hộ với mức giá 15 triệu đồng/tháng, Linh Lê (TP. HCM) vẫn chi hơn 130 triệu cho việc cải tạo không gian và mua sắm vật dụng để sinh hoạt. Ngoài ra, cô cũng chi thêm 73 triệu cho việc mua các thiết bị, máy móc giúp giảm tải thời gian và công sức cho công việc nhà, ví dụ như: robot hút bụi, bộ chổi cọ nhà vệ sinh thông minh đa năng...
Linh Lê
Chia sẻ về quyết định chi hàng chục triệu để trang trí căn hộ thuê, Linh Lê cho biết: "Hiện tại công việc của mình là sáng tạo nội dung về mảng nhà cửa nên căn nhà còn là "đạo cụ" để quay chụp. Việc mình chia sẻ cách trang trí, cải tạo, sắp xếp lại toàn bộ căn nhà không chỉ đem lại cho cả gia đình một không gian thoải mái hơn mà còn mang lại thu nhập nữa.
Ngoài công việc sáng tạo nội dung thì mình cũng đang theo đuổi công việc là một Konmari Consultant (tư vấn viên ngăn nắp theo phương pháp Konmari) nên việc mình duy trì được sự gọn gàng và tận hưởng không gian sống trong chính ngôi nhà mình đang ở, dù là đi thuê thôi cũng giúp khách hàng tin tưởng vào sự hiệu quả của phương pháp mang lại".
Với Linh Lê, căn nhà có ý nghĩa rất thiêng liêng. Do đó, đầu tư mạnh cho không gian sống cũng là đầu tư cho hạnh phúc.
"Với mình thì: 'Nếu mình không hạnh phúc bây giờ thì sẽ là không bao giờ'. Nhà có thể đi thuê nhưng cuộc sống hàng ngày chắc chắn phải là của mình. Việc phải chờ cho đến khi có đủ thứ này thứ kia, phải chờ cho đến khi có một căn nhà mới... cũng không khác gì mình phải chờ để có hạnh phúc cả.
Nó là những niềm vui nhỏ bé trong sinh hoạt hàng ngày như thế thôi. Mình vẫn là người chọn sống với hiện tại nhiều hơn nên việc mình cải tạo, trang trí hay sắp xếp lại căn nhà là sống đúng với bản thân của mình. Mình thấy xứng đáng vì được sống vui vẻ hàng ngày nên không thấy lãng phí chút nào cả", cô bày tỏ.
Thuê nhà vì chưa mua được căn hộ ưng ý
Lần đầu tiên đi thuê nhà, Hồng Hạnh chọn ngay một căn hộ trống, rộng 68m2 ở TP. Hồ Chí Minh. Giá thuê hàng tháng là 13.2 triệu, trong đó tiền điện nước và dịch vụ rơi vào khoảng 1.2 triệu.
Hồng Hạnh
Khi lên kế hoạch thuê nhà, Hồng Hạnh vạch rõ nhu cầu của bản thân. Thứ nhất, cô cần một căn hộ có ánh sáng tốt, tức là nhà tầng cao, không ở nội khu với cửa sổ lớn. Thứ hai, căn hộ có sự riêng tư, các toà nhà hay căn hộ không quá sát hay đối diện nhau. Nhà cũng cần ở trung tâm thành phố, thuận tiện đi lại phục vụ cho công việc. Thứ ba, cô mong muốn có không gian rộng rãi vì công việc sáng tạo nội dung cần góc để quay, lưu trữ quần áo cho công việc kinh doanh. Bếp lớn, phòng ngủ tách rời nhưng không tách bằng vách ngăn.
Được biết, ngoài chi phí thuê nhà, cô còn chi đến 71 triệu đồng/tháng mua đồ nội thất mới.
"Với tính toán hợp đồng 1 năm, việc thuê nhà trống và tự sắm nội thất sẽ có chi phí tốt hơn rất nhiều so với việc thuê nhà sẵn nội thất. Nếu chuyển đi, mình có thể cầm theo. Còn bán đi hẳn cũng không quá lỗ", Hồng Hạnh chia sẻ.
Căn hộ xinh xắn của Hồng Hạnh
Mặc dù đã đủ tiền mua nhà, song Hồng Hạnh vẫn chi số tiền 13 triệu đồng/tháng để ở nhà thuê. Cô cho rằng đây là khoản đầu tư hợp lý. Bởi vì khi nhu cầu tiêu tiền càng cao, nó cũng sẽ trở thành động lực để tăng thu nhập. Như vậy, chất lượng cuộc sống cải thiện mà nguồn thu nhập cũng được phát triển, điều mà nhiều người trẻ đang hướng tới.
"Khi vào TP Hồ Chí Minh, tại thời điểm đi thuê nhà, mình đã có ý định mua nhà, nhưng hiện tại khá khó để có thể tìm được một căn nhà ưng ý. Mình nghĩ không có một thời điểm nào phù hợp cho tất cả mọi người để mua nhà. Theo quan điểm cá nhân, tiêu chuẩn sống của mỗi cá nhân sẽ khác nhau, nỗ lực làm sao để đạt được mục tiêu là tốt nhất", Hồng Hạnh nói.
Thuê nguyên tầng căn hộ vì muốn tiết kiệm tiền làm kinh doanh
Thái Thức (35 tuổi) đã thuê nguyên tầng căn hộ dịch vụ ở Đà Lạt với giá 8,5 triệu/ tháng chưa bao gồm các chi phí điện nước và dịch vụ. Sau đó anh không ngần ngại chi mạnh tay hơn 50 triệu đồng để cải tạo căn hộ trở thành một studio vừa để ở vừa chụp ảnh rất chill.
Thái Thức
Không gian sống cực chill của Thái Thức
Thái Thức mong muốn, khi mở cửa bước vào nhà, bản thân sẽ có cảm giác an nhiên, có chút gì để chill và nạp lại năng lượng đã mất. Đấy cũng là lý do anh không ngại chi "mạnh tay" để cải tạo nhà thuê.
Bên cạnh đó, 8,5 triệu đồng/ tháng để thuê nhà và cải tạo mất 50 triệu đồng không phải là con số nhỏ. Tiết kiệm số tiền đó cùng mức thu nhập hàng tháng tầm 40 triệu đồng, không khó để Thái Thức sở hữu cho riêng mình một căn nhà. Tuy nhiên cậu bạn vẫn muốn đi thuê nhà. Vì cậu không muốn chôn vùi số tiền đó một chỗ. Thay vào đó, cậu có thể tiết kiệm tiền để kinh doanh và xoay vòng đầu tư.
Không muốn con thành kẻ ăn bám, bố mẹ quyết định thu tiền nhà của con Hiện nay, rất nhiều người trẻ chọn sống chung cùng bố mẹ để tiết kiệm tiền thuê nhà. Tuy nhiên, thay vì để con mặc sức sống cùng, nhiều bậc phụ huynh lại quyết định thu tiền sinh hoạt phí. Họ cho rằng đây là cách tốt nhất để thúc đẩy con phát triển bản thân, không trở thành "những đứa trẻ to...