Nhóm bài xích tiêm chủng nhốt y tá, phá vaccine
Nhóm người bài vaccine Covid-19 tại ngôi làng ở tỉnh Alta Verapaz chặn đường, bắt nhốt đội y tá đến tiêm phòng, phá hủy 50 liều vaccine.
Nhóm y tá hôm 4/10 tới làng Nahuila, phía bắc thủ đô Guatemala City, để tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân. Tuy nhiên, một số người dân trong làng nói rằng họ không muốn tiêm nên đã chặn đường, xịt lốp xe của nhóm y tá.
Nhóm người này còn phá hủy một thùng trữ lạnh chứa khoảng 50 liều vaccine và nhốt các y tá suốt 7 giờ. Cảnh sát và quan chức địa phương sau đó đã tới đàm phán để dân làng thả nhóm nhân viên y tế.
Video đang HOT
Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một phụ nữ ở thị trấn Sumpango, Guatemala hồi tháng 8. Ảnh: Reuters .
Gabriel Sandoval, giám đốc sở y tế tỉnh Alta Verapaz, cho biết người dân một số khu vực từng không cho đội tiêm chủng vào làng, nhưng đây là lần đầu tiên họ phản ứng quyết liệt như vậy.
“Những ngôi làng khác cũng từ chối tiêm chủng, nhưng họ thường chỉ viết giấy xác nhận chúng tôi đã tới đề nghị tiêm nhưng họ không chấp nhận và sẽ tự chịu trách nhiệm”, Sandoval nói, thêm rằng tình trạng bài vaccine “chắc chắn sẽ xảy ra” khi thông tin sai lệch về vaccine đang lan truyền .
“Rất nhiều người không tin dịch bệnh này tồn tại. Có sự xung đột giữa các nền văn hóa”, Sandoval nói thêm.
Guatemala đã ghi nhận hơn 566.000 ca Covid-19, trong đó gần 14.000 người đã tử vong.
Bước đi thận trọng trong phòng chống dịch COVID-19
"Vaccine cứu sống mọi người và tiêu diệt virus. Đơn giản vậy thôi !", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định điều này vào trung tuần tháng 9, sau khi thông báo nước Pháp đã cán mốc 50 triệu người tiêm mũi vaccine đầu tiên.
Như vậy là sau ba tháng đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, tính đến đầu tháng 10, gần 50,5 triệu người Pháp đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19 (tương đương với 75% tổng dân số). Khoảng 88% trong số gần 58 triệu người từ 12 tuổi trở lên hiện đã được tiêm một mũi. Còn số người đã tiêm chủng đầy đủ là 48,5 triệu người, chiếm 72% tổng dân số.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Paris, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN
Cho đến nay, chương trình tiêm chủng đang có xu hướng chững lại do hầu hết những đối tượng trong diện phải tiêm đã thực hiện nghĩa vụ này, thậm chí một số những người dễ bị tổn thương nhất do COVID-19 đã bắt đầu tiêm mũi tăng cường. Theo dữ liệu của Bảo hiểm Y tế Pháp, hiện chỉ còn 10% những người trên 75 tuổi chưa tiêm bất kỳ mũi nào và 14% người có những bệnh lý không thể tiêm được. Những nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch vaccine phòng COVID-19 trong mùa Hè vừa qua đã mang lại kết quả khả quan, số ca nhiễm mới tiếp tục giảm từng ngày ở Pháp. Tỷ lệ cho kết quả dương tính trong các xét nghiệm PCR chỉ còn 1,2% và đa số không có triệu chứng, hoặc chỉ có biểu hiện nhẹ do họ đã tiêm chủng. Nếu so với tỷ lệ 10% trường hợp mắc COVID-19 ở giai đoạn đỉnh điểm của dịch hồi tháng 3/2021 (50.000 ca/ngày), thì tỷ lệ trên quả là đáng khích lệ. Mỗi ngày chỉ còn hơn 7.000 bệnh nhân phải nhập viện, chủ yếu là ở các tỉnh hải ngoại, vốn chậm trễ trong việc triển khai tiêm chủng. Số bệnh nhân nguy kịch đang được điều trị cũng tiếp tục giảm, chỉ còn hơn 1.400 người, và số người tử vong cũng giảm, hiện khoảng 30 - 40 người mỗi ngày. Về cơ bản, làn sóng dịch thứ tư ở Pháp đã được kiểm soát.
Nhờ hiệu quả của chương trình tiêm chủng cùng các biện pháp phòng chống COVID-19 như kiểm tra giấy chứng nhận sức khỏe, thường xuyên sử dụng khẩu trang và nước sát khuẩn, thực hiện giãn cách khi đến nơi đông người..., nước Pháp đã có thể nhanh chóng quay trở lại nhịp sống bình thường, các hoạt động kinh tế - xã hội được khôi phục và kinh tế phục hồi mạnh mẽ.
Tuy kết quả phòng chống dịch đã có nhiều khả quan, các biện pháp đã được nới lỏng dần, nhưng chính phủ vẫn khuyến cáo người dân phải đề cao cảnh giác với dịch bệnh. Một số biện pháp phòng ngừa tối thiểu vẫn được duy trì, vừa để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường, vừa hạn chế được sự lây lan của dịch bệnh.
Cụ thể là việc mang khẩu trang không còn bắt buộc khi ra ngoài đường, nhưng ở nhiều khu vực khép kín, quy định này vẫn được khuyến cáo tuân thủ. Việc kiểm tra giấy chứng nhận sức khỏe vẫn được duy trì, mặc dù nhiều trung tâm thương mại đã không còn đặt chốt kiểm tra do nằm trong khu vực an toàn của bệnh dịch.
Khu vực bệnh viện vẫn là nơi bắt buộc mọi người đeo khẩu trang và có giấy chứng nhận sức khỏe. Đặc biệt kể từ tháng 10 này, các đối tượng thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi cũng sẽ phải có chứng nhận sức khỏe nếu muốn đến các địa điểm như quán bar, nhà hàng, câu lạc bộ, hội chợ, sở thú, tham gia các lễ hội, phòng thể thao, bể bơi, bảo tàng, rạp chiếu phim và sử dụng các phương tiện giao thông đường dài.
Thậm chí chính phủ dự kiến duy trì việc kiểm soát bằng giấy chứng nhận sức khỏe cho đến tận mùa Hè 2022. Người phát ngôn của chính phủ, ông Gabriel Attal cho biết một dự luật theo hướng trên sẽ được đệ trình vào ngày 13/10 tới trong cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng. Theo ông, trong bối cảnh thời hạn kiểm soát dich bệnh bằng chứng nhận sức khỏe sắp đến gần (ngày 15/11), mà những nguy cơ tiềm ẩn của biến chủng Delta vẫn đe dọa, việc phải duy trì các biện pháp cần thiết trong vài tháng nữa là điều nên làm để có thể bảo vệ người dân. Trên tinh thần này, ông cho biết chính phủ sẽ đề xuất với quốc hội duy trì sử dụng chứng nhận sức khỏe trong vài tháng nữa, ít nhất cho đến mùa Hè sang năm. Đây là bước đi thận trọng, chắc chắn để nước Pháp có thể giữ vững được thành quả chống dịch.
Pfizer cung cấp dữ liệu thử nghiệm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ Y tế Canada xác nhận, Pfizer và đối tác BioNTech đã cung cấp dữ liệu sơ bộ về thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi lên bộ này sớm hơn dự kiến. Hiện Canada chưa cấp phép bất kỳ vaccine phòng COVID-19 nào dành cho trẻ dưới 12 tuổi, do đó, việc phê...