Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
Chiến dịch tranh cử của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ đã chi gần 1,5 tỉ USD trong chiến dịch tranh cử tổng thống không thành công của họ.
Con số trên do chiến dịch tranh cử của bà Harris và Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) đưa ra, theo Bloomberg hôm nay 16.11.
Trước đó, các phương tiện truyền thông bảo thủ đã loan tin rằng chiến dịch tranh cử không thành công của bà Harris đã chi tiêu xa hoa cho các sự kiện có sự tham gia của những người nổi tiếng như Lady Gaga và Oprah Winfrey, quyên góp cho các nhóm hoạt động, thuê máy bay tư nhân và cố vấn.
Bà Oprah Winfrey và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tại một cuộc vận động tranh cử của bà Harris ở thành phố Philadelphia thuộc bang Pennsylvania (Mỹ) ngày 4.11. ẢNH: REUTERS
Nhưng những khoản chi tiêu đó, cũng như khoản chi khổng lồ cho quảng cáo và các nỗ lực vận động bỏ phiếu, đều không dẫn đến thâm hụt ngân sách, theo Blommberg dẫn thông báo từ chiến dịch tranh cử của bà Harris và DNC.
Ông Patrick Stauffer, giám đốc tài chính cho chiến dịch tranh cử của bà Harris khẳng định: “Tính đến Ngày bầu cử (5.11), không có khoản nợ hoặc hóa đơn nào quá hạn”. Ông nói thêm rằng “sẽ không có khoản nợ nào” khi chiến dịch tranh cử và DNC nộp các báo cáo tiếp theo của họ lên Ủy ban Bầu cử Liên bang vào ngày 5.12, trong đó có chi tiêu từ ngày 17.10 đến ngày 25.11.
Ông Trump kêu gọi hỗ trợ bà Harris trả nợ 20 triệu USD chi phí tranh cử
Một nguồn thạo tin nói với Bloomberg rằng những lời chỉ trích về một số khoản thanh toán, như trả 1 triệu USD cho công ty sản xuất của bà Winfrey để dàn dựng sự kiện, không tính đến luật tài trợ chiến dịch, vốn cấm các doanh nghiệp đóng góp cho các chiến dịch hoặc cung cấp dịch vụ với mức giá thấp hơn giá thị trường. Tuy những người nổi tiếng như bà Winfrey có thể xuất hiện tại các sự kiện một cách miễn phí, chiến dịch tranh cử phải trả chi phí tổ chức sự kiện.
Cũng theo nguồn tin trên, kể từ khi thua cuộc trước Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sau ngày bầu cử chính thức 5.11, chiến dịch tranh cử của bà Harris không còn huy động tiền nữa và đang dần kết thúc. Quá trình này có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm khi tiếp nhận và thanh toán hóa đơn.
Trước đó, phóng viên của tờ Politico Christopher Cadelago hôm 6.11 dẫn nguồn thạo tin cho hay quỹ chiến dịch tranh cử của bà Harris đến ngày 16.10 còn 118 triệu USD. Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử kết thúc và nợ ít nhất 20 triệu USD.
Ngoài ra, quan chức tài chính của DNC Lindy Li gọi chiến dịch tranh cử của bà Harris là “thảm họa tỉ USD”. Trả lời Fox News ngày 10.11, bà Lindy Li nói chiến dịch tranh cử đang nợ 18 – 20 triệu USD. “Lãnh đạo chiến dịch của bà Harris Jen O’Malley Dillon đã hứa với tất cả chúng tôi rằng bà Harris sẽ thắng”, bà Li nói, nêu thêm những lời hứa như thế tạo động lực để các nhà tài trợ tin tưởng và quyên góp số tiền lớn, song đã nhận về thất bại.
Hành trình sơ tán bất đắc dĩ bằng du thuyền của người Li Băng
Không còn lựa chọn nào khác, người dân Li Băng chấp nhận bỏ ra 1.800 USD/người để có thể lên du thuyền Princess, sơ tán khỏi đất nước khi chiến sự leo thang.
Một người đàn ông Li Băng chuẩn bị lên du thuyền sơ tán (Ảnh: Getty).
Kể từ khi Israel bắt đầu chiến dịch ném bom dữ dội nhằm phá hủy các mục tiêu Hezbollah trên lãnh thổ Li Băng hôm 23/9, du thuyền Princess đã thực hiện những hành trình rất khác biệt.
Con tàu trị giá 1,3 triệu USD đã chở các gia đình từ Beirut đến đảo Síp. Những chai rượu sâm panh được thay thế bằng những chiếc vali được đóng gói vội vã.
"Các chuyến đi đã được đặt kín chỗ, chúng tôi đã thực hiện khoảng 30 chuyến trên 2 tàu thuyền của mình kể từ khi các vụ đánh bom của Israel bắt đầu hôm 23/9", Khailil Bechara, một nhà môi giới làm việc với các thuyền trưởng để vận chuyển người đến Síp, cho biết.
Chi phí 1.800 USD cho một vé trên du thuyền đến Síp không hề rẻ, nhưng nhu cầu đặt chỗ vẫn rất cao do người dân Li Băng không có nhiều lựa chọn khi tìm cách sơ tán.
Theo giới chức Li Băng, hơn một triệu người ở nước này đã phải rời bỏ nhà cửa do các cuộc tấn công của Israel.
Mặc dù sân bay vẫn mở cửa nhưng chỉ có hãng hàng không quốc gia Li Băng Middle East Airlines còn hoạt động. Người dân đang tranh giành số ghế còn lại trên các chuyến bay, trong khi các đại sứ quán nước ngoài thuê chuyến bay riêng cho công dân của họ.
Hôm 4/10, Hy Lạp đã điều một máy bay vận tải quân sự C-130 tới Beirut để sơ tán 60 công dân Hy Lạp và Síp.
Một số máy bay tư nhân sẽ không còn hạ cánh tại sân bay nữa. Các máy bay tư nhân đã tập trung về tại sân bay Paphos ở Síp để bảo đảm an toàn.
Mạng xã hội Instagram tràn ngập quảng cáo dành cho những người muốn sơ tán khỏi Li Băng bằng mọi cách có thể. Tuy nhiên, không phải người dân Li Băng nào cũng đủ tiền chi trả để sơ tán trên du thuyền hạng sang, và nhiều người cũng không có thị thực cần thiết để nhập cảnh vào Síp.
Sahar Sourani, một phụ nữ Li Băng 33 tuổi làm việc cho một tổ chức phi chính phủ quốc tế, đang cố gắng tìm cách đưa bố mẹ và gia đình anh trai cô rời khỏi đất nước. Gia đình Sourani không thể đi thuyền đến Síp do chi phí quá cao và các yêu cầu về thị thực.
Họ dự định đi đến biên giới với Syria và bắt xe buýt qua Syria đến Amman, Jordan, sau đó lên chuyến bay đến Muscat, Oman, nơi chị gái cô sống.
Chính phủ Li Băng cho biết hơn 300.000 người đã vượt biên từ Li Băng sang Syria trong 10 ngày qua để tránh chiến dịch ném bom của Israel. Tuy nhiên, đến sáng 4/10, họ nghe tin, Masnaa, cửa khẩu biên giới chính sang Syria, đã bị Israel ném bom, sau khi quân đội Israel cáo buộc Hezbollah đang sử dụng cửa khẩu này để tuồn vũ khí vào Li Băng.
Trong khi đó, Rasha Jabr, một nhà tư vấn 39 tuổi làm việc trong lĩnh vực nhân đạo, đang loay hoay tìm chỗ trên chuyến bay cho cô và con gái. Chồng cô khuyên cô thu dọn đồ đạc và ra sân bay lúc 6 giờ sáng hàng ngày để chờ, với hy vọng có ai đó không lên chuyến bay và họ sẽ được thế vào.
Cuối cùng, thông qua một đại lý du lịch, cô đã tìm được chỗ ngồi trên chuyến bay tới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. "Tôi đang ở sân bay khi họ ném bom, chỉ nghĩ liệu họ có đánh bom máy bay không?", Jabr vẫn lo lắng khi chờ lên máy bay.
Tân Quốc vương Malaysia sở hữu bộ sưu tập 300 xe sang, máy bay tư nhân Tân vương Malaysia Ibrahim Iskandar sở hữu bộ sưu tập 300 xe sang, nhiều máy bay tư nhân, và một mảnh đất trị giá 4 triệu USD ở Singapore. Hôm 31/1, ông Ibrahim Iskandar (65 tuổi), Tiểu vương bang Johor, đã trở thành Quốc vương của Malaysia sau lễ tuyên thệ nhậm chức tại cung điện hoàng gia ở thủ đô Kuala Lumpur....