Nhóm 10X Hà Nội biến lõi ngô “cùi bắp” thành thức ăn gia súc
Tại Phiên chợ tuần nông sản an toàn thực phẩm 2020, những sản phẩm được tái chế từ lõi ngô được nhiều khách tham quan chú ý. Điều đáng ngạc nhiên hơn là tác giả của những sản phẩm này là một nhóm học sinh trung học tại Hà Nội.
Được biết, Cobtain là dự án sáng tạo có tên: “Nguồn sống từ cùi bắp”, với ý tưởng tạo ra sản phẩm từ cùi bắp (lõi ngô) của 8 bạn trẻ tuổi từ 13-17 tuổi, là học sinh của các trường BVIS, Concordia, BIS, Archimedes và Chu Văn An (Hà Nội) với mong muốn giảm thiểu rác thải thông qua tái chế và kích cầu các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên phục vụ nông nghiệp.
Chia sẻ về ý tưởng tái chế lõi ngô, Hạnh Linh, một trong 8 thành viên của Cobtain cho biết, ý tưởng tái chế lõi ngô thành các sản phẩm có ích xuất hiện sau chuyến tham quan Mộc Châu (Sơn La) từ mùa hè năm ngoái.
TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (thứ 3 từ trái sang) và ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp rất ấn tượng với sáng tạo của nhóm bạn trẻ 10X Hà Nội.
“Khi đến Mộc Châu, chúng em thấy ở đó người dân trồng rất nhiều ngô để phục vụ chăn nuôi, tuy nhiên, sau khi lấy hạt xong, lõi ngô được vứt bừa bãi ra môi trường, trong khi qua thông tin trên mạng internet thì ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, lõi ngô đã được tái chế thành nhiều sản phẩm hữu ích, bán với giá rất đắt nên chúng em nảy ra ý tưởng tái chế những chiếc lõi ngô có vẻ “cùi bắp” này” – đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.
Được biết, khi bắt tay vào nghiên cứu, các bạn trẻ gặp không ít khó khăn, từ lúc lên ý tưởng đến lúc đi vào sản xuất, kinh doanh phải mất thời gian 1 năm. “Sản phẩm chúng em muốn hướng đến là phân bón cho cây trồng và thức ăn cho gia súc, mang nguồn lợi cho nông nghiệp, giảm thiểu rác thải, và góp phần thúc đẩy nông nghiệp hữu cơ” – đại diện nhóm chia sẻ.
Sau thời gian nghiên cứu, cộng với sự giúp sức của các phụ huynh, hiện Cobtain đã cho ra lò 2 sản phẩm tái chế từ lõi ngô “cùi bắp”, một là lõi ngô nghiền, sử dụng trong trồng nấm, hoa lan và các loại cây trồng.
Hai là viên nén lõi ngô dùng làm thức ăn cho gia súc như lợn, bò, và ngựa, đồng thời cũng dùng để ủ ấm gia súc trong thời tiết giá rét.
Theo đại diện của Cobtain, đây là 2 sản phẩm gốc thiên nhiên vì nguồn protein từ lõi ngô được tận dụng, mang lại lợi ích cho cây trông và vật nuôi.
Video đang HOT
Do lõi ngô chứa rất nhiều protein nên thường hay được sử dụng làm thực phẩm thay thế cho gia súc, đặc biệt là tại những vùng có điều kiện khắc nghiệt, không dồi dào nguồn thức ăn cho động vật. Hơn nữa, lõi ngô còn là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để trồng nấm.
Dưỡng chất giàu protein trong lõi ngô giúp nấm ngon hơn, giúp cây trồng xanh tốt hơn mà lại làm giảm thiểu rác thải vào môi trường, đồng thời đóng vai trò thay thế các loại phân bón hoá học.
Sản phẩm tái chế từ lõi ngô của Cobtain nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng.
Điều đáng mừng là, hiện sản phẩm viên nén lõi ngô đang đặc biệt được thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc quan tâm.
“Loại viên nén này thường được dùng để rải lót sàn chuồng trong các trang trại nuôi lợn, bò, ngựa, cừu vừa có tác dụng sưởi ấm vào mùa đông, đồng thời là nguồn thức ăn giàu chất xơ và protein cho gia súc. Đặc biệt, khi ăn viên nén lõi ngô, chất thải của gia súc sẽ khô, giảm mùi, tiện lợi cho việc tái chế chất thải gia súc thành phân bón” – đại diện nhóm lý giải.
Tại phiên chợ, TS Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho biết rất quan tâm đến dự án Cobtain và đánh giá cao ý tưởng của nhóm bạn trẻ biết tái sử dụng những phế phẩm nông nghiệp để nuôi dưỡng và phát triển nông nghiệp, không để lãng phí một nguồn tài nguyên tưởng chừng như bỏ đi, đồng thời cho rằng cần đầu tư để phát triển dự án này.
Là thứ vứt đi ở Việt Nam nhưng ở nhiều nước lõi ngô chệm chệ xuất hiện trên các kệ hàng ở siêu thị. Bắt đầu từ năm 2016, Hàn Quốc bắt đầu nhập lõi ngô khô từ Việt Nam.
Chúng được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi, trồng nấm hay đơn giản là luộc lấy nước uống. Giá cả của những phế phẩm Việt Nam này có giá 2000 won (40.000 đồng) một túi 5 cái.
Những lõi ngô này được tách hạt bằng tay hoặc bằng dụng cụ đảm bảo vệ sinh, giữ sạch sẽ có thể đun nước để uống.
Người Mỹ, EU thích ăn cá tra, vì sao người Việt ít mặn mà?
Với khoảng trên 6.200ha nuôi, mỗi năm chúng ta đạt sản lượng 1,72 triệu tấn cá tra với kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Đây là ngành hàng thủy sản có lợi thế cạnh tranh cao khi xuất khẩu đi 150 nước và được các thị trường khó tính như Mỹ, EU... tin dùng. Thế nhưng, người tiêu dùng trong nước lại chưa mặn mà, ít dùng.
Từ ngày 9-12/6, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ diễn ra Phiên chợ các sản phẩm thủy sản năm 2020 tại Hà Nội, trong đó có sự kiện "Kết nối sản xuất - tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra", diễn ra vào 15h ngày 9/6.
Từ cá tra hiện đã chế biến ra khoảng 85 sản phẩm, cho giá trị gia tăng cao.
Với nỗ lực đưa cá tra đến với người tiêu dùng nội địa, 3 năm qua, ông Lê Văn Việt, Giám đốc HTX Sản xuất và thương mại Xuyên Việt (Gia Lộc, Hải Dương) đã đưa cá tra từ Nam ra Bắc gây nuôi để bán cá tra tươi sống vào các chợ đầu mối và cá tra cắt khúc, cá tra nguyên con dạng ướp lạnh tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội và các địa phương lân cận.
"Thực ra cá tra có thể nuôi và bán ở thị trường nội địa được. Giống như cá rô phi ngày xưa không mấy người ăn, nhưng bây giờ ăn rất nhiều. Con cá tra có lợi thế hơn khi sử dụng linh hoạt, đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ và người già về mặt dinh dưỡng cũng như chất lượng để chúng ta làm thương hiệu ở trong nước" - ông Việt chia sẻ.
Theo ông Việt, với thói quen dùng cá tươi sống và đặc biệt người dân ở miền Bắc chưa quan tâm và ít sử dụng cá tra, nên ông đã quyết định đưa cá tra ra Hải Dương nuôi. Cá nuôi phát triển bình thường, chỉ đến mùa đông thì cá chậm lớn hơn. Hiện tại, ông đang duy trì sản lượng cá tra khoảng 100-200 tấn.
Sản phẩm chế biến từ cá tra, có giá trị rất cao đang được nhiều nước khó tính như Mỹ, EU... tin dùng.
"Mới đầu mọi người không quan tâm nhiều và ít sử dụng. Khi tôi đưa cá vào thị trường, rồi các siêu thị thì phản ứng của người tiêu dùng đối với cá tra tốt dần lên, sản lượng tiêu thụ đẩy lên. Tính trung bình tất cả hệ thống tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, 1 tháng có thể tiêu thụ 300-500 tấn cá tra" - ông Việt nói.
Theo Bộ NN&PTNT, trong năm 2019 và đặc biệt là những tháng đầu năm 2020, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi sản lượng nuôi cá tra tăng nhanh từ năm 2018 dẫn đến dư nguồn cung, khiến giá cá tra nguyên liệu giảm mạnh từ cuối tháng 3/2019 đến nay.
Đặc biệt, theo VASEP, dịch Covid-19 gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành thủy sản, khiến xuất khẩu thủy sản liên tục sụt giảm trong những tháng đầu năm. Theo đó giảm mạnh ở thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc trong 2 tháng đầu năm.
Từ tháng 3 dịch Covid bùng phát ở các nước EU và Mỹ khiến xuất khẩu sang những thị trường này bị đình trệ. Đến tháng 5, xuất khẩu cá tra đang hồi phục dần so với tháng 4, tuy nhiên so với cùng kỳ ngoái vẫn thấp hơn 15% và kết quả sau 5 tháng ước đạt gần 600 triệu USD, giảm 24%.
Trước tình hình này, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, theo kế hoạch tổ chức các sự kiện, hội chợ kết nối cung - cầu, tiêu thụ thủy sản hàng năm của Bộ NN&PTNT, từ ngày 9-12/6, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ diễn ra Phiên chợ các sản phẩm thủy sản năm 2020 tại Hà Nội, trong đó có sự kiện "Kết nối sản xuất - tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra", diễn ra vào 15h ngày 9/6.
Đây là cơ hội để cho các mặt hàng thủy sản của Việt Nam được giới thiệu đến người tiêu dùng và đặc biệt là người tiêu dùng ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. "Ngay sau khi giãn cách xã hội do dịch Covid-19 đã hết, để đảm bảo chỉ đạo của Thủ tướng về duy trì phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn đáp ứng được tăng trưởng, Bộ NN&PTNT trực tiếp Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã làm việc với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra, Hiệp hội Cá tra Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam để bàn giải pháp duy trì ổn định sản xuất và tăng cường thúc đẩy tiêu thụ trong nước và xuất khẩu" - ông Luân khẳng định.
Theo ông Luân, mục tiêu Bộ tổ chức sự kiện "Kết nối sản xuất - tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra" là để các các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra chính hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có cơ hội để giới thiệu hàng trăm các sản phẩm chế biến từ con cá tra hiện nay đến người tiêu dùng ở khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
Dự kiến, trong dịp này sẽ có những ký kết hợp tác giữa Tập đoàn Sao Mai với Central Group, Vinmart với Tập đoàn Nam Việt; Công ty Hùng Cá với Công ty Thương mại Hapro; hợp tác tiêu thụ cá tra giữa HTX Sản xuất và thương mại Xuyên Việt với Tập đoàn Central Group; Ký kết giữa Công ty TNHH Hùng Cá và Hiệp hội nông nghiệp Bắc Ninh để đưa cá tra vào các KCN.
"Thông qua lễ ký kết này, chúng tôi hy vọng có những doanh nghiệp cùng với các cơ sở tiêu thụ chính ở phía Bắc, như Hapro, hệ thống Vinmart của Tập đoàn Masan, Central Group, những đơn vị hiện nay đang duy trì hệ thống siêu thị lớn trên cả nước, làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp để đưa các mặt hàng cá tra của chúng ta vào trong hệ thống siêu thị này.
Bên cạnh đó, chúng tôi có tổ chức kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra ở ĐBSCL trực tiếp kết nối với các KCN ở các tỉnh phía Bắc để giới thiệu và đưa sản phẩm cá tra vào các KCN cũng như vào các bếp ăn trường học để thúc đẩy tiêu thụ trong nước để tất cả người Việt Nam đều được thưởng thức và tự hào về con cá tra của Việt Nam" - ông Luân chia sẻ.
Hiện nay, nói đến cá tra, giờ không chỉ là giá trị dinh dưỡng đơn thuần của miếng cá tra phile nữa, mà hiện đang có nhiều sản phẩm chế biến giá trị gia tăng, ví dụ cá giả lươn, cá tẩm bột, xúc xích..., tức là có rất nhiều sản phẩm từ cá tra đã được chế biến. Có doanh nghiệp chế biến hơn 50 sản phẩm; còn tính chung từ con cá tra đã làm ra khoảng 85 sản phẩm.
Ông Dương Quốc Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho rằng, về mặt dinh dưỡng, cá tra là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng đạm và các loại dinh dưỡng, đặc biệt cá tra có Omega 3. Đặc biệt, giá bán các sản phẩm cá tra so với các loại thịt và cá ở mức giá rẻ. "Hàng ngon, đảm bảo dinh dưỡng, giá rẻ, có sao vướng mắc cái gì thị trường nội địa còn hạn chế? Khắc phục những hạn chế ở thị trường nội địa thì đây sẽ là kênh tiêu thụ vô cùng quan trọng và ổn định" - ông Nghĩa khẳng định.
Mạnh dạn lập mới, xóa cũ, các hợp tác xã "chuyển mình" Hôm nay (14/5), Đảng bộ Cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Bộ NNPTNT) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025. Nhân dịp này, phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT về những kết quả đạt được và nhiệm vụ của Cục trong thời...