Nhói lòng cảnh trẻ bị cột xích để bố mẹ mưu sinh
Ở một góc khu công trường, hình ảnh hai đưa trẻ la hét và quanh quẩn trong không gian chật hẹp, đập mình thình thịch vào tường, đôi khi lại kéo căng sợi dây trói để có thể lại gần chơi cùng nhau… khiến ai chứng kiến cũng ứa nước mắt. Tình cảnh đáng thương, và chắc chắn là vi phạm pháp luật của chính những người làm cha làm mẹ ấy phản ánh cuộc sống khó khăn của các lao động nhập cư.
Nhà trẻ dưới… cột điện
Khi tấm ảnh một bé trai chừng 2 tuổi bị trói dưới cột điện bằng một chuỗi xích sắt ngay bên ngoài trung tâm mua sắm Huaquan (Trung Quốc) được đăng tải trên các trang mạng xã hội, khiến hàng triệu người trên thế giới xót xa. Cộng đồng mạng lùng sục xem cậu bé đáng thương trong ảnh đó tên là gì? Con của ai? Đang sinh sống ở đâu? Và không lâu sau đó, bé trai này được xác định có tên là Lao Lu, con của một cặp vợ chồng nghèo nhập cư tới quận Fangshan, ở thủ đô Bắc Kinh.
Theo lời Chen Chuanli – cha của cậu bé – làm nghề xe ôm, vợ chồng anh buộc phải làm thế, để… bảo vệ con trai khỏi bị bắt cóc hay bị thất lạc. Anh rầu rĩ cho biết, cách đây 2 tháng, con gái lên 4 tuổi của anh chị bị thất lạc. Nguyên nhân cũng chỉ vì anh mải đi bắt khách, để cô bé chạy lăng quăng, đến nay vẫn chưa có tin tức gì. “Thậm chí tôi không có cả một tấm ảnh của con gái để sử dụng trong khi đưa tin tìm kiếm cháu. Tôi không thể để mất thêm đứa con trai. Tôi đành lòng xích cháu lại như thế này, có thể sẽ an toàn hơn” – anh Chen nói.
Đứa trẻ bị xích, buộc lại thế này để bố mẹ chúng đi làm.
Được biết hoàn cảnh gia đình của anh Chen rất khó khăn. Người vợ bị tâm thần không đủ khả năng chăm sóc con cái. Tất cả công việc trong gia đình đều một tay anh vun vén. Hằng ngày, anh Chen kiếm được khoảng 50 nhân dân tệ (tương đương với gần 150.000 đồng) bằng nghề lái xe ôm. Với số tiền này, anh chỉ có thể đảm bảo 3 bữa cơm, chỗ ở cho cả gia đình và thuốc thang cho vợ. Thực tâm, anh cũng rất muốn gửi cậu con trai 2 tuổi vào một nhà trẻ địa phương nào đó cho đàng hoàng tử tế và an tâm hơn. Nhưng cũng bởi vì những quy định ngặt nghèo của thành phố như: Dân ngụ cư không được gửi con vào nhà trẻ công cộng. Còn tính đến chuyện gửi con vào một nhà trẻ tư nào đó, với hoàn cảnh gia đình nghèo khó bỏ quê lên thành phố kiếm ăn như gia đình anh thì đó còn là giấc mơ xa vời. Phí gửi trẻ tư ở thành phố này quá đắt.
Video đang HOT
Sau khi câu chuyện về bé Lao Lu được đăng tải trên mạng, các nhân viên của ủy ban bảo vệ trẻ em quận Fangshan và cảnh sát địa phương đã tới để thuyết phục anh Chen thôi không… xích con nữa. Chính quyền quận Fangshan đã nhiều lần gặp gỡ và khuyên anh Chen nên trở về quê cũ ở tỉnh Tứ Xuyên. Tuy nhiên, anh đã từ chối. “Có khó khăn, vất vả, thậm chí cả sự nguy hiểm, nhưng ít nhất, tôi có thể kiếm tiền ở đây. Nếu tôi trở về quê cũ, tôi chẳng có gì để làm cả. Vợ con tôi sẽ sống như thế nào? Chúng tôi đành đánh cược với số phận ở nơi ở mới thôi” – anh Chen ngậm ngùi cho biết.
Mặc dù ở tình cảnh khó khăn, chính quyền quận cũng không tìm ra biện pháp hợp lý để giúp đỡ gia đình anh Chen. “Đây thực sự là một vấn đề xã hội đối với các gia đình di cư từ nơi khác tới Bắc Kinh. Chúng tôi có trường học dành cho trẻ em di cư nhưng không có nhà trẻ dành cho các cháu. Hiện nay, có rất nhiều cháu bé xuất thân từ những gia đình di cư đang sinh sống tại thủ đô Bắc Kinh mà không thuộc diện chính sách của thành phố”, ông Li – một quan chức địa phương cho biết.
May mắn thay, sau đó, gia đình anh Chen nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc đưa tin một đội công nhận mỏ đã gửi những thùng mì và các loại thực phẩm đến cho gia đình. Một số khác quyên góp tiền và quần áo. Căn phòng 10 mét vuông ẩm thấp và tăm tối của anh hiện nay chứa rất nhiều quần áo quên góp do những người hảo tâm tặng. Một số thậm chí còn đề nghị nhận nuôi Lao Lu, tuy nhiên người cha kiên quyết từ chối. Một phụ nữ hàng xóm cho biết: “Anh ấy là một người cha tốt. Do vậy, có rất nhiều người muốn giúp đỡ gia đình anh ấy”. Mới đây, hiệu trưởng một nhà trẻ đã đồng ý nhận trông bé Lao Lu và trả khoản tiền trông coi cho bé trong 3 năm là 5.873USD.
“Vì an toàn của con”!
Chuyện xích con ở nhà để bố mẹ đi làm không còn là hiếm ở một cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới, nhưng lại có dân số đông nhất thế giới này. Trước đó, tờ New Express Daily tại Quảng Đông đã có đăng một bức hình mô tả cách giải quyết vấn đề của một cặp vợ chồng công nhân nhập cư ở Quảng Châu, họ xích hai đứa con vào tường tại công trường xây dựng.
Ước tính có khoảng 110 triệu lao động nhập cư ở Trung Quốc trong độ tuổi từ 16 – 40. Tuy nhiên, không có một nhà trẻ công miễn phí nào dành cho con cái của họ. Điều đó đồng nghĩa với việc các ông bố, bà mẹ nghèo buộc phải dùng các sợi dây cao su dài để xích con cái của họ vào các chấn song sắt cửa sổ. Ở một góc khu công trường, hình ảnh hai đưa trẻ la hét và quanh quẩn trong không gian chật hẹp, đập thình thình vào tường, đôi khi lại kéo căng sợi dây trói để có thể lại gần chơi cùng nhau… là quá quen thuộc.
Bố mẹ của chúng quê gốc ở Hồ Nam, họ mang theo hai đứa con lên Quảng Đông lập nghiệp. Không tiền vốn, không bằng cấp, hai vợ chồng họ đi phu cho một công trình xây dựng. Lau mồ hôi đang chảy ròng ròng trên mặt, người chồng cho biết: “Thợ xây rất cực nhọc và ảnh hưởng sức khỏe vì thường xuyên hít phải bụi ximăng, đất đá… nhưng “vốn liếng” của tôi chỉ có thế, chẳng biết làm gì khác ngoài cái nghề này”. Anh chị cho biết, ở cái “xóm thợ hồ” này, đa số họ từ quê vào thuê nhà trọ, năm đến bảy người một phòng trọ hoặc hai đến ba gia đình thuê luôn một căn nhà ở chung với nhau. Dân xóm này rất đặc biệt, ban ngày hầu như không có người ở nhà, chỉ khi đêm về họ mới quần tụ lại, chuyện trò hỏi thăm nhau, chia việc cho nhau, ai đau ốm thì thay nhau làm việc giúp và đưa đi bệnh viện.
Nhưng, vấn đề họ lo nghĩ nhất là con cái của mình. Không có tiền để thuê người trông con, nhưng họ cũng không thể đưa con tới công trường xây dựng vì điều đó rất nguy hiểm, nên họ buộc phải xích những đưa con của mình nhằm đảm bảo an toàn cho chúng. Bố của 2 đứa trẻ ngậm ngùi chia sẻ: “Vợ tôi đã khóc rất nhiều lần khi buộc phải xích con. Nhưng chúng tôi thực sự không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi chỉ hy vọng những đứa con của mình lớn thật nhanh”.
Bố mẹ vô tình vi phạm pháp luật
Tuy nhiên, theo tờ New Daily Express, việc cha mẹ xích trói con là vi phạm pháp luật và có thể bị truy tố. Nhưng khi hỏi những người dân trong khu vực về cách hành xử đối với con nhỏ có gì đó “nhẫn tâm” của cặp vợ chồng này, thì đại đa số họ đáp rằng, họ có thể hiểu được tại sao họ phải làm như thế. Họ thông cảm, cũng chỉ tại hoàn cảnh mà thôi, chứ làm cha làm mẹ có ai là không thương con.
Tờ New Daily Express cũng nêu ra các khả năng mà cặp vợ chồng này có thể lựa chọn, chẳng hạn như cầu tới các tổ chức tình nguyện hoặc các “trung tâm quản lý hàng xóm láng giềng”. Tuy nhiên, việc dạy dỗ và chăm sóc con cái cho các lao động nhập cư là vấn đề không dễ gì giải quyết đối với cả chính phủ lẫn các lao động nhập cư.
Việc các công nhân này không có hộ khẩu ở thành phố đồng nghĩa với việc con cái họ không được đến học ở các trường công hoặc tiếp cận với các dịch vụ công ích. Những nỗ lực tìm giải pháp khác cho việc dạy dỗ con cái của những lao động nhập cư mà không thay đổi chế độ hộ khẩu lại nảy sinh nhiều vướng mắc. Chẳng hạn như gần đây chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa một chuỗi nhà trẻ cho con cái của các lao động nhập cư vì không được cấp giấy phép.
Và những đứa trẻ lại tiếp tục bị trói lại ở một góc nào đó gần công trường – nơi bố mẹ chúng đang nặng nhọc vất vả mưu sinh. Bởi có như thế, chúng mới được an toàn trước bọn trộm cắp hoặc buôn người. Có điều lạ là mặc dù bị trói, nhưng chúng vẫn ngoan ngoãn, tự nô đùa với nhau, kiên nhẫn đợi bố mẹ mình kết thúc ngày làm việc, cùng về sum họp bên mâm cơm, bên manh chiếu ngủ trong tiếng ru à ơi của mẹ…
“Vợ tôi đã khóc rất nhiều lần khi buộc phải xích con. Nhưng chúng tôi thực sự không có lựa chọn nào khác. Chúng tôi chỉ hy vọng những đứa con của mình lớn thật nhanh”.
Theo laodong
Al-Qaeda chặt đầu con tin người Pháp
Nhánh Al-Qaeda Bắc Phi vừa tuyên bố đã chặt đầu con tin người Pháp, Philippe Verdon nhằm trả đũa sự can thiệp quân sự của Pháp vào Mali.
Hai con tin người Pháp bị các tay súng Al-Qaeda bắt cóc
Verdon là một trong hai con tin người Pháp bị bắt cóc ở thị trấn Hombori, phía bắc Mali hồi tháng 11-2011. Gia đình nạn nhân cho biết, họ bị bắt cóc tại khách sạn khi đang xem xét thành lập một nhà máy xi măng ở khu vực này. Có thông tin cho rằng, hiện còn 7 công dân người Pháp bị nhánh Al-Qaeda Bắc Phi bắt giữ làm con tin.
Hãng thông tấn ANI của Mauritania dẫn lời chỉ huy của tổ chức trên cáo buộc Verdon là một gián điệp người Pháp, đồng thời cho biết Tổng thống Pháp Francois Hollande phải chịu trách nhiệm về số phận của những con tin còn lại. Tại Paris, một quan chức Bộ Ngoại giao Pháp cho biết, chính phủ đang điều tra thông tin trên.
Theo ANTD
Ở nơi con tin là "thượng khách" Những người thân của Ibrahim đều giàu có và quyền lực. Gia đình Ibrahim là một trong những gia tộc người Shiite lớn nhất nước và "nghề" của họ là bắt cóc đòi tiền chuộc. Hai năm trở lại đây, kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở nước láng giềng Syria, các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc trở nên phổ...