Nhọc nhằn sinh viên kiếm tiền ngày Tết
Mặc dù kì nghỉ Tết dương lịch năm nay kéo dài đến 4 ngày, một cơ hội tốt cho các bạn sinh viên tỉnh lẻ về quê ăn tết, nhưng vì rất nhiều lí do, không ít bạn đã chọn cách ở lại Hà Nội kiếm thêm chút tiền.
Hi sinh kì nghỉ kiếm tiền cho mẹ chữa bệnh
Công việc những ngày lễ Tết chủ yếu là những công việc mùa vụ, làm theo ngày như bán hàng Tết, làm PG (nhân viên quảng cáo, tiếp thị…), làm thêm tại các sự kiện cưới hỏi, làm bảo vệ, làm công việc quét dọn nhà cửa.
Trần Phan Mỹ Linh, sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Công Đoàn cho biết, do nhà xa, mẹ lại đang bị bệnh, nghe nói kiếm việc làm thêm mùa Tết tương đối dễ lại có thu nhập cao nên Linh quyết định ở lại Hà Nội kiếm thêm chút ít tiền để Tết Nguyên Đán tới đây gửi về cho mẹ chữa bệnh và sắm Tết.
Một bạn sinh viên đang giới thiệu sản phẩm mới cho khách hàng tại các quán cafe sáng 30/12/2012.
Sở hữu một chiều cao khá lí tưởng, với gương mặt ưa nhìn, Linh nhanh chóng tìm được việc làm thêm là làm PG bưng tráp cho đám hỏi. Mỗi ca khoảng 2 tiếng, Linh được trả 150.000 đồng.
Tuy nhiên, cảnh ở lại phòng trọ một mình trong khi bạn bè về quê ăn Tết hết khiến cho Linh không khỏi chạnh lòng, Linh chia sẻ: “Trong khi bạn bè mình về quê bên gia đình hết thì hôm qua em phải đi bê tráp cho đám hỏi ở Trương Định từ 6h sáng. Mặc dù kiếm được thêm chút tiền nhưng em rất nhớ nhà và thấy tủi thân lắm”.
Cùng chung hoàn cảnh xa nhà ngày Tết, Lê Thị Ngọc Huyền, sinh viên năm thứ 2 Trường ĐH Mỹ Thuật Hà Nội quê ở tận Đông Hà – Quảng Trị, do nhà xa nên cũng không có đủ tiền về quê dịp tết dương lịch này. Huyền ngậm ngùi: “Bạn cùng phòng em đã về từ hôm thứ 5, còn mỗi mình em ở lại. Nhà em hơn 600 cây số mỗi lần đi về mất cả tiền triệu, nên em không dám về. Ở lại phòng một mình cũng buồn chán nên có bạn rủ em đi bán lịch thuê tại đường Đại La”.
Công việc những ngày Tết thực sự bận rộn, Huyền phải làm luôn chân, luôn tay từ 8h sáng đến tận 19h chiều, mà Huyền chỉ được trả 150.000 đồng.
Huyền chia sẻ: “Những ngày cuối năm, lịch bán rất vất vả, cửa hàng lại có mỗi mình em làm chính, chị chủ thì chỉ đạo thôi. Em cũng chưa đi làm thêm bao giờ, nên thấy rất cực. Nhưng nếu không đi làm thì chẳng có được 150.000 đồng, lại mất cả tiền ăn uống nữa”.
Video đang HOT
Sau một ngày làm việc vất vả, Huyền vẫn vui vẻ cho biết: Nếu công việc suôn sẻ, Huyền sẽ được làm thêm dài hạn đến tận tết Âm lịch. Tính ra đến khi về quê, cô sinh viên Mỹ thuật cũng kiếm được 3,4 triệu đồng.
Công việc vất vả lại nhiều rủi ro
Nhiều bạn không phải do nhà xa, cũng không hẳn do hoàn cảnh quá khó khăn nhưng vẫn lựa chọn việc ở lại thủ đô, vì cơ hội kiếm tiềm vào những ngày này dễ dàng hơn rất nhiều so với ngày thường.
Bạn sinh viên này luôn tay với công việc bưng bê tại một quán ăn.
Nguyễn Bạch Trà, sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân quyết định không về quê mà lên mạng đến tìm kiếm việc làm thêm. Và thấy việc đi làm giúp việc nhà theo giờ khá phù hợp, Trà đã nhận lời dọn nhà cho một chị ở Láng Hạ.
Nhưng ngày đầu tiên đi làm của Trà không được tốt đẹp. Mặc dù mất gần một ngày lau dọn 4 tầng nhà, nhưng khi xong việc, chị chủ nhà lại quỵt của Trà mất 50.000 đồng.
Trà bức xúc: “Theo thỏa thuận ban đầu em lau nhà cho chị ta là 4 tiếng được 150.000 đồng. Thế mà chị ta bắt em làm đến tận hơn 5 tiếng đồng hồ. Khi xong chị ta còn bảo em làm chưa sạch nên chỉ trả em có 100.000 đồng”.
Để công việc dọn nhà được hiệu quả nhanh chóng và tránh bị chủ chơi xấu, Trà đã rủ hai bạn cùng lớp làm thành một đội “không chuyên”. Bất kể có nhà nào gọi lau nhà nhóm của Trà cũng nhận làm. Trà chia sẻ: “Bọn em làm việc theo nhóm hiệu quả hẳn lại không sợ nhà chủ bắt nạt. Gần tết thế này nhu cầu lau dọn nhà tương đối cao, nên bọn em cũng đã có được vài hợp đồng rồi. Nhưng việc này vất vả và tốn nhiều thời gian lắm, một ngày làm cật lực lại bị chủ nhà soi mói, mỗi đứa em cũng chỉ được trong khoảng 150.000 đồng đến 200.000 đồng thôi”.
Còn các bạn nam sinh viên thường chọn công việc chạy bàn, bảo vệ, hay bán hàng Tết. Những ngày tết nhu cầu mua sắm, ăn uống của người dân đều rất cao nên các bạn sinh viên đều bị nhà chủ vắt kiệt sức với đồng lương ít ỏi.
Nguyễn Tuấn Nguyên sinh viên trường ĐH Hà Nội may mắn tìm được việc chạy bàn cho quán nhậu trên đường Nguyễn Trãi với giá 120.000/ca 5 tiếng. Nguyên dự định sẽ làm thêm cho đến tận Tết Âm lịch. Tuy nhiên việc chạy bàn những ngày lễ tết thực sự làm một nỗi vất vả lớn.
“Hôm thứ 6, thứ 7, quán em làm thêm không còn thừa một ghế trống. Cả quán có đến 5 người phục vụ bàn mà vẫn phải mướt mải mồ hôi. Đến tận 23h đêm mới vãn khách, gần 23h30 em mới được nghỉ. Chắc em cũng chỉ làm được mấy hôm tết dương lịch rồi báo nghỉ chứ thế này thì không còn chút sức lực nào để học bài nữa.” – Nguyên tâm sự.
Việc tranh thủ kiếm tiền trong những ngày lễ tết đã nhọc nhằn lại lắm rủi ro khiến các bạn sinh viên tủi thân và dễ bỏ cuộc giữa chừng. Vì vậy nhiều bạn sinh viên đã phải đầu hàng với dự định kiếm tiền trong những ngày lễ, tết và đành “thắt lưng buộc bụng” dồn tiền để đáp xe về quê ngay hôm sau.
Theo VnMedia
Cậu học trò khiếm thị vừa học vừa làm thêm
Đôi mắt bị mù từ nhỏ, Lý Gia Huyên vẫn gắng gượng vượt khó đến trường học chữ. Từ lớp 6 tới nay, Huyên vừa học, vừa làm thêm với việc xoa bóp, bấm huyệt để có tiền trang trải cho học tập.
Hiện Lý Gia Huyên (21 tuổi) học lớp 12 (lớp dành cho học sinh khiếm thị) tại Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng).
Bước vào lớp học đặc biệt của cô Bùi Thị Diệp Anh, chúng tôi được biết đến trường hợp của Lý Gia Huyên. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về cậu học trò 21 tuổi này là cậu có dáng người nhỏ nhắn, rất hay cười và trò chuyện rất thân thiện.
Mắt Huyên bị cận nặng bẩm sinh, lúc nhỏ còn nhìn thấy và đi học được. Nhưng đến một ngày bệnh nặng hơn. "Năm mình 7 tuổi, một hôm đang ngồi viết bài thi học kỳ lớp 1, mình đưa mắt nhìn lên, nhìn xuống, rồi tự nhiên mắt mờ dần và không thấy gì nữa" - Huyên nhớ lại.
Năm 2009, bác sĩ kết luận Huyên bị tật mù bẩm sinh. Sau đó, Huyên được bác sĩ hỗ trợ, không khám lại mà đi mổ luôn.
"Hai tuần sau đó, một hôm mình đang nằm ở nhà, mắt mình nhìn thấy được ánh nắng len lỏi qua mái nhà. Hai mẹ con mình ôm nhau khóc nức nở vì hạnh phúc. Nhưng hai tháng sau, mắt mình bị mờ lại và mù luôn tới bây giờ", Huyên nói trong nghẹn ngào.
Dù nhà khó khăn, nhưng mẹ Huyên cũng cố gắng vay mượn để chạy chữa cho con nhưng đều không thành. Lúc đó, Huyên suy sụp hoàn toàn nhưng rồi nghĩ tới tình thương và những giọt nước mắt của mẹ, cậu bạn khát khao vượt lên số phận. Năm 2001, qua lời giới thiệu của cô giáo Lê Thị Thu Hồng, dạy trường mầm non ở thôn, Huyên theo học tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (Đà Nẵng) tới nay.
Cô Bùi Thị Diệp Anh - giáo viên chủ nhiệm của Huyên cho biết: "Em Huyên là một học sinh khiếm thị tại trường, em cũng học hòa nhập tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng em luôn cố gắng vượt qua để học tập. Và em đã đạt học sinh giỏi suốt nhiều năm liền".
Lý Gia Huyên và cô giáo chủ nhiệm Bùi Thị Diệp Anh.
Dù số phận không may mắn, nhưng ý chí và nghị lực bền bỉ của mình, Huyên đã khiến nhiều người khâm phục. Huyên luôn biết cách phân chia thời gian học tập hợp lý, luôn quý trọng và không để thời gian trôi qua lãng phí. Cậu bạn cố gắng tìm ra và nắm vững phương pháp làm bài của từng môn học để đạt hiệu quả nhất. Vì thế nên suốt 11 năm liền cậu đầu đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi toàn diện của trường.
Mẹ con Huyên sống đều cả vào tiền trợ cấp của Nhà nước, do mẹ cậu cũng đau ốm bệnh tật không làm được gì. Ngoài giờ học, vào chủ nhật hàng tuần, Huyên đi làm thêm massage (xoa bóp, bấm huyệt) tận nhà, do khách hàng có nhu cầu hoặc đến Trung tâm của Hội Người mù quận Liên Chiểu để phục vụ lượng khách dư vì Huyên không phải là nhân viên chính thức của Trung tâm. Ngoài ra, Huyên còn có năng khiếu thổi sáo nên thình thoảng có tham gia biểu diễn cùng với công ty Nhân ái và một số đoàn ở Quảng Nam. Huyên vừa học, vừa làm thêm từ lớp 6 tới nay để có tiền trang trải thêm cho việc học.
Huyên và mẹ. Hiện nay, mẹ con Huyên sống nhờ vào tiền trợ cấp của Nhà nước, vì mẹ cậu bị đau ốm bệnh tật không làm được gì.
Hiện giờ, dù đang là năm cuối cấp nhưng thời gian Huyên đi làm còn nhiều hơn những năm trước. Huyên tâm sự: "Mình sẵn sàng làm những gì có thể làm được để có tiền nuôi ước mơ được đi học ĐH, mình mong muốn thi đậu vào khoa Luật ĐH Khoa học Huế, sau đó có thể về một cơ quan nào đó làm việc để có tiền nuôi mẹ và chữa bệnh cho mẹ".
Nguyễn Dương
Theo dân trí
Emerald Digital và Isobar hợp tác phát triển truyền thông tiếp thị kỹ thuật số ở VN Hôm nay 30.11, Công ty TNHH Tư vấn Ngọc Lục Bảo - Emerald Digital Marketing - trở thành đối tác liên kết chính thức của Công ty Isobar tại Việt Nam. Việc hợp tác này đánh dấu sự gia nhập của Isobar vào Việt Nam, một trong những thị trường truyền thông tiếp thị kỹ thuật số phát triển nhanh nhất. Isobar là...