Nhọc nhằn mưu sinh khi Đồng bằng sông Cửu Long không còn mùa lũ

Theo dõi VGT trên

Hai năm liên tiếp, Đồng bằng sông Cửu Long không có nước lũ. Đất đai bạc màu, môi trường ô nhiễm, nguồn thủy sản tự nhiên cạn kiệt đang khiến cho người dân sống hai bên bờ sông Cửu Long trở nên cơ cực.

Nhọc nhằn mưu sinh khi Đồng bằng sông Cửu Long không còn mùa lũ - Hình 1

Sạt lở bờ sông. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Đến với các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, chúng ta không còn thấy cảnh người người giăng lưới bắt cá trên sông. Khung cảnh làng quê thanh vắng bởi nhiều người bỏ nhà đi làm ăn xa.

Không có lũ, cá tôm không về

Theo chu kỳ hằng năm, cứ đến Rằm tháng 7 âm lịch là nước lũ từ đầu nguồn đổ về trắng đồng các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An… nhưng hai năm nay, cảnh tượng này không còn xuất hiện. Biến đổi khí hậu, mưa nắng thất thường, đầu nguồn sông Mekong hàng chục con đập thủy điện đã được xây dựng, khiến con nước bị điều chỉnh theo ý muốn của con người.

Không có lũ thì không có phù sa bồi đắp, chế độ thủy văn thay đổi khiến Đồng bằng sông Cửu Long bị biến dạng nhanh chóng. Sụt lún, sạt lở đang diễn ra ở nhiều nơi.

Các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đã cảnh báo về tác hại của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong cũng như sự kết hợp bất lợi của hiện tượng biến đổi khí hậu. Nhưng để ứng phó hiệu quả thì chưa có địa phương nào làm tốt.

Chúng tôi đến Đồng bằng sông Cửu Long vào giữa mùa nước nổi (mùa lũ) mà người dân nơi đây bao đời gắn bó. Nay ở đây chẳng còn cảnh “Rằm tháng 7 nước nhảy bờ ruộng.” Nhiều cánh đồng lúa Thu Đông mới thu hoạch còn chỏng chơ gốc rạ. Có nơi ở Tam Nông, Tháp Mười (Đồng Tháp), người dân đang làm đất xuống giống lúa vụ 3.

Chúng tôi đi dọc tuyến kênh Bảy Xã ở thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang để tìm về đầu nguồn sông Cửu Long. Nếu như mọi năm, vào thời điểm này, khắp nơi đồng ruộng mênh mông nước, thẳng cánh cò bay với một vùng nước trắng xóa, tôm, cá đầy đồng… thì nay mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Ruộng đồng trơ gốc rạ, chuột bọ bắt đầu sinh sôi. Người dân hai bên bờ kênh Bảy Xã đa số sống nhờ việc giăng lưới, đặt lợp, trồng rau nhút, hái bông súng trong mùa nước nổi để mưu sinh. Thế nhưng, cả mấy tháng nay, đi đến đâu, chúng tôi cũng chỉ nghe người dân than vãn đói kém.

Ông Nguyễn Văn Giang, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang, gần như cả cuộc đời gắn bó với sông nước, kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá mùa nước nổi trên sông Bình Di (giáp giới với Campuchia), cho biết chưa năm nào mực nước trên sông lại thấp như vậy, có nơi thấp hơn mặt ruộng nên nước không ngập đồng, không có cá về. Cả 2 tháng nay ông chỉ ngồi chơi, ngóng lũ chứ cũng không biết làm gì khác vì ông tuổi đã lớn, chẳng ai thuê mướn làm gì.

Xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) là nơi đón lượng nước và cá đầu tiên từ thượng nguồn sông Mekong qua sông Châu Đốc để hòa vào dòng sông Hậu. Người dân nơi đây cũng ngày đêm ngóng lũ về.

Trong căn nhà lá trống hoác, bà Nguyễn Thị Bé (50 tuổi) ngán ngẩm ngồi nhìn ra sông. Bà cho biết những năm trước, mỗi ngày đi thả dớn, bà cũng được 20-30kg cá tôm, có giá 200.000-300.000 đồng. Mấy năm nay khó khăn hơn nhiều. Năm ngoái lũ về ít, mỗi ngày bà bắt được chục kg còn năm nay, bà chỉ bắt được vài kg.

Video đang HOT

Nhọc nhằn mưu sinh khi Đồng bằng sông Cửu Long không còn mùa lũ - Hình 2

Cảnh bắt cá mùa nước nổi trở nên hiếm hoi khi mùa lũ không về.

Theo thống kê của tỉnh An Giang, lũ không về khiến hơn 5.000 lao động mưu sinh mùa nước nổi mất việc làm, không có thu nhập. Lực lượng lao động này phần lớn là nông dân trồng lúa, nhưng có ít đất sản xuất nên chỉ mong có mùa nước nổi để cải thiện cuộc sống.

Còn tại tỉnh Đồng Tháp, số lao động mưu sinh lúc nông nhàn mùa nước nổi cũng khoảng gần 10.000 người. Ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình…, người dân sau khi thu hoạch lúa thường chờ nước lũ về để ra đồng bắt cá, trồng rau… kiếm thêm thu nhập.

Theo anh Nguyễn Văn Cao ở xã Thường Thới Hậu, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, mùa nước nổi những năm trước, mỗi ngày gia đình anh cũng có thu nhập từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng từ nghề đan lưới và ra đồng bắt cá. Nay không có lũ, anh đành làm các việc lặt vặt kiếm sống qua ngày.

Sạt lở gia tăng

Không có lũ bồi đắp phù sa trong khi lại có nhiều dự án khai thác cát trên sông Cửu Long khiến cho dòng sông bị biến dạng, thay đổi dòng chảy dẫn đến tình trạng sạt lở hai bên bờ gia tăng.

Căn nhà lá tềnh toàng nằm sát quốc lộ 30 của vợ chồng anh Bùi Văn Ngợi ở ấp 3, xã An Phong, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp có nguy cơ bị cuốn xuống sông bất cứ lúc nào khiến ai nhìn cũng ái ngại.

Gia chủ cho biết 10 năm trước, căn nhà chính của anh đã bị nước sông cuốn phăng chỉ trong một đêm. Đây là căn nhà tạm mà vợ chồng anh dựng lại để ở bởi gia đình không còn đất nào khác. Hai năm nay, tốc độ sạt lở bờ sông rất nhanh, khoảng đất từ vách nhà đến mép sông 5 mét giờ chỉ còn hơn 1 mét.

“Ban đêm hai vợ chồng tôi phải thay nhau thức để canh vì nhà có thể bị sụt xuống sông bất cứ lúc nào. Đứa con 6 tuổi tối đến phải sang nhà ông bà nội vì sợ nhà trôi xuống sông không chạy kịp,” anh Ngợi chia sẻ.

Cùng chung cảnh trên, căn nhà của bà Nguyễn Thị Phần (54 tuổi) ở phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự, Đồng Tháp cũng ngày càng bị thu hẹp sau những lần chạy sạt lở. Mới đây, bà phải thuê người mua cây, đóng cọc lại chỗ đất mới sạt lở hết 4 triệu đồng. Bà sống nhờ chăn nuôi gà, vịt và mùa lũ về thì đi thả lưới. Nhưng năm nay không lũ, nhà vẫn tiếp tục sạt lở nên cuộc sống của bà rất cơ cực.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2014, tổng diện tích đất bị sạt lở trên 12 ha, thiệt hại hơn 30 tỷ đồng. Năm 2015, tỉnh có 35 xã, phường bị ảnh hưởng với chiều dài hơn 35 km dọc sông, diện tích đất bị mất hơn 4,5 ha và thiệt hại ước khoảng 31 tỷ đồng. Hiện có 2.141 hộ nằm trong vùng sạt lở và riêng 6 tháng đầu năm nay, trên địa bàn đã xảy ra 9 vụ sạt lở bờ sông làm mất hơn 3 ha đất, thiệt hại trên 10 tỷ đồng.

Báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho thấy đến cuối tháng 12/2015, tổng số hộ cư trú tại vùng ngập lụt mới phát sinh và vùng sạt lở nguy hiểm cần đưa vào đối tượng “Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long” giai đoạn 2016-2020 là 6.120 hộ. Mặc dù không có lũ nhưng nhu cầu được vào sống trong các cụm tuyến dân cư vượt lũ vẫn tăng lên bởi người dân mất đất vì sạt lở.

Theo thống kê của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hiện nay ở 13 tỉnh, thành trong vùng có 126 tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát trên sông Cửu Long. Nhiều chuyên gia môi trường cho rằng với tốc độ khai thác như hiện nay, toàn bộ trữ lượng cát trên sông Tiền, sông Hậu sẽ hết sau 30 năm nữa.

Nếu khai thác toàn bộ trữ lượng này mà không xem xét tác động đến môi trường thì hậu quả sẽ rất khó lường. Trong khi đó, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhu cầu sử dụng cát của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2020 vẫn rất cao, cần khoảng 1 tỷ m3 mỗi năm.

Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng tình hình sạt lở ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ còn nghiêm trọng hơn khi không có nước lũ từ thượng nguồn. Lũ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của Đồng bằng sông Cửu Long. Không có lũ, không có phù sa bồi đắp, đồng bằng sẽ bị sụt lún, sạt lở và tan rã dần. Hiện, các địa phương đang gánh hậu quả sạt lở.

Các nước ở thượng nguồn như Trung Quốc, Lào và Campuchia xây dựng các đập thủy điện tích trữ nước vào mùa lũ. Do đó, cát và phù sa chảy theo dòng nước về hạ nguồn giảm dần khiến các dòng sông sẽ tự bào mòn, xâm thực hai bên bờ để cân bằng dòng chảy nên gây ra sạt lở. Bên cạnh đó, tình trạng khai thác cát quá mức khiến thay đổi dòng chảy, dẫn đến sạt lở bờ sông, tiến sỹ Tuấn phân tích.

Theo Vietnam

Cần cơ chế hợp tác chủ động về nguồn nước sông Mê Kông

Lượng nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về khu vực ĐBSCL đã tăng lên đáng kể, giúp một số địa phương có thêm nguồn nước chống chọi với hạn hán.

Trong chuyến công tác mới đây đến đập Tiểu Loan và Cảnh Hồng trên sông Mê Kông qua tỉnh Vân Nam (còn gọi là sông Lan Thương) do Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức, phóng viên Đài TNVN có bài viết liên quan đến thông tin về quy trình vận hành, xả nước đập thủy điện thượng nguồn ở Trung Quốc và cơ chế hợp tác, cung cấp thông tin giữa các nước lưu vực sông Mê Kông - Lan Thương trong việc đối phó với hạn hán, mặn xâm nhập khu vực hạ du của dòng sông này.

Trên dòng sông Lan Thương qua tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hoàn thành 6 đập thủy điện gồm: Công Quả Kiều, Tiểu Loan, Mạn Loan, Đại Triều Sơn, Ngọa Trát Độ và Cảnh Hồng.

Cảnh Hồng là con đập cuối cùng trên sông Lan Thương tính đến thời điểm hiện nay xả nước qua phát điện vào sông Mê Kông qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Cần cơ chế hợp tác chủ động về nguồn nước sông Mê Kông - Hình 1

Mặt trước của đập Tiểu Loan - nơi nước xả xuống đập Cảnh Hồng phía hạ du

Ông Đường Thanh Đệ, Phó giám đốc Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng cho biết, đập thủy điện Cảnh Hồng xây dựng tháng 7/2013, phát điện vào tháng 6/2008, với 5 tổ máy phát điện, tổng công suất 1.750 MW. Đập nước Cảnh Hồng độ cao 108m, chiều ngang 746m, dung tích trữ nước khoảng 1,2 tỷ m3.

Ông Đường Thanh Đệ nói: "Về mặt điều hành, quy chế vận hành của đập Cảnh Hồng chủ yếu là dựa theo yêu cầu của cấp trên và tình hình sử dụng điện, cũng như tình hình nước đến từ thượng nguồn. Cơ chế vận hành chia thành 2 giai đoạn, mùa khô và mùa lũ. Cơ chế này được vận hành hợp lý tùy thuộc vào lưu lượng nước về từ thượng nguồn bởi vì trên đập nước Cảnh Hồng còn có một số đập nước khác".

Báo cáo của Nhà máy thủy điện Cảnh Hồng cho thấy, trong thời gian từ 15/3 đến 31/5 vừa qua, đập Cảnh Hồng đã xả nước qua phát điện vào sông Mê kông theo 3 giai đoạn, với tổng lượng nước xả đạt khoảng 12,6 tỷ m3, gấp 1,96 lần so với lượng nước tự nhiên, và gấp 1,4 lần so với lượng nước điều tiết thông thường. Theo ông Vương Hồng Minh, đại diện Cục Khoa học và Công nghệ, Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc đang phối hợp với các nước hạ nguồn trong đó có Việt Nam để đánh giá tình hình xả nước lần này.

Trong khuôn khổ hợp tác, các nước lưu vực sông Mê kông - Lan Thương đang ở mức nhóm công tác chung với các cuộc họp hàng năm. Nếu gặp vấn đề khẩn cấp, Bộ trưởng của 6 nước sẽ nhóm họp. Trong khuôn khổ hợp tác cứ 2 năm sẽ tổ chức hội nghị cấp cao giữa lãnh đạo Mê kông - Lan Thương.

Ông Vương Hồng Minh cho biết: "Phía Trung Quốc với thái độ cởi mở đối với việc hợp tác về nguồn nước tài nguyên với 6 nước. Đã có cơ chế đối thoại Trung Quốc - Myanmar và 4 nước Ủy hội Mê Kông. Đồng thời cũng có cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê kông, trong đó lấy hợp tác về nguồn tài nguyên nước là một trong những trọng điểm và sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề này".

Ông Paradis Someth, chuyên gia thuộc Phòng Kế hoạch Phát triển Lưu vực của Ủy hội sông Mê Kông cùng tham gia chuyến công tác chia sẻ: hiện nay, Trung Quốc mới chỉ cung cấp cho Ủy hội sông Mê Kông thông tin về mực nước, quy trình vận hành xả nước của các đập thủy điện của mình trên phần sông Lan Thương trong mùa lũ, còn trong mùa khô thì chưa có, hoặc chỉ trong trường hợp khẩn cấp mới thông tin.

Ủy hội Sông Mê kông đang phối hợp Bộ Thủy lợi Trung Quốc để đánh giá hiệu quả đợt xả nước này. Báo báo sẽ được gửi cho các nước thành viên trong Ủy hội trước khi công bố, dự kiến trong tháng 7/2016.

Ông Paradis Someth nói: "Hiện nay, Trung Quốc và các nước thành viên Ủy hội sông Mê Kông đang cùng hợp tác. Tôi rất hy vọng việc hợp tác tiếp tục được tăng cường và chặt chẽ hơn. Trong thời gian tới chúng tôi mong muốn được chia sẻ thông tin nhiều hơn. Thông qua nội dung bản báo cáo đánh giá chung giữa Trung Quốc và Ủy hội sông Mê Kông, đây cũng là khởi đầu từ phía Trung Quốc cung cấp thông tin trong mùa khô".

Dịp này, bà Trần Thị Bích Vân, Vụ Phó Vụ Thông tin Báo chí Bộ Ngoại giao Việt Nam dẫn đầu đoàn phóng viên khảo sát tình hình xả nước tại đập Cảnh Hồng bày tỏ, Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa cơ chế hợp tác Lan Thương - Mê Kông để sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn trước những tác động của biến đổi khí hậu.

Bà Vân nói: "Chúng tôi đánh giá cơ chế đem lại kết quả bước đầu hỗ trợ các nước hạ du sông Mê Kông ứng phó biến đổi khí hậu. Chúng tôi mong rằng, trong thời gian tới cơ chế hợp tác giữa các nước Mê kông - Lan Thương có những hoạt động thiết thực và trách nhiệm hơn để hỗ trợ cho các nước hạ lưu sông Mê Kông ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời thông qua đó cũng là kênh để trao đổi thông tin giúp cho các nước ở hạ lưu sông Mê Kông phát triển bền vững và sử dụng nguồn nước hiệu quả nhất".

Vào tháng 3/2016, theo đề nghị của Việt Nam, Trung Quốc và Lào đã thực hiện xả nước tại các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông để hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với tình trạng hạn hán và mặn xâm nhập do ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết El Nino.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng nước ngọt từ sông Mê Kông đổ về khu vực ĐBSCL đã tăng lên đáng kể, giúp một số địa phương có thêm nguồn nước chống chọi với hạn hán và đẩy mặn.

Cũng vào tháng 3 vừa qua, tại Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mê Kông - Lan Thương lần thứ nhất với chủ đề "Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai".

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung Tam Á "Vì một cộng đồng chung tương lai hòa bình và thịnh vượng giữa các nước Mê kông - Lan Thương" và khẳng định cam kết của sáu nước đối với hòa bình, ổn định và phát triển bền vững tại tiểu vùng Mê kông, đồng thời đề ra các định hướng lớn cho hợp tác Mê Kông - Lan Thương./.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI
22:51:26 07/11/2024
Bức ảnh bóng lưng nam thần cao hơn 2m gây sốt, lời kể của người chụp cũng siêu kịch tính
21:51:38 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024
Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump
23:14:23 07/11/2024
Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay
23:03:47 07/11/2024
Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024

Tin mới nhất

Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17

06:53:56 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Sáng sớm nay, bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 với cường độ gió mạnh cấp 14, giật cấp 17.

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Có thể bạn quan tâm

Bà Harris phát biểu nhận thua trước ông Trump trong bầu cử

Thế giới

07:43:32 08/11/2024
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có bài phát biểu nhận thua sau một chiến dịch tranh cử chớp nhoáng không thể ngăn cản ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở lại Nhà Trắng.

Đi về phía lửa - Tập 1: Lính mới gây chuyện, lính cũ đầy những "vết sẹo"

Phim việt

07:42:49 08/11/2024
Những thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy đều mang theo mình những vấn đề riêng, trong đó có cả nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản

Pháp luật

07:36:07 08/11/2024
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1...

Tìm về những cổng chùa Khmer độc đáo ở Tri Tôn

Du lịch

07:29:25 08/11/2024
Huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, sở hữu nhiều ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo. Theo đó, mỗi cổng chùa như cánh cửa đưa du khách vào không gian cổ kính, thanh bình.

Dũng "kính" của phim Độc đạo khoe ảnh bên vợ đẹp, con xinh

Hậu trường phim

06:41:28 08/11/2024
Trước khi kết thúc vai Dũng kính trong phim Độc đạo Nguyễn Mạnh Cường đã thực hiện bộ ảnh đặc biệt cùng vợ con để làm kỷ niệm.

Cô bạn thân "như hình với bóng" của con gái Donald Trump: Mỹ nhân gợi cảm đình đám với khối tài sản gần 40.000 tỷ

Sao âu mỹ

06:38:30 08/11/2024
Ngay sau khi Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, nhưng thông tin bên lề liên quan tới cuộc sống cũng như gia đình ông được truyền thông khai thác triệt để.

Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"

Tv show

06:29:37 08/11/2024
Thời gian đó, cả TP.HCM dậy sóng vì tôi, vì nhân vật tôi đóng. Họ nói tôi đóng vai phản diện nhưng người ta thích quá , NSND Kim Xuân nói.

Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"

Sao việt

06:19:15 08/11/2024
Con trai 5 tuổi mới biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói, biết tự mang giày khi mẹ nhắc... đã là điều vô cùng hạnh phúc đối với nữ nghệ sĩ nổi tiếng này.

Nhà còn ít bột mì, đem nấu thế này được ngay món ăn sáng vừa ngon lại chất lượng

Ẩm thực

05:58:23 08/11/2024
Chỉ vài phút là bạn đã có bữa sáng thơm nức mũi, nóng hổi này để thưởng thức rồi. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

7 chi tiết ẩn ít ai biết của bom tấn The Substance: Chiếc đầm cuối phim hé lộ kết cục của nữ chính

Phim âu mỹ

05:56:32 08/11/2024
Trứng phục sinh hay những chi tiết ẩn ý được cài cắm vào siêu phẩm kinh dị The Substance đang khiến netizen rần rần.