Nhớ vị Chủ tịch tỉnh và bản lĩnh xử lý bạo loạn nơi đại ngàn Tây Nguyên
Tôi biết anh Nguyễn Văn Lạng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã lâu. Âu cũng nhờ có việc anh chỉ huy chống bạo loạn thành công tại địa phương một cách khá mạnh mẽ, bản lĩnh, quyết đoán và êm thấm.
Mới đây, ngồi với anh, chúng tôi mới có dịp hỏi anh chuyện xửa xưa, một sự kiện cách đây đã 19 năm.
Vào thời điểm trước tháng 2/2001, anh Lạng khi đó là Phó chủ tịch thường trực tỉnh Đắk Lắk. Anh phải xử trí vụ hàng nghìn bà con dân tộc trong tỉnh bị kẻ xấu xúi giục, gây bạo loạn chính trị (từ ngữ này được Bộ Chính trị nhận định sau khi bạo loạn diễn ra). Đây cũng là thời điểm anh Lạng vừa được bầu làm Phó bí thư Tỉnh ủy để chờ HĐND bầu chức Chủ tịch tỉnh.
Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Văn Lạng (giữa) năm 2019 về thăm buôn Ea Bông, xã Cư ÊBur, TP Buôn Ma Thuột
Và rồi sau đó 3 năm (2004), với cương vị Chủ tịch tỉnh, anh thêm một lần được nhận nhiệm vụ từ Thường trực Ban Bí thư Phan Diễn giao là toàn quyền đứng ra giải quyết vụ bạo loạn ở Buôn Ma Thuột – TP lớn nhất vùng Tây Nguyên.
Ngày không thể nào quên
Sự kiện hàng nghìn bà con dân tộc tụ tập theo 7 đoàn người đi từ 6 hướng rầm rập kéo về thủ phủ Buôn Ma Thuột ngày 3/2/2001 khiến anh Lạng không thể nào quên bởi đó chính là ngày Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk tổ chức đại hội.
Họ chọn đúng ngày đó kéo về TP với những sự mồi chài của kẻ xấu từ nước ngoài, nào là “sẽ cho bà con hưởng sung sướng, sẽ được cái gọi là ‘chính phủ mới’ chia nhà, chia đất đai ngay” tại nơi sẽ là “thủ đô của nhà nước tự trị”…
Anh Lạng khi tiến hành Đại hội năm đó đã trong quy hoạch làm Chủ tịch tỉnh. Thế nhưng phải chờ họp HĐND bầu sau khi đại hội Đảng kết thúc. Vì thế, công việc chỉ huy do ông Y Luyện Niê Kđăm – Bí thư Tỉnh ủy, một vị lãnh đạo người dân tộc rất có uy tín – đảm nhiệm.
Và cặp bài ăn ý hiếm có hình thành sau nhiều nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh trong công tác chỉ đạo và điều hành, đó là Bí thư Y Luyện và Chủ tịch Nguyễn Văn Lạng.
Sau khi nắm tình hình, anh Lạng báo cáo với Bí thư Tỉnh ủy và bàn cùng các vị lãnh đạo rồi quyết định ra thông báo trước dân: Ai đi theo đám đông không có mục đích rõ ràng mà chỉ tò mò thì nên sớm trở về nhà, nếu không thì sẽ bị xem như là người đồng lõa với đám đông nổi loạn.
Vậy là đám đông đã có sự phân hoá, hơn một nửa về nhà.
Video đang HOT
Tiếp đó, anh Lạng quyết định chỉ gặp một số người được bà con cử ra làm đại diện trong trụ sở làm việc. Nếu ai còn lại, đứng ngoài nhưng cố tình vượt rào sẽ có biện pháp mạnh tay để nghiêm trị.
Bà con dân tộc Ê Đê trở nên quý mến anh Lạng…
Họ làm lễ tế theo phong tục dân tộc rất trang trọng, cầu mong sức khỏe cho anh, coi anh như người nhà
Gắn với đất Tây Nguyên
Anh Lạng lên đất Tây Nguyên năm 1975 sau khi thống nhất đất nước. Anh tốt nghiệp đại học rồi trưởng thành từ chính mảnh đất mà anh gắn bó 31 năm trường. Cho đến tận năm 2006, anh mới ra Trung ương nhận cương vị Thứ trưởng Bộ KHCN.
Ở cương vị Chủ tịch tỉnh, bà con dân tộc Ê Đê trở nên quý mến anh Lạng – người quê ở Ninh Bình vào sống với họ. Họ làm lễ tế theo phong tục dân tộc rất trang trọng, coi anh như người nhà.
Làm lãnh đạo một tỉnh từ khi chưa chia tách, với dân số trên 2 triệu người và có đến 38-39% là người theo tôn giáo quả là phức tạp.
Đối thoại sòng phẳng để tìm ra đâu là nguyên do người dân nghe lời xúi giục của kẻ xấu, anh Lạng hiểu ra nhiều điều về họ. Họ thú thật với anh rằng có những kẻ xúi họ đi đòi thành lập nhà nước riêng, tách khỏi chính quyền và sẽ có nhà trên phố, được sang nước ngoài định cư nếu muốn.
Đến năm 2004, lại thêm một vụ bạo loạn nổ ra với sự tiếp sức của các thế lực và giáo phái từ bên ngoài. Song, từ kinh nghiệm trước đó, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk với sự trợ giúp của cấp trên đã làm rất tốt, êm thấm theo hướng biến cái “đại sự” trở thành “tiểu sự” rồi sau đó tiếp tục biến từ “tiểu sự” kia trở nên “vô sự”. Cấp trên đánh giá rất cao vai trò của người đứng đầu chính quyền ngày đó là TS Nguyễn Văn Lạng.
Bình yên trở lại
Bằng nhiều biện pháp cộng với cách dân vận khôn khéo, sử dụng tiếng dân tộc của người đứng đầu chính quyền tỉnh, anh Lạng nhận được sự trợ giúp của nhiều lão thành trong Đảng, chính quyền tiền nhiệm được dân tin yêu, các chức sắc tôn giáo vốn có tiếng nói nhất định trong dân và ủng hộ chính quyền… Bình ổn dần trở lại với địa phương sau 2 lần xảy ra bạo loạn.
Những “chuyện lạ” mà tôi được biết qua 2 sự kiện nói trên thật thú vị. Vụ bạo loạn chính trị ở Tây Nguyên từ 19 và 16 năm trước, ta sẵn sàng tạo điều kiện cho báo chí tác nghiệp. Đã có 28 cơ quan báo chí trong nước và quốc tế được phép đến buôn làng tìm hiểu sự thật (có 12 hãng truyền hình, thông tấn, báo chí quốc tế lớn đến tận nơi). Các cơ quan Đại sứ quán, tổ chức nhân quyền của thế giới và một số nước nếu có quan tâm cũng được tạo điều kiện có mặt.
Ông Nguyễn Văn Lạng tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican năm 2004
Lần đầu tiên chính quyền phát đồ ăn và nước uống cho dân tham gia biểu tình. Anh Lạng phải xin ý kiến cấp trên, đề phòng dân đi cả ngày đường mà thiếu ăn, thiếu nước uống khiến cho lả người dễ bị các thế lực xấu kích động.
Người tiếp tế là các sinh viên Đại học Tây Nguyên và học sinh Trường Nội trú. Họ là con em người dân tộc. Ngoài việc cấp phát đồ ăn, nước uống cho bà con, họ còn nhẹ nhàng vận động bà con hãy trở về quê. Khi đám đông có biểu hiện phá phách thì lực lượng này sẽ cố gắng kiềm chế họ, tránh gây đổ máu…
Bằng biện pháp nghiệp vụ, chúng ta đã khéo léo ngăn bà con đi biểu tình bằng xe công nông, máy cày, máy kéo… để bà con dừng lại xuống đi bộ, tránh ách tắc giao thông. Sau khi sự việc được vãn hồi, chính quyền lại mời bà con lên nhận xe mang về, xe nào hư hỏng nặng cũng được chính quyền sửa chữa chu đáo…
Những chuyện từng xảy ra như thế, thực sự đến bây giờ tôi mới tường và thấy cách làm của Nhà nước ta thật nhân văn, có lý có tình…
Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn từng chia sẻ với tôi rằng, khi chuyện này xảy ra, chính anh, khi đó là Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin, đã thay mặt lãnh đạo Bộ mang lên cho 4 tỉnh Tây Nguyên hàng trăm loa cầm tay để dùng vận động bà con.
Lúc đến Đắk Lắk, anh Doãn làm việc với TS Lạng thì được biết anh Lạng xử lý công việc khá bài bản. Khi đó nhiều vị rất ngại trả lời báo chí thì anh Lạng lại rất chú trọng công việc này. Anh coi đó như là một kênh quan trọng, chính thống để chuyển tải thông tin đến mọi người dân. Vì thế mà sau này, khi đi giảng bài về xử lý khủng hoảng truyền thông, anh Doãn lấy vụ bạo loạn Tây Nguyên năm xưa như một dẫn chứng sinh động, một kinh nghiệm tốt từ thực tiễn cho bài giảng của mình.
Bài học xử lý khủng hoảng
Trong thực tế cuộc sống, chúng ta có rất nhiều bài học quý báu được đúc kết từ thực tiễn. Đó là những bài học dễ gì mua nổi trong thời gian ngắn. Tiếc rằng, nhiều khi chúng ta lại xem nhẹ nó mỗi khi gặp khủng hoảng. Chúng ta phải tỉnh táo quyết định cách xử lý sao cho đúng nhất, tránh thiệt hại nhất về người và của cũng như thứ còn lớn hơn thế nữa, đó là niềm tin của dân vào Đảng và Nhà nước, không để các thế lực xấu lợi dụng, lôi kéo nhân dân ta.
Tây Nguyên vốn là mảnh đất gắn bó với cuộc chiến tranh thống nhất đất nước. Người dân Tây Nguyên từng một lòng một dạ đi theo cách mạng. Tiếc rằng sau chiến tranh, cuộc sống của người dân Tây Nguyên tuy đã có nhiều cải thiện so với trước nhưng cũng có nhiều vấn đề nóng đặt ra. Cái gốc vấn đề là đất đai, sở hữu đất đai của người dân và cả sự phân hóa giàu nghèo.
Muốn vững mạnh thì chính quyền cơ sở phải rất vững chắc, gần dân, được lòng dân. Không nên để tình trạng khiếu kiện vượt cấp kéo dài mà không có nơi giải quyết hoặc giải quyết không rốt ráo, khiến những nổi cộm tích tụ tạo sự bất an ngay trong lòng dân, nhất là chính sách đền bù đất đai, hoa màu mỗi khi bà con giao cho nhà đầu tư.
Phải làm sao để người nhường đất có quyền lợi gắn bó lâu dài hơn với các doanh nghiệp. Có như vậy cuộc sống của bà con các dân tộc mới đảm bảo và không có chuyện người dân kéo nhau đi biểu tình, gây bất ổn chính trị, kinh tế, xã hội.
Bạc Liêu đã huy động được hơn 12.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Chiều 7/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung - Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh đã chủ trì Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung, cho rằng: Trong 5 năm qua măc du trong điêu kiên con nhiêu kho khăn, thach thưc, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng Đang bô, quân va dân trong tinh đa nô lưc phân đâu, thưc hiên toan diên cac muc tiêu, nhiêm vu và đat đươc nhưng thanh tưu rât quan trong.
Hoàn thành toàn bộ 20/20 chỉ tiêu chủ yếu của nhiệm kỳ, tăng trưởng đạt mức bình quân trên 7%/năm, thuộc nhóm đầu của ĐBSCL; 5 chỉ tiêu quan trọng đều nằm trong tốp 5 của vùng ĐBSCL (đó là Tốc độ tăng trưởng; GRDP bình quân đầu người; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội/quy mô GRDP; Sản lượng tôm; Tỷ lệ giảm nghèo).
Dịp này, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung kêu gọi các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh hãy tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua thách thức, hoàn thành thắng lợi mục tiêu định hướng về kế hoạch xây dựng nông thôn mới trong 10 năm tới.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện 10 năm xây dựng nông thôn mới của tỉnh; kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 cho thấy, qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai đoạn 2011-2020, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tổng nguồn vốn hơn 12.000 tỷ đồng. Từ nguồn vốn trên, tỉnh đã triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng tại khắp các vùng nông thôn.
Đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã có 49/49 xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 29 thiết chế văn hóa xã đi vào hoạt động, đã xây dựng đưa vào sử dụng 141 nhà văn hóa ấp, có 152/198 trường cấp huyện quản lý đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, đào tạo nghề cho hơn 121 nghề 300 lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,17%, giải quyết việc làm trên 110.000 lao động; Hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%, ước đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1%; Đưa thu nhập bình quân đầu người đạt trên 58 triệu đồng, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 99,82%, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 99%...
Với những quyết tâm và nỗ lực trên, tỉnh Bạc Liêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới với 49/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới; có 5/7 đơn vị cấp huyện cơ bản đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, 2 đơn vị huyện còn lại đang hoàn chỉnh và thực hiện quy trình đề nghị công nhận trong thời gian tới. Có 15 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và có 67/67 ấp nông thôn mới kiểu mẫu.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện 10 năm xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tham luận tại Hội nghị, đại biểu đồng tình nhất trí cao với báo cáo trình bày tại Hội nghị và tập trung thảo luận đánh giá phân tích kết quả thành tựu đạt được và những tồn tại, nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện Chương trình.
Qua đó, đề xuất các cơ chế, chính sách và giải pháp chủ yếu triển khai thực hiện kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 Bạc Liêu sẽ có 49/49 xã đạt chuẩn xã Nông thôn mới nâng cao, 15/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu Và được Thủ tướng Chính phủ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Các đại biểu cũng đưa ra định hướng giai đoạn 2026 - 2030: tỉnh có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 7/7 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam nhiệm kỳ 2020-2025 Trong hai ngày 28 và 29/9, Hội Nhà báo tỉnh Hà Nam đã tổ chức thành công Đại hội Hội Nhà báo tỉnh lần thứ V nhiệm kỳ 2020-2025. Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tặng Hội Nhà báo Hà Nam bức trương.Ảnh Báo Nhandan.com.vn Nhiệm kỳ qua, Hội Nhà báo tỉnh đã phát...