Nhớ về chợ Đồng Văn một thời đã xa
Chợ Đồng Văn sau khi bị di dời vào năm 2010 nhường lại không gian cho các dịch vụ khác, phiên chợ cổ đã để lại biết bao nuối tiếc.
Dưới đây là hình ảnh hoài niệm của chợ trước khi chuyển địa điểm mới.
Chợ Đồng Văn họp theo phiên cố định, vào tất cả các ngày Chủ Nhật. Nơi đây thu hút rất đông đồng bào các dân tộc trong huyện Đồng Văn, đủ mọi dân tộc. Trước đây khi chưa phổ biết xe máy, người Mông ở xa phải đi từ chiều hôm trước mới đến chơi chợ vào sớm hôm sau.
Chợ cổ Đồng Văn gồm 3 dãy nhà xây một tầng theo hình chữ U, bằng đá, hầu như còn nguyên vẹn đến ngày nay. Trong không gian này là dãy hàng ăn truyền thống, khói tỏa nghi ngút từ chảo thắng cố, thùng nấu phở… thơm phức tạo nên một không gian chợ sôi động vào mang đậm nét đặc trưng của đồng bào nơi đây.
Ở bên ngoài không gian đá chữ U, người dân cũng họp và buôn bán nhiều mặt hàng được sắp xếp theo từng khu, khu bán rương (hòm đựng đồ), , bán lợn, chó… Ở phía xa là mái ngói lô nhô của dãy nhà trong khu phố cổ Đồng Văn.
Thắng cố là món ăn nổi tiếng và rất đặc trưng của chợ phiên vùng cao nguyên đá Đồng Văn, tại các phiên chợ nơi đây đều có. Chảo thắng cố được nấu từ thịt và nội tạng ngựa, với các loại gia vị truyền thống của người Mông đem đến mùi vị không lẫn đi đâu được, rất hấp dẫn.
Người Mông xuống chợ ăn thắng cố thường mang theo một túi cơm, hoặc xôi để ăn kèm. Đây là món ăn rất được ưa thích của người Mông. Trong ảnh là vợ chồng anh Vàng Sính Ly (xã Tả Lủng, Đồng Văn) đang vui vẻ thưởng thức món thắng cố tại chợ.
Video đang HOT
Ngoài ra món phở ăn cùng bánh phở hoặc mì tôm cũng rất đông khách. Món ăn này là món gần như mọi người dân đến chợ đều thưởng thức.
Đến chợ Đồng Văn đông nhất là người Mông, tiếp đến là Tày, Nùng, Hán, Mông, Hoa, Dao… Trong khu phố cổ Đồng Văn hiện còn khoảng trên dưới 40 ngôi nhà cổ, trong đó cổ nhất là hai ngôi nhà của dòng họ Lương, có niên đại tới 300 năm, những ngôi nhà còn lại đều khoảng 100 năm.
Chợ họp từ tờ mờ sáng, đến qua trưa thì tan. Người dân đi chợ mua sắm các vật dụng thiết yếu, thực phẩm, gia súc gia cầm. Có người chỉ ôm một con gà, hoặc con chó nhỏ xuống chợ, bán xong lấy tiền mua sắm. Trong ảnh là khu bán rương ở phía ngoài chợ.
Chân dung một em bé người Mông.
Thói quen của đồng bào nơi đây là buộc dây dắt lợn con chứ không cho vào lồng, ai mua cúi xuống xem. Đây là khu vực khá nhộn nhịp tại chợ, họ chỉ bán lợn con.
Người dân đi chợ ngoài để mua sắm còn là nơi gặp gỡ giao lưu, điểm vui chơi hò hẹn, thưởng thức các món ăn yêu thích. Chợ là tất cả đối với đồng bào nơi đây. Trong ảnh là một quán nước tại dãy nhà cổ bên cạnh khu nhà đá chữ U.
Đàn ông Mông có thú chơi chim và thổi khèn. Những chiếc khèn của người Mông có thể làm mất cả tuần trời, vào phiên chợ, họ mang xuống trao đổi, mua bán, thổi những điệu khèn mộc mạc đưa điệu nhảy của các đôi trai gái.
Trước đây người dân đều biết se sợi lanh, dệt vải, tự may cho mình những bộ quần áo dân tộc truyền thống. Nhưng ngày càng ít dần, chợ bán nhiều loại quần áo may sẵn của các dân tộc, với giá khá rẻ và đa chủng loại. Trong ảnh là khu bán quần áo.
Phiên chợ bò ở cao nguyên đá
Cứ vào Chủ nhật hàng tuần tại chợ phiên nằm giữa trung tâm huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, người dân ở xung quanh huyện dắt bò lên bán và người miền xuôi đánh xe lên mua.
Không chỉ là nơi trao đổi buôn bán, chợ bò Mèo Vạc còn là nơi giao lưu, gặp gỡ của những người bạn.
Hà Giang, tỉnh vùng cao cực bắc của Tổ quốc không chỉ hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp hùng vĩ của cao nguyên đá tai mèo, mà còn hấp dẫn du khách bởi nét đẹp văn hóa với những buổi chợ phiên của bà con các dân tộc. Trong những phiên chợ bán các sản vật địa phương thì chợ bò của huyện Mèo Vạc họp vào chủ nhật hàng tuần là nét độc đáo của đồng bào Mông, Dao, Lô Lô, Tày.
Hoạt động mua, bán tại chợ bò huyện Mèo vạc chủ yếu là đồng bào người Mông.
5h sáng, chợ bò đã bắt đầu họp, từ xa người đi chợ đã nghe thấy những âm thanh vui tai của lục lặc đeo ở cổ những con bò.
Trung bình mỗi phiên chợ có khoảng từ 300-400 con bò.
Giá trung bình mỗi con bò dao động từ 25 đến 27 triệu đồng.
Chị Thò Thị Già ở xã Lũng Phìn bán bò mẹ và bê con với giá 30 triệu đồng.
Nếu tại phiên chợ này, người dân không bán được bò thì đợi đến phiên chợ sau họ lại mang bò đến bán.
Con bò của nhà anh Vàng Mí Dính đã nuôi được 5 năm, anh chia sẻ: Nó là con bò đắt nhất tại phiên chợ này với trọng lượng khoảng 460 kg với giá 70 triệu đồng. Thế nhưng anh không bán, mà chỉ đem bò của mình đến chợ để khoe và học hỏi cách chăm, nuôi bò với mọi người thôi.
Ở chợ bò không có cảnh người chèo kéo mua và bán, người dân dắt bò ra chợ nếu được giá thì bán không được giá thì vui vẻ dắt về để phiên chợ sau.
Với đồng bào dân tộc, con bò là cả một gia sản, vì thế khi bán xong họ soi tiền, đếm tiền rất tự hào.
Người dân dắt bò về nhà sau khi đã chọn mua được con bò ưng ý.
Chợ Lộc Bình - phiên chợ Tết đặc biệt của những chiếc bao tải Mỗi người một chiếc bao tải vào chợ, mọi loại hàng hóa sau khi mua đều bỏ vào đây, khoác lên vai và toòng teng đi mua sắm như với một chiếc túi xách thông thường. Chợ Lộc Bình (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) là phiên chợ cổ họp theo lịch âm (các ngày 1, 6, 11, 16, 21, 26) thu hút rất...