Nhờ vaccine COVID-19, ba ‘ông lớn’ dược phẩm thu lời 1,5 tỷ đồng mỗi phút
Pfizer, BioNTech và Moderna đang kiếm được khoản lợi nhuận kết hợp là 65.000 USD (gần 1,5 tỷ đồng) mỗi phút từ sản phẩm vaccine ngừa COVID-19 của họ.
Theo phân tích của Liên minh vaccine nhân dân (PVA) dựa trên báo cáo thu nhập của ba công ty trên, họ đã bán phần lớn liều lượng sản xuất được của họ cho các nước giàu có, khiến các quốc gia thu nhập thấp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vaccine.
PVA ước tính ba “ông lớn” dược phẩm này sẽ thu lợi nhuận trước thuế là 34 tỷ USD trong năm nay, tức hơn 1.350 USD mỗi giây, 65.000 USD mỗi phút hay 93,5 triệu USD mỗi ngày.
Bà Maaza Seyoum thuộc PVA ở châu Phi cho hay: “Thật đáng trách khi một vài công ty kiếm được hàng triệu USD lợi nhuận mỗi giờ, trong khi chỉ 2% người dân ở các quốc gia thu nhập thấp được tiêm phòng đầy đủ chống virus SARS-CoV-2″.Theo PVA, Pfizer và BioNTech chuyển giao chưa đầy 1% tổng sản lượng vaccine cho các nước thu nhập thấp, trong khi tỷ lệ này ở Moderna là 0,2%. Hiện nay, 98% người dân ở các nước thu nhập thấp chưa hoàn thành việc tiêm ngừa COVID-19.
Hành động của ba công ty trên bị cho là trái ngược với AstraZeneca và Johnson & Johnson. Hai công ty ở Anh này đã cung cấp vaccine cho các nước dựa trên nền tảng phi lợi nhuận, mặc dù tuyên bố sẽ chấm dứt động thái này trong tương lai khi tình hình dịch bệnh hạ nhiệt.
Video đang HOT
PVA cho biết rằng mặc dù nhận được nguồn ngân sách công hơn 8 tỷ USD, Pfizer, BioNTech và Moderna vẫn từ chối lời kêu gọi chuyển giao công nghệ vaccine cho những nhà sản xuất ở các nước thu nhập thấp và trung bình thông qua Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Động thái này có thể gia tăng nguồn cung vaccine toàn cầu, giảm giá thành cũng như cứu sống hàng triệu sinh mạng.
PVA, với 80 thành viên bao gồm Liên minh châu Phi, Global Justice Now, Oxfam và UNAids, đang kêu gọi các tập đoàn dược phẩm đình chỉ ngay quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19.
Mỹ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi
Ngày 1-11, Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong tuần này.
Trẻ em từ 5-11 tuổi ở Mỹ sẽ sớm được tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech - Ảnh: BCC
Hàng triệu liều vắc xin cho trẻ em ở nhóm tuổi này sẽ đến các trung tâm phân phối trong vài ngày tới. Hiện chính phủ liên bang đã mua đủ số vắc xin để tiêm cho tất cả 28 triệu trẻ em đủ điều kiện.
Nhà Trắng cho biết bắt đầu từ ngày 8-11, chương trình tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ vận hành hết công suất.
Ngày 29-10, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer (Mỹ) cho trẻ em 5-11 tuổi, mở đường cho việc tiêm chủng cho 28 triệu trẻ em thuộc nhóm tuổi này do lợi ích của vắc xin nhiều hơn so với nguy cơ tác dụng phụ.
Hôm nay, 2-11, CDC sẽ quyết định về cách thức tiến hành tiêm với một nhóm cố vấn bên ngoài.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp phép sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 6-11 tuổi, mở đường cho việc tiêm vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi này.
Ngày 1-11, người đứng đầu BPOM Penny Lukito thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Sinovac cho thấy vắc xin này an toàn đối với trẻ em từ 6-11 tuổi. Bà Penny cho biết việc cấp phép sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em là vấn đề cấp bách, vì các trường học đang bắt đầu triển khai từng bước học trực tiếp.
Trước đó, BPOM đã cấp giấy phép sử dụng vắc xin của Sinovac cho trẻ em từ 11-17 tuổi. Báo cáo thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy khả năng sinh miễn dịch của vắc xin ở trẻ em cao hơn người lớn. Tỉ lệ này ở trẻ em là 96,15% so với 89,04% ở người lớn.
Vắc xin của Sinovac là vắc xin đầu tiên được đăng ký với BPOM để sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi 6-11.
Người bị đau tim nhiễm COVID-19 có tỉ lệ tử vong cao
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nội khoa JAMA, nếu bệnh nhân nhiễm COVID-19, tỉ lệ sống sau cơn đau tim của họ thấp đi đáng kể.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 80.000 người bị đau tim ở Mỹ từ năm 2019-2020. Khoảng 76.000 trong số họ bị đau tim tại nhà hoặc tại nơi làm việc và các môi trường cộng đồng khác. Trong nhóm này, 15,2% trường hợp có nhiễm COVID-19 chết sau đó tại bệnh viện. Tỉ lệ này của bệnh nhân đau tim không có COVID-19 là 11,2%.
Trong số khoảng 4.000 bệnh nhân nhập viện khi bị đau tim, 78,5% người có COVID-19 tử vong, so với 46,1% người không có COVID-19.
Nhìn chung, các bệnh nhân đau tim nhiễm COVID-19 có nhiều khả năng bị ngừng tim. Các nhà nghiên cứu cho biết họ cần nghiên cứu sâu thêm để hiểu tại sao chẩn đoán COVID-19 lại làm tăng nguy cơ tử vong ở người đau tim.
Thế giới đã ghi nhận trên 245,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 27/10, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 245.548.901 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.983.723 ca tử vong. Hiện có 222.553.453 người đã khỏi bệnh. Trong số 18.011.725 ca đang điều trị, có 75.614 ca đang trong tình trạng nguy kịch. Nhân viên y tế chuyển thi thể bệnh...