Nhỏ thủ dâm quá đà, lớn khó đạt khoái cảm
ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà – Khoa Tâm lý (BV Nhi Đồng 2) khuyến cáo thủ dâm quá đà ở trẻ dậy thì sẽ ảnh hưởng kéo dài đến các cảm xúc quan hệ tình dục ở tuổi trưởng thành. Khi trẻ lập gia đình sẽ khó tìm thấy những khoái cảm.
Ảnh minh họa
Trẻ thủ dâm nhiều càng có nhân cách khá lệch lạc, phát triển tâm lý không lành mạnh, thu hẹp các quan hệ xã hội; về sau dễ có những suy nghĩ tiêu cực trong cảm xúc, trong tình yêu.
Hàng ngày, khoa Tâm lý BV Nhi Đồng 2 tiếp nhận nhiều bà mẹ hốt hoảng đưa con đến khám vì các biểu hiện được cho là không bình thường, như cạ gối, trượt trên tay vịn cầu thang… Trung bình, hàng tháng, ThS. Hà tiếp nhận khoảng 6 – 7 trường hợp trẻ lớn thật sự có những rối loạn về hành vi thủ dâm.
3 tuổi bắt đầu có cảm giác
ThS. Hà cho biết: “Ngay bản thân cha mẹ không hiểu được, bản thân mình vô tình khơi dậy những cảm giác cho đứa trẻ qua tắm rửa, hôn con… Và khi phát hiện ra cạ vào những chỗ đó sẽ được cảm giác khoan khoái, trẻ sẽ tự sờ vào những bộ phận sinh dục, bằng cách ôm gối lăn qua lăn lại, hoặc leo lên ôm tay vịn cầu thang. Trẻ làm một cách tự nhiên, không xấu hổ, trong khi cô giáo hoặc cha mẹ lại hốt hoảng cho rằng trẻ có hành vi thủ dâm bậy bạ”.
Cũng theo TS hà, một đứa trẻ 3 – 5 tuổi đã bắt đầu có những phân biệt giới tính, nên rất thích tìm hiểu về đặc điểm cơ thể. Trẻ có thể hỏi: “Vì sao bạn gái cùng lớp khác con?” “Bạn gái chê con hôm nay mặc đồ xấu”…
Ngoài ra, một đứa trẻ có rối loạn lo âu do mẹ chuyển công tác, nhà mắc nợ, có thêm thành viên mới, mâu thuẫn giữa mẹ với ông bà cũng có những biểu hiện tạm gọi là “thủ dâm” để tự trấn an. Vì ở những lứa tuổi này, ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh như người lớn, hiểu không tới mọi chuyện nên dễ có hành vi này.
Video đang HOT
Do đó, trẻ cấp tiểu học có hành vi thủ dâm, người làm tâm lý phải tìm hiểu nguyên nhân để điều chỉnh. Thậm chí, ThS. Hà cũng đang điều trị cho một bệnh nhi nam 5 tuổi thủ dâm do bắt chước “cha mẹ yêu nhau.”
“Một mặt do nhà cửa chật hẹp, mặt khác trẻ rất nhạy cảm. Nhiều khi cha mẹ cho rằng trẻ đã ngủ say sẽ không biết bố mẹ làm gì. Đó là một quan niệm sai lầm. Trẻ có thể giả bộ ngủ, hoặc tự cảm nhận được hết mọi thứ xung quanh. Sau một vài lần chứng kiến cha mẹ yêu nhau, trẻ bắt chước và tự thủ dâm, bạ đâu cạ đấy”.
Đối với những trẻ như vậy, các chuyên gia tâm lý chỉ hướng dẫn trẻ chừng mực, có nơi có chỗ, và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể thao, để không có thời gian rảnh. Khi trẻ được chơi, được vận động, năng lượng sẽ được giải tỏa.
Trẻ sẽ được điều chỉnh hành vi đúng với lứa tuổi bằng những lời hướng dẫn, ví dụ: “con cạ hoài sẽ làm rách quần, mẹ tốn tiền mua”, “con cạ hoài sẽ làm dơ người”.
Không có bất cứ nhu cầu gì
Ở những trẻ lớn, thủ dâm là một hành động tự nhiên, không có gì gọi là tội lỗi hay bậy bạ vì lúc đó hóc môn sinh dục thay đổi. Trẻ bắt đầu dậy thì, thay đổi mọi cử chỉ, dáng đi cho đến giọng nói, bé gái ở độ tuổi 8 – 13 còn bé trai từ 10 – 15. Những đứa trẻ phát triển tâm sinh lý bình thường, trung bình một tháng có thể thủ dâm từ 4 – 8 lần.
ThS Hà chia sẻ: “Thủ dâm được coi là bệnh lý cần điều trị khi tần suất thủ dâm của trẻ nhiều lần trong ngày. Nhiều lần đến mức trẻ không quan tâm đến tất cả mọi hoạt động, từ chối hết mọi nhu cầu, từ chối tiếp xúc ngoài chuyện trẻ thích thu mình, muốn ở trong một căn phòng đóng kín.
Cha mẹ có thể tự kiểm tra bằng cách rủ con đi du lịch, đi xem phim, đi ăn, đi bơi. Bên cạnh đó, trẻ mất ngủ, suy nhược thần kinh – cơ thể hoặc bị béo phì do ăn uống vô độ hoặc bỏ ăn. Đó cũng là dấu hiệu của thủ dâm quá mức. Thủ dâm trở thành bệnh lý khi tất cả những tình trạng trên kéo dài từ 3 – 6 tháng.
Theo Hương Cát
Một thế giới
Cách hay, nhanh để chữa say nắng, say nóng
Hãy đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo và phun hoặc lau nước mát khắp người, sử dụng quạt tốc độ lớn.
Uống nhiều nước luôn là cách giúp bạn phòng say nắng
Trong thời tiết nắng nóng gay gắt như những ngày vừa qua dễ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, đặc biệt rất dễ bị say nắng, say nóng. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.
Say nóng:
Nguyên nhân dẫn đến say nóng thường do lao động nặng nhọc trong môi trường nóng, trời quá nắng vào buổi chiều, nóng hầm lò, nơi không khí ẩm thấp, có thể bị say nóng.
Biểu hiện: Chóng mặt, mệt, dễ xúc cảm, buồn nôn và nôn tiêu chảy, lú lẫn, sảng, mờ mắt, co giật, trụy tim mạch và mất ý thức. Da nóng và lúc đầu lấp xấp mồ hôi sau đó khô, mạch mạnh lúc đầu, huyết áp lúc đầu tăng nhẹ nhưng sau đó hạ huyết áp, nhiệt độ thường trên 41oC. Đột quỵ nóng do gắng sức có thể biểu hiện bằng trụy tim mạch đột ngột và mất tri giác, rối loạn hành vi.
Say nắng:
Là tình trạng thường gặp khi phải lao động hoặc đi bộ lâu ngoài nắng nhất là buổi trưa khi trời nắng gay gắt.
Biểu hiện: Say nắng có biểu hiện giống như say nóng nhưng thường diễn biến nhanh, kèm theo các biểu hiện rối loạn thần kinh trung ương (mất phương hướng, ảo giác, lẫn lộn, co giật, hôn mê...)
Cách cứu chữa người bị say nắng, say nóng:
Việc chữa trị nhằm hạ nhanh thân nhiệt và kiểm soát các tác động thứ phát. Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo và phun hoặc lau nước mát khắp người, sử dụng quạt tốc độ lớn. Bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da hứng được càng nhiều gió càng tốt.
Các biện pháp khác gồm: sử dụng khăn ướt lạnh, đắp nách, bẹn, khuỷu, cổ, ngâm cả bàn tay và cẳng tay và nước mát, cho uống nước đường nhạt pha thêm ít muối. Nếu sau 1 giờ, thân nhiệt xuống tới 39 độ C là đạt hiệu quả, sau đó tiếp tục theo dõi trong vòng 24 giờ tại cơ sở y tế để được khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.
Cách phòng say nóng, say nắng:
Vào mùa nắng, thời tiết nóng cần uồng nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, các loại rau củ quả chứa nhiều kali như rau má, cà chua, rau đay, mồng tơi..., mặc quần áo rộng, thoáng mát, thoát mồ hôi.
Không nên ở lâu, làm việc quá sức trong môi trường quá nóng, nắng, khi phải đi bộ ngoài nắng phải đội nón, mũ.
Trẻ em, người lớn tuổi, bệnh lâu ngày hoặc người uống rượu bia không phơi nắng, nóng lâu.
Ngoài ra, việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe thường xuyên cũng giúp cơ thể có sức chống chọi với sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa.
Theo SKĐS
Dấu hiệu sớm báo trẻ bị viêm màng não Sốt, đau đầu, nôn,... là những triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên, sốt virut,... nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm màng não. Cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến bệnh của trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu viêm màng não và điều trị kịp thời. Ảnh: MH Vì vậy cần phát hiện...