Nhổ rễ của loài cây đặc biệt có mùi hương, nông dân thu 70 triệu/ha
Vào dịp này, người dân Thanh Chương (tỉnh Nghệ An) lại vào vụ hoạch đại trà cây rễ hương (còn gọi là cây hương bài). Loại cây đặc biệt toả mùi hương này đã đem lại cho bà con nông dân nguồn thu khá, khoảng 60 – 70 triệu đồng/ha.
Cây hương bài là một loại cây thảo mộc bản địa, sống tự nhiên trên các vùng rừng núi, phân bổ hầu khắp từ Bắc đến Nam. Lá cây hương bài sắp xếp trên thân cây xòe ra trông giống như thẻ bài, rễ có mùi thơm nên gọi là hương bài. Từ xa xưa người dân phía Bắc và miền Trung đã sử dụng cây hương bài để làm nguyên liệu sản xuất hương đốt.
Những năm qua, nhiều diện tích đồi thoải ở các xã Thanh Nho, Thanh Đức, Thanh Mỹ, Thanh Hòa, Thanh Thủy… được người dân phủ xanh bằng cây rễ hương. Ảnh: Huy Thư
Rễ cây hương có vị đắng và thơm, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, kích thích, lợi tiêu hoá, gây trung tiện, lợi tiểu và điều kinh. Tinh dầu mát và dễ chịu có mùi của Hoa tím, rất bền nếu là tinh dầu nặng. Rễ hương bài dùng để làm nguyên liệu làm hương trầm thắp vào dịp lễ, tết, có mùi thơm đặc trưng.
Ngoài ra, người ta còn chiết xuất tinh dầu từ cây rễ hương để làm bột, làm kem, làm xà phòng cao cấp…
Bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, rễ hương được người dân thu hoạch đại trà phục vụ cho việc sản xuất hương Tết. Ảnh: Huy Thư.
Thanh Nho là xã có diện tích trồng cây rễ hương nhiều nhất huyện Thanh Chương, tập trung ở các xóm 7, 8, 9, 10; với diện tích từ 30 – 70 ha/năm.
Thu hoạch rễ hương khá tốn công, người lao động phải mang cuốc đi đào từng gốc cây. Một người dân xóm 10 xã Thanh Nho chia sẻ: “Làm rễ hương, một người trồng, ba người đào”. Năm nay diện tích trồng rễ hương không tăng, trong khi nhu cầu thị trường lớn nên việc thu mua đang “ nóng” trên thị trường. Ảnh: Huy Thư
Video đang HOT
Cây rễ hương đạt chất lượng tốt là loại cây già, rễ nhiều, thơm; giá thu mua hiện tại khoảng 8.000 đồng /kg tươi, 28.000 đồng/kg khô. Ảnh: Huy Thư
Sau khi đào, kéo được cây lên, người thu hoạch thường cầm cả nắm rễ hương đập vào 1 cái gốc cây cho sạch đất. Đào cây đến đâu thì dời gốc cây đến đó.
Theo anh Nguyễn Phùng Nhỏ ở xóm 8, xã Thanh Nho, nhà anh trồng hơn 0,5 ha rễ hương, nếu bán tại ruộng được 30 triệu; còn tự mình thu hoạch, sơ chế thì giá được gần gấp đôi. Vào mùa thu hoạch rễ hương, các hộ dân thường đổi công cho nhau hoặc đi làm công cho các lái buôn”. Ảnh: Huy Thư
Rễ hương sau khi thu hoạch được chặt ngắn, lấy 10 -12 cm phần gốc, sấy khô, có thể nghiền bột… Trên địa bàn xã Thanh Nho, hiện có 3 xưởng chế biến lớn, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Ảnh: Huy Thư
Sản phẩm rễ hương Thanh Chương được khách hàng ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng… ưa chuộng. Cơ sở thu mua Sinh Vân cho biết, mỗi tháng họ xuất đi hàng chục tấn rễ hương. Ảnh: Huy Thư
Ông Trần Đình Truyền – Phó chủ tịch xã Thanh Nho khẳng định: “So với các cây trồng khác như chè, sắn, cây rễ hương đem lại thu nhập cao hơn, khoảng 60 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, rễ hương khá kén đất, trồng 1 – 2 năm phải luân canh cây trồng khác”. Ảnh: Huy Thư
Theo Huy Thư (Báo Nghệ An)
Về xứ sở hồng không hạt cổ thụ, người dân thu 8 tỷ mỗi vụ
Hàng trăm gốc hồng không hạt ở xã Nam Anh, huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) trăm tuổi vẫn trĩu quả, giúp nhiều hộ dân thu họach khá. Chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con đẩy mạnh nhân rộng loại cây này nhằm tạo vùng sản xuất hàng hóa quy mô hơn.
Xứ sở hồng không hạt
Những ngày này, người dân xã Nam Anh, Nam Đàn (Nghệ An) đang nhộn nhịp vào mùa thu hoạch hồng không hạt. Được mùa, được giá, nhiều hộ gia đình thu tiền triệu mỗi ngày.
Toàn xã Nam Anh hiện có khoảng 100ha diện tích trồng hồng không hạt. Ảnh: Lê Tập
Hòa chung niềm vui của người dân nơi đây, phóng viên Dân Việt đã có mặt tại xã Nam Anh và bắt gặp người dân đang vận chuyển những bao tải hồng nặng trịch chở ra các chợ và mọi ngả đường để bán.
Những quả hồng không hạt còn tươi rói, vàng ươm, vị ngọt dịu, giòn, thơm, nhiều đường cát, giàu dinh dưỡng, không sử dụng hóa chất bảo quản là đặc sản của địa phương này.
Hồng không hạt ở xã Nam Anh nói riêng, vùng đồi núi Đại Huệ nói chung nổi tiếng là thơm ngon, ngày được nhiều người tiêu dùng khắp cả nước biết đến.
Hồng không hạt được mùa, được giá nên người dân Nam Anh rất vui mừng, phấn khởi. Ảnh: Lê Tập
Ông Lê Trọng Mạnh (xóm 8, Nam Anh) cho biết: "Hồng bản địa có 2 loại, hồng trứng và hồng cậy (đều không hạt), người dân ở đây cũng không nhớ rõ hồng trồng từ năm nào, mà chỉ biết cây hồng đã có tại địa phương từ nhiều đời trước. Có những gốc gần cả trăm năm tuổi, cây vẫn trĩu quả, ngọt và to. Chúng tôi phải bảo tồn loại giống hồng này".
Bà Nguyễn Thị Mão (xóm 9, có hơn 80 gốc hồng không hạt gần trăm tuổi) hồ hởi nói: "Dịp này về xã Nam Anh là về với mùa hồng, với những cánh rừng nổi bật màu vàng của quả hồng chín. Năm nay hồng được mùa, được giá, gia đình tôi thu hoạch khoảng 7-8 tấn, giá bán tại vườn cho thương lái là 17.000 - 25.000 đồng/kg. Một vụ hồng cũng kiếm được gần 80 - 90 triệu đấy. Người dân ở đây cũng khá giả lên nhờ cây hồng không hạt".
Cảnh mua bán hồng không hạt nhộn nhịp ở xã Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An. Ảnh: Lê Tập
Còn gia đình ông Tư (xóm, Nam Anh) chia sẻ: "Gia đình tôi có 50 - 60 gốc hồng không hạt cổ thụ, mỗi vụ cho thu hoạch hàng tấn hồng. Nhờ bán hồng không hạt mà kinh tế gia đình tôi khấm khá hẳn lên. So với mọi năm, năm nay hồng được mùa, giá bán cũng cao nên thương lái họ đến tận vườn thu mua. So với một số loại cây trồng khác, cây hồng ít phải chăm sóc, một năm chỉ bón phân một lần, tuổi thọ cao, thân cành dẻo nên chống chọi được với mưa bão. Sắp tới, gia đình sẽ nhận thêm diện tích trồng hồng để tăng thêm thu nhập".
Năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên cây hồng không hạt cho quả sai, các tiểu thương tìm đến tận vườn thu mua, theo đó hồng cậy có giá từ 15.000 -17.000 đồng/kg, hồng trứng 20.000 - 25.000 đồng/kg. Với sản lượng thu hoạch ước đạt 400 - 500 tấn quả/ năm, người dân xã Nam Anh thu về khoảng 7 - 8 tỷ đồng.
Hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô
Hồng không hạt ở xã Nam Anh là loại cây bản địa, có nguồn gốc gen quý hiếm, được trồng ở vùng đất đặc thù về địa lý, sinh thái, tiểu khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cộng với kinh nghiệm chăm sóc, phân bón của người dân làm cho cây hồng không hạt đạt chất lượng.
Những quả hồng không hạt còn tươi rói, vàng ươm, vị ngọt dịu, giòn, thơm, nhiều đường cát, giàu dinh dưỡng, không sử dụng hóa chất bảo quản. Ảnh: Lê Tập
Nhằm phát huy tiềm năng và lợi thế khí hậu, thổ nhưỡng, chính quyền địa phương đang khuyến khích người dân phát triển thành cây trồng chủ lực. Chính sách cụ thể để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, tăng cường quảng bá nông sản này, để người tiêu dùng khắp cả nước biết đến. Qua đó, giúp người dân làm giàu trên chính mãnh đất của mình.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Hồ Viết Sỹ - Chủ tịch UBND xã Nam Anh cho biết: "Toàn xã có hơn 100 ha trồng hồng không hạt, diện tích được phân bố đều cho các hộ gia đình. Nguồn gốc của cây hồng không hạt người dân ở đây cũng không nhớ rõ, nhưng trên địa bàn xã có nhiều gốc hồng cổ thụ, thân to tới nỗi một người ôm không xuể. Cây hồng không hạt Nam Anh tạo ra nét riêng biệt bởi nằm ở vị trí tránh được gió Lào và gió Bắc. Bởi thế, hồng Nam Anh có vị ngọt dịu, thơm, giòn mà bất cứ hồng trồng ở vùng khác trên địa bàn Nghệ An không có".
Theo Danviet
Nghệ An bố trí cán bộ giỏi ngoại ngữ giới thiệu gian hàng tại APEC Gian hàng giới thiệu của tỉnh Nghệ An sẽ do những cán bộ giỏi ngoại ngữ trực tiếp giới thiệu tới các đại biểu của Tuần lễ Cấp cao APEC. Tỉnh Nghệ An đã xây dựng gian hàng tại tuần lễ cấp cao APEC diễn ra tại Đà Nẵng, Chủ tịch UBND tỉnh này, ông Nguyễn Xuân Đường đã trực tiếp tới kiểm...