Nhớ rằng: Xét nghiệm ung thư vú không đợi tuổi!
Có rất nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và lựa chọn lối sống như thế nào cũng ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh.
Tại Mỹ, cứ 8 phụ nữ thì có một người được chẩn đoán mắc ung thư vú. Một vài yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị ung thư vú không thể thay đổi được như chủng tộc, tuổi và gene. Việc lựa chọn lối sống như thế nào cũng ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.
Bạn hãy thử bài trắc nghiệm dưới đây để xem mình có gặp những yếu tố nguy cơ này:
Dòng khói thuốc chính hay thụ động đều chứa các chất hóa học độc hại ở nồng độ cao gây ung thư vú. (Ảnh minh họa: Internet)
Câu 1. Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ bị ung thư vú?
A: Đúng. Những chị em uống thuốc tránh thai có nguy cơ cao hơn bị ung thư vú.
B: Thuốc tránh thai làm gia tăng nhẹ nguy cơ bị ung thư vú.
C: Thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư vú.
Câu 2. Không có con làm tăng nguy cơ bị ung thư vú?
A: Đúng
B: Sai
Câu 3: Cho con bú sữa mẹ làm tăng nguy cơ ung thư vú?
A: Đúng. Cho con bú làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.
B: Sai, cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh này.
C: Nếu thấy đau khi cho con bú, bạn đang tăng nguy cơ.
Câu 4: Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao bị ung thư vú?
A: Đúng
B: Sai
Câu 5: Tập luyện thể dục đều đặn, đúng cách giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú?
A: Tập thể dục hay không không phải là yếu tố nguy cơ của bệnh.
B: Không, tập luyện thể dục với cường độ nặng làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.
C. Đúng. Tập thể dục đều đặn là một cách hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe.
Câu 6: Có mối liên hệ giữa việc uống nhiều rượu bia và ung thư vú?
Video đang HOT
A: Phụ thuộc vào độ nặng của rượu.
B: Chỉ khi bạn uống say.
C: Đúng, bạn càng uống nhiều rượu bia, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Câu 7: Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị ung thư vú?
A: Đúng
B: Sai
Câu 8: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vú?
A: Đúng
B: Sai
C: Không hoàn toàn đúng
Câu 9: Nếu mang gene đột biến BRCA1 hoặc BRCA2, chị em chắc chắn bị ung thư?
A: Không, việc có một trong những đột biến gene này không ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư vú.
B: Đúng, nếu mang gene đột biến này, chắc chắn sau này chị em sẽ bị ung thư vú.
C: Mang những gene đột biến này có nghĩa một phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư vú, nhưng không có nghĩa chắc chắn sẽ bị bệnh.
Đáp án:
1. Đáp án: B
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, thuốc tránh thai đường uống làm gia tăng nhẹ nguy cơ bị ung thư vú hơn so với những chị em không dùng. Tuy nhiên, một khi bạn dừng uống, nguy cơ này gần như trở lại bình thường. Những phụ nữ ngừng sử dụng thuốc tránh thai hơn 10 năm dường như không tăng nguy cơ ung thư vú.
Vì thế, nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp điều trị liên quan đến hoóc-môn.
2. Đáp án: A
Những phụ nữ không sinh con hoặc sinh con đầu sau 30 tuổi có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn một chút. Tuy nhiên, tác dụng của việc sinh con khác nhau giữa các loại ung thư. Ví dụ với ung thư âm tính với 3 thụ thể hoóc-môn (triple-negative), việc có con dường như làm tăng nguy cơ ung thư vú, thể ung thư này thường có tiên lượng xấu.
3. Đáp án: B
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng việc cho con bú có thể giúp giảm nhẹ nguy cơ bị ung thư vú, đặc biệt khi bạn cho con bú từ 1,5 đến 2 năm.
4. Đáp án: A
Tình trạng thừa cân hoặc béo phì sau giai đoạn mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Trước thời kỳ mãn kinh, buồng trứng sản xuất phần lớn lượng estrogen, các mô mỡ sản sinh rất ít. Tuy nhiên, sau mãn kinh, phần lớn lượng estrogen trong cơ thể chị em là từ các mô mỡ. Vì thế, béo phì sau khi mãn kinh làm tăng lượng estrogen và làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.
Tương tự, chị em thừa cân cũng dễ có nồng độ insulin trong máu cao, yếu tố này có liên quan đến một số loại ung thư trong đó có ung thư vú.
Tuy nhiên, đến nay mối liên hệ giữa thừa cân và béo phì vẫn còn nhiều điều chưa được hiểu rõ. Ví dụ, nguy cơ này cao hơn ở những người bị béo phì khi trưởng nhưng có thể không tăng nếu họ bị béo phì từ khi còn bé. Ngoài ra, chất béo dư thừa tập trung nhiều ở vùng eo cũng làm tăng nguy cơ hơn khi nó tập trung ở đùi và hông.
Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo bạn nên duy trì cân nặng hợp lý bằng cách cân đối lượng thức ăn tiêu thụ và các hoạt động thể lực.
5. Đáp án: C
Nhiều bằng chứng chỉ ra rằng việc tăng các hoạt động thể lực giúp giảm nguy cơ bị ung thư vú. Câu hỏi đặt ra là cần luyện tập bao lâu là đủ? Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc đi bộ nhanh khoảng 1-2 giờ mỗi tuần cũng giúp giảm đến 18% nguy cơ bị ung thư vú.
Vì thế, để giảm nguy cơ bị ung thư vú, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo người trưởng thành nên tập luyện với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút hoặc 75 phút hoạt động cường độ mạnh mỗi tuần, hoặc kết hợp cả hai, tốt nhất là luyện tập đều đặn hằng ngày.
Hoạt động thể lực vừa phải khiến bạn thở khó, nó làm tăng nhẹ nhịp tim và nhịp thở. Bạn có thể đi bộ nhưng đừng hát khi đi. Hoạt động cường độ nặng khiến bạn đổ mồ hôi, tăng nhịp tim và nhịp thở. Các hoạt động giúp cải thiện sức mạnh và sự dẻo dai như tập tạ, yoga… cũng có tác dụng.
6. Đáp án: C
Uống rượu rõ ràng làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Nguy cơ này gia tăng theo mức độ tiêu thụ rượu. Lạm dụng rượu bia có thể làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.
7. Đáp án: A
Càng có tuổi, nguy cơ bị ung thư vú càng cao hơn. Phần lớn các trường hợp ung thư vú đã di căn được phát hiện ở phụ nữ tuổi từ 55 trở lên.
8. Đáp án: C
Nhiều nghiên cứu trước đó rất lâu chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và ung thư vú. Tuy nhiên, vài năm gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy nghiện thuốc lá thời gian dài cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư vú. Đặc biệt, nguy cơ này cao hơn ở một số nhóm nhất định như chị em bắt đầu hút thuốc từ trước khi sinh con đầu. Có bằng chứng về việc hút thuốc hay hút thuốc lá thụ động làm gia tăng nguy cơ ung thư vú nhưng không quá rõ ràng.
Dòng khói thuốc chính hay thụ động đều chứa các chất hóa học độc hại ở nồng độ cao gây ung thư vú.
9. Đáp án: C
Mang gene đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 có nghĩa là bạn có nguy cơ cao hơn bị ung thư so với những người khác, nhưng điều đó không đồng nghĩa việc bạn sẽ bị ung thư vú.
Trường hợp phát hiện mang gene đột biến có khả năng gây ung thư, người bệnh sẽ được theo dõi tích cực, làm các xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm ung thư ở lứa tuổi sớm hơn và thường xuyên hơn. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn về liệu trình theo dõi, khám định kỳ cho người bệnh theo khuyến cáo quốc tế.
Theo Hà An/Vnexpress.net
Căn bệnh ung thư gây tử vong nhiều nhất ở phụ nữ...
Chính bởi không có triệu chứng bệnh rõ ràng mà ung thư buồng trứng đôi khi được gọi là 'kẻ giết người thầm lặng'.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, mỗi năm, có hơn 20.000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng. Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư phụ khoa.
Trong Hội thảo liệu pháp kháng sinh mạch diễn ra tại TPHCM (ngày 23/4/2016), GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, cho biết, ước tính, mỗi năm tại Việt Nam khoảng 1.200 phụ nữ mắc phải căn bệnh trên, tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng 45%.
Số ca mắc ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 10% trong số các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ nhưng bệnh nhân mắc bệnh này lại có tỉ lệ tử vong cao hơn. Đặc biệt, nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn thì việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 10% trong số các bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ nhưng có tỉ lệ tử vong cao hơn.
Mặc dù bệnh ung thư vú thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nhưng ung thư buồng trứng mới là bệnh gây tử vong nhiều hơn. Nguyên nhân là do ung thư buồng trứng có xu hướng được chẩn đoán muộn. Ron Drapkin, giám đốc của Trung tâm nghiên cứu ung thư buồng trứng tại Đại học Pennsylvania cho biết: 'Chúng ta chưa có công cụ phát hiện sớm ung thư buồng trứng. Hơn nữa hầu hết các triệu chứng của bệnh lại không rõ ràng nên các bác sĩ cũng dễ bị nhầm lẫn khi thấy dấu hiệu cảnh báo'.
Chính bởi không có triệu chứng bệnh rõ ràng như vậy mà giáo sư Drapkin cũng cho rằng ung thư buồng trứng đôi khi được gọi là 'kẻ giết người thầm lặng'.
'Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ bị ung thư buồng trứng cũng đều đi khám trước khi các triệu chứng cụ thể xuất hiện tầm 6-9 tháng.
Điều này có nghĩa là không phải không có dấu hiệu cảnh báo, chỉ là vì chúng không cụ thể nên dễ nhầm lẫn với các bệnh khác', giáo sư Drapkin giải thích thêm. Vì vậy, điều quan trọng nhất mà chị em cần biết là hết sức lưu ý những khác biệt của cơ thể để đi khám kịp thời.
Ung thư buồng trứng đôi khi được gọi là 'kẻ giết người thầm lặng'.
Vậy, những triệu chứng thường gặp của ung thư buồng trứng là gì?
Giáo sư Drapkin giải thích: Buồng trứng nằm trong xương chậu gần bàng quang và ruột. Vì vậy, khi khối u phát triển, triệu chứng đầu tiên xuất hiện thường liên quan đến tiêu hóa do các khối u đè lên những bộ phận cơ thể.
Đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn... đều có thể là những biểu hiện đáng ngờ. Một số phụ nữ bị ung thư buồng trứng nhận thấy rằng mình có biểu hiện đau lưng, khó chịu ở bụng, đi tiểu hoặc đi cầu thường xuyên hơn...
Tiffany Troso-Sandoval, bác sĩ chuyên khoa tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering bổ sung thêm những triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư buồng trứng mà nhiều chị em gặp phải có thể còn là: Sưng ở vùng bụng và xương chậu, có cảm giác mất hết năng lượng và chán ăn.
Khi nào thì cần lo lắng?
'Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ về cơ thể mình. Chúng ta có thể gặp các triệu chứng đó tại bất kì thời điểm nào trong cuộc sống. Nhưng nếu chúng kéo dài một vài tuần hoặc vài tháng dai dẳng, không bình thường thì bạn cần đi gặp bác sĩ ngay', giáo sư Drapkin nói.
Bác sĩ Troso-Sandoval cũng đồng ý với điều này và nói thêm rằng, những triệu chứng từ suy giáp đến ngưng thở khi ngủ có thể là những gì có vẻ không liên quan đến ung thư buồng trứng nhưng chúng cũng dễ kích hoạt các loại triệu chứng của bệnh này nên không thể bỏ qua.
Ung thư buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn đang được tranh cãi trong giời chuyên môn.
Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng vẫn còn là vấn đề tranh cãi
Ung thư buồng trứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nguyên nhân gây bệnh vẫn đang được tranh cãi trong giời chuyên môn. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe đều đồng ý với những yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm:
- Tiền sử gia đình: Những phụ nữ có tiền sử gia đình mang 2 gen BRCA1 và BRCA2 sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn 10- 70% so với những phụ nữ khác. Họ cũng có thể xuất hiện triệu chứng ung thư buồng trứng sớm hơn so với những người khác nếu sống ở cùng một môi trường và các tác nhân gây bệnh khác tương tự nhau.
- Tuổi tác: Bệnh ung thư có thể gặp ở cả những phụ nữ chưa lập gia đình, nhưng chủ yếu phát hiện ở những phụ nữ mãn kinh, từ 55 tuổi trở đi.
- Không sinh con, uống thuốc tránh thai, thắt ống dẫn trứng... cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn những người khác.
- Những người bị ung thư vú: Theo một cuộc khảo sát gần 2000 phụ nữ ở Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng người mắc ung thư vú có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với những phụ nữ không bị ung thư vú, kết luận này đưa ra sau cuộc khảo sát gần 2000 phụ nữ ở Mỹ.
- Thừa cân: Phụ nữ béo phì, thừa cân không chỉ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư buồng trứng mà còn làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh ung thư thường gặp khác như ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư đại trực tràng...
Phụ nữ béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư buồng trứng mà còn làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh ung thư thường gặp khác như ung thư vú
Để chấn đoán một trường hợp mắc ung thư buồng trứng hay không, các bác sĩ phải tiến hành khám lâm sàng, siêu âm qua lỗ âm đạo, sinh thiết bệnh phẩm, xét nghiệm.
Theo Tr. Thu/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư vú Khối u không đau ở ngực, thường xuyên ngứa rát quanh núm vú, da trên vú sưng và dày lên có thể là dấu hiệu ung thư vú. Chuyên gia ung thư See Hui Ti, Trung tâm ung thư PCC, cho biết ung thư vú là một trong những loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Tỷ lệ mắc...