Nhổ răng cho con xong nhưng không biết răng rơi đâu, 3 tháng sau đến bệnh viện khám bố mẹ mới biết lý do
Vụ tai nạn hy hữu xảy ra với bé gái 8 tuổi sau khi mẹ tự nhổ răng sữa cho con tại nhà.
Trong lúc người mẹ tự nhổ răng sữa cho con, chiếc răng bất ngờ rớt xuống cổ họng khiến bé ho dai dẳng suốt 3 tháng. Đó là trường hợp của bé Tú (8 tuổi, ngụ ở TP Cần Thơ, tên đã thay đổi).
Bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) cho biết, khi người nhà đưa bé Tú đến bệnh viện thì bé đã có biểu hiện ho dai dẳng, kéo dài suốt 3 tháng nhưng không khỏi.
Ảnh chụp X-quang cho thấy dị vật nằm ở phổi bệnh nhi.
Theo lời khai của mẹ bé, trước đó thấy răng sữa bé sâu, chị đã tự nhổ cho con gái. Tuy nhiên, chiếc răng rụng bất ngờ và người mẹ không biết răng sữa đã rơi đi đâu.
Suốt 3 tháng sau đó, bé liên tục ho không rõ nguyên nhân.
Mãi đến khi chụp phim X-quang, các bác sĩ phát hiện trong phổi bệnh nhi có một cái răng sữa thì gia đình mới biết chiếc răng đã rớt xuống cổ họng và nằm trong người bệnh nhi một thời gian kéo dài.
Video đang HOT
Các bác sĩ tiến hành nội soi gắp dị vật.
Ê kíp điều trị đã tiến hành nội soi, lấy ra chiếc răng sữa nằm trong phổi bé gái.
Do dị vật nằm sâu bên trong nên rất khó lấy ra. Hậu can thiệp, bé vẫn còn tình trạng viêm phổi nên sẽ được điều trị kéo dài.
Chiếc răng sữa sau khi lấy ra.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố khuyên phụ huynh không nên tự nhổ răng cho trẻ. Bởi nếu không may răng lọt vào đường thở, rơi xuống phổi sẽ gây khó thở tím tái, xẹp nửa phổi và thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Ngoài tai nạn hy hữu như trên, tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà còn khiến trẻ đối mặt một số nguy cơ dưới đây:
- Không nhổ hết toàn bộ răng.
- Chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài.
- Khi không có các biện pháp vô trùng dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi thao tác có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sau nhổ răng.
- Nếu bị đau khi nhổ còn dẫn tới việc trẻ sợ khám chữa răng sau này do bị “ám ảnh”.
- Tự nhổ răng sữa tại nhà, bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm của trẻ.
Theo Helino
Thời tiết lạnh, trẻ dễ bệnh hô hấp do 'trái gió trở trời'
Thời tiết cả nước đã trở lạnh, trong đó, nhiệt độ tại TP.HCM vào nửa đêm và sáng sớm khoảng 20 độ C và dự kiến sẽ kéo dài đến tết Dương lịch. "Trái gió trở trời" khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em bị bệnh hô hấp.
Bệnh nhi bệnh hô hấp đang được phun khí dung tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - Ảnh: BSCC
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), số trẻ đến khám vì các bệnh hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi... đã gia tăng. Nhiều trường hợp, ho, sổ mũi kéo dài 2 tuần vẫn không hết. Đặc biệt, nhiều ca viêm tiểu phế quản nặng do vi rút hợp bào hô hấp.
Theo bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố: Vi rút hợp bào hô hấp là tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em, chiếm 60 - 70% trường hợp mắc các bệnh lý hô hấp.
Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết lạnh hoặc không khí ô nhiễm. Các trường hợp nặng đang được điều trị, bệnh nhi phải thở ô xy, thậm chí thở máy.
Trẻ bị bệnh ban đầu có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè, sốt nhẹ tới cao... Những trường hợp nhẹ có thể sinh hoạt bình thường và tự khỏi sau 3-5 ngày phát bệnh.
Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nặng với nhiều trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, thiếu cân, tim bẩm sinh, khiếm khuyết miễn dịch hay mắc các bệnh lý thần kinh cơ...
Các bác sĩ khuyến cáo, giai đoạn chuyển mùa, thời tiết lạnh, trẻ sơ sinh, người già và sản phụ là những người dễ mắc bệnh nhất, cần lưu ý giữ ấm cơ thể.
Đặc biệt, với trẻ nhỏ, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), lưu ý qui tắc "4 ấm, 1 lạnh" để bảo vệ trẻ không bị bệnh suốt những ngày giá rét. "Khi mặc quần áo cho con, phụ huynh chú ý đảm bảo 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, đó là: bàn tay, bàn chân, ngực và lưng. Còn lại, phần đầu đảm bảo để đầu trẻ được thoáng mát", bác sĩ Vũ cho biết.
Theo thanhnien
Nhịn hắt hơi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào? Bạn có bao giờ thắc mắc vì sao mình bị hắt xì hơi? Chúng có vai trò gì và sẽ ra sao nếu con người cố nhịn chúng? Ảnh minh họa M.B Theo What If/vietnamnet