Nhổ nước bọt vào cốc nước, bài kiểm tra các chị em nhất định phải làm buổi sáng
Phương pháp đơn giản này sẽ giúp các chị em có thể kiểm tra xem bản thân có mắc bệnh nấm candida đang rất phổ biến hay không.
Bệnh nấm candida là gì?
Nhiễm nấm candida là một bệnh gây ra từ sự phát triển quá mức của loại nấm Candida, thường là chủng loại Candida albicans. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng ấm và ẩm ướt trên cơ thể.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng bệnh nấm Candida khác nhau tùy thuộc vào nơi bị nhiễm. Nhiễm nấm có thể xảy ra trong âm đạo phụ nữ (gọi là nhiễm nấm âm đạo), trong miệng (nấm miệng), hoặc ngoài da bao gồm phần dưới ngực hoặc ở móng tay chân.
Khi đã mắc phải, bệnh có thể gây những triệu chứng khó chịu và tổn thương đến bộ phận sinh dục, miệng, da và thậm chí nếu để lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến cả máu trong cơ thể.
Những biểu hiện của bệnh cũng không dễ dàng có thể nhận thấy ngay, nhưng với bước kiểm tra đơn giản tại nhà dưới đây, bạn có thể biết liệu bạn có bị nhiễm nấm candida.
Cách kiểm tra bệnh nấm candida bằng nước bọt
Buổi tối trước khi đi ngủ, đặt 1 cốc nước lọc cạnh giường. Sáng hôm sau dậy, sau khi súc miệng xong hãy nhổ 1 miếng nước bọt của bạn vào cốc nước đó (đảm bảo phải là nước bọt chứ không phải đờm). Hãy chú ý tới cốc nước trong vòng nửa tiếng đặc biệt trong 10 phút đầu tiên.
Video đang HOT
Nếu trong vòng ba phút sau khi nhổ nước bọt vào cốc nước, nước bọt mờ đục chìm xuống đáy chắc chắn bạn đã bị nhiễm nấm và cần phải điều trị.
Nếu các phần nhỏ nước bọt li ti lắng xuống đáy cốc từ từ thì mức độ nhiễm nấm candida trong cơ thể không đến nỗi nghiêm trọng.
Nếu nước bọt nổi trên mặt nước và nước vẫn trong suốt thì bạn không mắc bệnh.
Lý giải khoa học cho thí nghiệm
Nước bọt là một môi trường lý tưởng của nấm vi sinh, vì vậy nếu bạn đang nhiễm nấm candida thì nó sẽ xuất hiện trong nước bọt của bạn. Khi bạn nhổ nước bọt vào cốc nước, nước bọt có bong bóng khí nên sẽ nhẹ hơn nước và nổi lên trên. Tuy nhiên, nấm candida lại nặng hơn nên chìm xuống đáy.
Vì thế nếu nước bọt chìm xuống đáy hoặc lơ lửng trong nước rồi chìm dần đều khẳng định sự hiện diện của nấm candida. Và hơn nữa, nếu dấu hiệu xuất hiện càng nhanh, càng nhiều thì có nghĩa là bạn càng bị nhiễm nặng hơn.
Nấm Candida tích tụ trong nước bọt qua 1 đêm ngủ, vì vậy bài kiểm tra này thể hiện chính xác nhất vào lúc buổi sáng mới ngủ dậy. Tuy nhiên bạn phải súc miệng trước khi làm bài kiểm tra bởi vì, nếu bạn ngủ trong phòng có nấm mốc thì bạn có thể bị dính nấm mốc vào trong miệng và nước bọt, và điều này dẫn đến kết quả kiểm tra không đúng.
Theo Khám phá
Hoàn toàn có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung nếu biết làm những điều này
Ung thư cổ tử cung - nỗi lo của hàng triệu phụ nữ hoàn toàn có thể phòng tránh nếu luôn biết duy trì những thói quen tốt.
Trong số những bệnh ung thư ở nữ giới, ung thư cổ tử cung nằm trong nhóm những bệnh phổ biến và gây tử vong hàng đầu.
Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh thì chị em có thể hoàn toàn tránh xa được loại bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là cách phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.
1. Tiêm vắc xin HPV
Tiêm vắc xin HPV để phòng tránh ngừa bệnh ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ giai đoạn từ 9 đến 26 tuổi. Theo khuyến cáo, cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin ngừa HPV trong vòng 6 tháng. Đây là vắc xin có tác dụng ngăn chặn tiền ung thư chứ không có tác dụng ngăn ngừa ung thư ở giai đoạn chưa di căn hay giai đoạn di căn. Nên tiêm vắc xin trước khi quan hệ tình dục lần đầu để thuốc có hiệu quả cao nhất. Những phụ nữ dưới 40 tuổi và đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin HPV nhưng hiệu quả của vắc xin giảm đi đáng kể.
Tiêm vắc xin HPV trước khi quan hệ tình dục để đạt hiệu quả cao nhất. (Ảnh minh họa)
2. Không quan hệ tình dục sớm
Nhiễm virus HPV qua đường tình dục là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư cổ tử cung. Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên rất dễ lây nhiễm virut HPV bởi trong giai đoạn này khả năng tự bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh chưa được tốt.
Đây cũng là giai đoạn các bộ phận trong cơ quan sinh dục đang dần hoàn thiện và ở giai đoạn nhạy cảm nhất. Nếu không biết cách phòng tránh rất có thể sẽ sớm bị nhiễm virut HPV. Vì thế cần quan tâm, giáo dục con em có ý thức tự bảo vệ mình.
3. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, vận động hợp lý
Cải thiện chế độ dinh dưỡng để góp phần nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại các nguy cơ gây bệnh ung thư nói chung, ung thư cổ tử cung nói riêng. Phụ nữ nên chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin E, A, C và canxi là những chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư. Ăn nhiều dâu tây, gừng, nghệ, chuối, rau cải, trà xanh, chocolate... phòng ngừa ung thư.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. (Ảnh minh họa)
Chế độ nghỉ ngơi, vận động thể dục, thể thao hợp lý cũng góp phần ngăn ngừa ung thư. Nghiên cứu cho thấy stress là một trong những nguyên nhân khiến mầm bệnh hình thành và phát triển nhanh hơn. Do vậy để phòng bệnh nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái, hạn chế căng thẳng.
4. Khám phụ khoa định kỳ
Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến đường sinh dục, đặc biệt là những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Đặc biệt, bạn cần luôn theo dõi những biểu hiện sớm của bệnh ung thư cổ tử cung để kịp thời kiểm tra và khám sàng lọc.
Khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu ung thư cổ tử cung. (Ảnh minh họa)
5. Xét nghiệm PAP smear
Xét nghiệm PAP smear giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để điều trị kịp thời, giảm nguy cơ các bất thường tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm dành cho người đã có quan hệ tình dục, cần thực hiện mỗi năm một lần.
Theo Khám phá
10 lầm tưởng tai hại về bệnh ung thư vú Có nhiều lầm tưởng về ung thư vú đang được các chị em truyền tai nhau khắp nơi, tuy nhiên đây đều là những thông tin sai lệch, không có cơ sở khoa học. Theo Dân việt