‘Nho nhã’ khi trên giường
Chồng tôi rất nhẹ nhàng, lịch sự trong chăn gối, “việc” gì cũng hỏi ý kiến tôi, sợ làm tôi đau hay phật ý. Tôi thường “bật đèn xanh” để anh ấy mạnh bạo hơn nhưng nghĩ lại hơi o ép chồng (chồng tôi là giáo viên, tính tình nho nhã)…
Th. Thuyền (TP.HCM)
Trong tình dục, hầu hết phụ nữ cho điểm cao sự nhẹ nhàng, lịch sự của lang quân. Tuy vậy, đôi khi lịch sự quá lại gây ép-phê ngược, nếu ngược lại một chút hùng hổ, võ biền lại được việc hơn (không bàn những hình thức bạo lực, bạo dâm…).
Cớ sự có thể do tâm tính (có ông chuyên ăn to nói lớn thì cũng có ông không dám làm đau con kiến). Trời còn sinh khí chất nhiều ông thuộc dạng “không việc gì phải vội”, cái gì cũng từ từ, kể cả việc trên giường. Nêu nguyên cớ do thể chất kém thì khó mong ông mạnh tay mạnh chân. Nhưng, cắc cớ có ông cho rằng mạnh tay bạo miệng trên giường đồng nghĩa với hà hiếp, cưỡng bức vợ. Có ông lại cảnh giác sự “hung hăng” tố cáo sự trác táng của mình, hay tự nhận thuộc tầng lớp thấp hành xử theo bản năng.
Tuy vậy, nếu cứ đổ riệt cho sự nho nhã thì coi chừng oan cho các ông. Ngoài chút “bụng tham”, chính cơ địa khoái cảm khác người có thể khiến một số phụ nữ sốt ruột hơi quá với sự nhỏ nhẹ của lang quân. Nhiều phụ nữ chỉ có thể đạt khoái cực với những động tác cấp tập, tập trung, chất chứ không phải lượng. Cấu tạo đặc thù riêng của cơ quan sinh dục cần “tương thích” với kiểu nhịp độ, động tác nào đó cũng là một lý do.
Điểm mấu chốt khiến người trong cuộc gặp khó là nhầm lẫn giữa hừng hực và bạo lực. Cường độ không phải lúc nào cũng là bằng chứng thái độ. Một ông chồng bạo hành có thể dùng chung nhịp độ, cường độ tình dục cao với ông chồng chỉ khiêm tốn muốn làm đẹp lòng vợ, khác nhau là ở thái độ.
Lưu ý, mạnh bạo trên giường không phải lúc nào cũng là màn khoe cơ bắp, mà có nhiều kiểu dụng công khác qua sự dồn dập của hơi thở, sự dứt khoát của động tác và sự vội vã của ham muốn tức nước vỡ bờ… Như vậy, một ông chồng “ăn to nói lớn” trên giường không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với hình ảnh người đàn ông khỏe như vâm, hay ăn tươi nuốt sống…
Tâm tính khó dời, nếu là căn cốt trời sinh thì hơi khó, nhưng không phải không có cửa để vợ khuyên chồng mạnh gân mạnh cốt trên giường. Then chốt là làm sao giúp ông nhận ra sự điều chỉnh sẽ mang lại lợi ích cho tình dục, vợ thắng tất chồng cũng thắng.
Để tránh o ép thái quá tâm tính lang quân, các bà đừng quên tạo cơ hội cho chồng thể hiện những biến thể của sự mạnh bạo không qua cơ bắp như thái độ vồ dập, nhịp thở gấp gáp, biểu cảm “ăn tươi nuốt sống”… Như vậy, trong nhiều trường hợp, có khi các ông phải chịu khó… diễn xuất một chút chứ không đơn thuần phải thay tâm đổi dạ mới được. Việc này có thể do ông tự nghĩ ra hoặc chính các bà khéo “hiến kế” cho ông. Sau cùng lưu ý, dù “bật đèn xanh” thế nào thì đôi bên cũng cần có sự điều chỉnh, kẻo tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa: ép chồng mạnh tay quá lai hoa thành bạo lực, bạo hành, bưu đầu sứt trán thì khổ.
Theo Phunutoday
Video đang HOT
Đỗ Nhật Nam nhớ Hà Nội, làm thơ tặng mẹ từ nước Mỹ
Những vần thơ giản dị nhưng xúc động, chan chứa tình cảm được chàng trai Đỗ Nhật Nam viết tặng mẹ đã nhận được sự yêu thích của dân mạng.
Trong bài thơ mới nhất gửi tặng mẹ, Đỗ Nhật Nam đã khéo léo lồng vào đó tình cảm đối với quê hương Việt Nam và đặc biệt là đối với Thủ đô Hà Nội.
Chị Phan Hồ Điệp và thần đồng Đỗ Nhật Nam.
Khung cảnh quê nhà Hà Nội gần gũi với những cơn mưa, những khi tắc đường, những trận ngập lụt, là sự ồn ào, náo nhiệt... nhưng vẫn khiến chàng trai Đỗ Nhật Nam "ngơ ngác mỗi khi nhớ về".
Hình ảnh Hà Nội đẹp giản dị được chàng trai Đỗ Nhật Nam luôn mang theo trong quá trình học tập trên đất Mỹ. Nhưng đơn giản một điều, Hà Nội đẹp bởi vì có mẹ.
Hà Nội đang mưa hả mẹ?
Cây hồng có bị rũ hoa
Bố đi làm về có ướt
Tóc bạc đong đầy nước mưa
Hà Nội tắc đường hả mẹ?
Tan tầm mẹ mệt lắm không
Áo mỏng mồ hôi thấm bết
Phố hẹp mà lòng cô đơn
Hà Nội ồn ào hả mẹ?
Bàn nhậu gào thét &'dô" "dô"
Chung chiêng bên ly rượu mới
"Phần trăm" đo những nụ cười
Hà Nội lụt thêm hả mẹ?
Ngõ nhà chắc nước dềnh lên
Thương những bắp chân con gái
Lội trong nước cống tanh ngòm
Hà Nội chẳng hay như nhạc
Cũng không lãng mạn như thơ
Thế mà tim em ngơ ngác
Mỗi khi nỗi nhớ tìm về
Thế mà em mang Hà Nội
Mỗi khi đêm xuống chiều lên
Thế mà em đem Hà Nội
Trong những giấc mơ xa nhà
Có gì lạ đâu mẹ nhỉ
Bởi Hà Nội có mẹ thôi
Đứa con nào rồi cũng thấy
Nơi mẹ ở là thiên đường.
Theo Minh Đức/VTC News
Con nhớ lắm những bữa cơm gia đình Con thèm được ăn những món ăn do chính tay mẹ nấu, thèm cảm giác đầm ấm, mọi người vui vẻ trò chuyện quanh mâm cơm. Cảm giác ấy sao mà bình yên đến lạ. Đỗ đại học, con phải xa gia đình, xa quê hương, xa vùng đất chôn rau cắt rốn, xa nơi in giấu bao kỉ niệm tuổi thơ để...