Nhờ một đối thủ cũ của Apple, máy tính Mac dùng chip M1 đã có thể chạy được Linux
Nhờ khả năng ảo hóa của Corellium, các máy tính Mac dùng chip M1 của Apple đã có thể chạy được hệ điều hành Linux.
Kể từ khi các máy Mac dùng chip M1 xuất hiện, các nhà phát triển liên tục tìm cách chạy nhiều hệ điều hành khác nhau trên bộ xử lý mới của Apple, bao gồm cả Windows và Linux. Giờ đây nhờ vào hãng Corellium – đối thủ mới đây của Apple trên tòa án – các máy tính dùng bộ xử lý mới của Apple có thể chạy được Ubuntu, phiên bản distro phổ biến của Linux.
Tính năng này được chính CTO của Corellium, Chris Wade thông báo trên Twitter. Corellium là hãng rất nổi tiếng trong giới bảo mật nhờ cung cấp các giải pháp ảo hóa những thiết bị và nền tảng ARM, kể cả iPhone, cho các nhà nghiên cứu bảo mật. Chính điều này đã khiến họ bị cuốn vào một vụ kiện tụng với Apple về công cụ giúp người dùng ảo hóa iOS. Có lẽ chiến thắng pháp lý mới đây trước Apple đã giúp đội ngũ phát triển của Corellium yên tâm mang lại tính năng mới này cho máy tính Mac dùng chip M1.
Với sự giúp sức từ nhóm phát triển của Corellium, một phiên bản Ubuntu tùy chỉnh đã có thể chạy trên các máy Mac M1, hỗ trợ hoàn toàn giao diện người dùng, cùng với cổng USB, I2C và DART – tính năng này không được hỗ trợ trên các bản port Linux trước đây cho máy Mac M1. Theo Wade, điều làm trải nghiệm Linux trở nên “hoàn toàn hữu dụng” trên các máy Mac dùng chip M1.
Tuy nhiên, hiện bản port này vẫn có một số giới hạn. Ví dụ, bạn sẽ cần một phụ kiện USB-C để sử dụng kết nối mạng khi khởi động vào Linux. Ngoài ra nó cũng không có khả năng tăng tốc bằng phần cứng. Ngay cả như vậy, việc có thể chạy một phiên bản Linux đầy đủ trên máy Mac dùng chip ARM vẫn là điều rất thú vị và dự án này vẫn chưa hoàn tất.
Video đang HOT
Một điều đáng chú ý là cho dù Linux được sử dụng native trên nhiều nền tảng bộ xử lý ngày nay, trong đó có cả các máy tính Mac dùng chip Intel, các lớp bảo mật trên bộ xử lý M1 và các thiết kế độc quyền của Apple đối với những liên kết giữa các thành phần trong máy Mac mới khiến Linux khó có thể chạy native trên chúng.
Chính vì vậy, việc có thể chạy hệ điều hành này trên nền ảo hóa, dù vẫn còn một số thiếu sót đúng là một tin vui lớn đối với các nhà lập trình, những người thường ưa chuộng làm việc trên Linux hơn là các nền tảng khác.
Hiện bản port Ubuntu này đang được phát hành trên GitHub để những người quan tâm có thể tải xuống và cài đặt trên máy Mac, tuy nhiên điều cần nhớ là quá trình này có thể sẽ khó khăn một chút với những người không quen thuộc với Linux.
Cựu kỹ sư Apple tiết lộ sự khởi đầu đặc biệt của chip M1 cách đây 10 năm và lý do vì sao nó sở hữu sức mạnh lớn đến vậy
Một cú nhìn rất xa đến từ vị trí của Apple.
Những chiếc máy tính Mac đầu tiên trang bị chip M1 của Apple đã ra mắt thành công rực rỡ, hứa hẹn sẽ làm thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp máy tính. Thành công của con chip M1 không đến trong một sớm một chiều, mà phải trải qua một chặng đường phát triển rất dài và đầy gian nan. Nó cũng chứng minh tầm nhìn rất xa của Apple.
Một cựu kỹ sư của Apple đã chia sẻ những bí mật thú vị về dự án phát triển con chip M1, và cũng giải thích lý do vì sao con chip này lại sở hữu sức mạnh lớn đến như vậy.
Chủ đề bàn luận bắt đầu từ một bài viết trên Twitter, cho rằng chip M1 có hiệu năng ấn tượng nhờ bộ nhớ đệm chứ không phải vì kiến trúc ARM. Cựu kỹ sư Shac Ron của Apple đã không đồng ý với quan điểm đó.
Shac Ron cho rằng quan điểm này là sai, vì chính Apple là người đã giúp ARM có được sức mạnh ngày hôm nay, trước cả khi ARM biết điều đó. Apple đã đi trước công nghệ thế giới bằng cách tiết lộ dự án chip ARM 64-bit đầu tiên, được phát triển vào năm 2010.
Đến năm 2013, con chip A7 này được ra mắt. Cũng có nghĩa rằng ARM64 được Apple cho ra đời trước khi ARM bán thiết kế lõi của mình cho các bên thứ 3. Khi đó, ARM vẫn còn đang gửi thiết kế của mình đến cho khách hàng để nhận phản hồi.
Chính Apple đã yêu cầu ARM thiết kế lại kiến trúc tập lệnh tùy chỉnh ISA để phục vụ cho mục đích của mình. Và sau đó, Apple cho ra mắt con chip A7 dựa trên kiến trúc ARM 64-bit đầu tiên trên thế giới. Vì vậy nếu không có Apple, thì đã không có kiến trúc ARM mạnh mẽ như ngày nay.
Đi sâu vào chi tiết kỹ thuật, Shac Ron cho biết đặt cược của Apple vào việc phát triển kiến trúc ARM là "siêu rộng với tốc độ xung nhịp thấp". Đó là cách Apple phát triển những con chip của mình với ngày càng có nhiều lõi hơn và bắt đầu với xung nhịp thấp (tăng dần theo thời gian).
A7 có 2 lõi và tốc độ xung nhịp 1.3GHz, bây giờ A14 có CPU 6 lõi và tốc độ xung nhịp 2.99Ghz. Trong khi đó, chip M1 có 8 lõi và tốc độ xung nhịp 3.2Ghz.
Apple đã sử dụng kiến trúc siêu cực OoO (Out-of-Order) cao, tận dụng số lượng bóng bán dẫn ngày càng tăng của những con chip xử lý. Để làm được điều này, cần phải có kiến trúc tập lệnh tùy chỉnh ISA do Apple yêu cầu thiết kế vào năm 2010. Cho đến nay, nó đã phát huy tác dụng khi có thể vận dụng hết sức mạnh của 16 tỷ bóng bán dẫn trên chip M1.
Tóm lại, cựu kỹ sư Shac Ron tin rằng thành công hiện nay của chip M1 không phải là nhờ có ARM ISA, mà chính là nhờ tầm nhìn của Apple từ năm 2010 để có thể tạo ra kiến trúc này, thì mới có được sức mạnh như chip M1 ngày nay. Và vì vậy mà ARM cũng phải thầm cảm ơn Apple.
Loạt máy tính Mac chạy chip M1 vừa ra mắt của Apple giảm giá bán Các sản phẩm của Apple thường có giá rất "cứng rắn" và ít khi được giảm giá niêm yết ngay sau khi mở bán, nhưng có lẽ với loạt máy tính Mac chạy chip M1 là ngoại lệ hiếm hoi. Dòng máy tính Mac dùng chip ARM mới của Apple đang nhận được nhiều đánh giá tích cực Theo TheVerge , máy tính...