Nhờ mẹ trang trí phòng cưới, tân hôn vợ gào khóc khi thấy thứ này, bỏ về nhà đẻ luôn
Tôi nói thế nào vợ vẫn không chịu nghe, xách vali về nhà bố mẹ đẻ ngay trong đêm.
32 tuổi tôi mới lấy vợ nên cả nhà ai cũng mừng lắm. Nhưng tôi chẳng phải yêu nhanh cưới vội chỉ để làm gia đình yên lòng, mà hai chúng tôi đã yêu nhau hơn 2 năm, tìm hiểu kỹ càng rồi mới đi đến quyết định này.
Vì là đàn ông con trai, không rành chuyện trang trí phòng cưới nên tôi đưa mẹ 100 triệu nhờ mẹ trang trí phòng cưới giúp cũng như lo cỗ bàn, rạp cưới luôn, thừa thiếu thì tính sau. Dù sao mẹ cũng là người đi trước, sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn tôi. Vậy là từ lúc chuẩn bị đến ngày cưới, tôi không hề hỏi mẹ đã sắm cái gì, trang trí thế nào hay cần kiêng cái gì,… cũng chẳng tìm hiểu thêm qua mọi người, phần vì công việc ở công ty đủ bận rộn rồi, phần vì tôi hoàn toàn tin tưởng ở mẹ.
Đám cưới của chúng tôi diễn ra suôn sẻ, nhưng đêm tân hôn, khi vừa vào phòng cưới thì vợ tôi lại làm loạn lên. Vợ trách móc gia đình tôi không coi trọng cô ấy nên không nỡ sắm giường cưới mới.
- Đây rõ ràng là giường cũ, em về nhà anh mấy lần rồi nên em biết. Anh làm ra lắm tiền thế tại sao không nỡ mua chiếc giường tân hôn mới chứ? Người xưa nói rồi, đâu xuôi đuôi lọt, giường tân hôn phải là giường mới để tránh những điều không may về sau, vậy mà anh lại để em nằm giường cũ.
Đêm tân hôn, khi vừa vào phòng cưới thì vợ tôi lại làm loạn lên vì chiếc giường cưới. (Ảnh minh họa)
Thấy con dâu to tiếng, bố mẹ tôi vội vàng vào hỏi han xem chuyện gì đã xảy ra. Biết chuyện, mẹ vội giải thích:
- Cái này do mẹ, con đừng trách thằng Khánh (tên tôi). Chiếc giường này còn mới, chưa sâu mọt gì nên mẹ để lại dùng cho tiết kiệm, vứt đi thì phí lắm. Mẹ chỉ sắm chiếu, chăn ga, gối đệm mới thôi. Đằng nào cưới xong hai đứa cũng lên thành phố làm việc, thỉnh thoảng mới về quê chứ có ở đây đâu mà mua cái mới cho phí tiền ra.
Tôi thấy mẹ nói có lý, chúng tôi chỉ ở lại đây mỗi 2 đêm rồi lên thành phố đi làm thì cần gì phải sắm giường mới cho tốn kém. Mấy cái chuyện phong thủy đó chỉ nên tin một phần thôi, chứ ngày xưa nghèo khổ bố mẹ tôi nằm giường cũ vẫn sống hạnh phúc với nhau đến tận bây giờ đó thôi.
Nhưng anh họ tôi, đám cưới làm to lắm, phòng tân hôn mua mới toàn bộ từ giường tủ, chăn màn… mà sau 5 năm vợ chồng vẫn lục đục rồi ly hôn. Vợ chồng sống với nhau quan trọng là phải tôn trọng, yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau chứ mấy cái đó chỉ là hình thức thôi. Tuy nhiên dù tôi nói thế nào vợ vẫn không chịu nghe, xách vali về nhà bố mẹ đẻ ngay trong đêm. Tôi không biết nên làm thế nào nữa, chẳng nhẽ giờ lại đi mua giường mới rồi năn nỉ cô ấy quay về.
Dù tôi nói thế nào vợ vẫn không chịu nghe, xách vali về nhà bố mẹ đẻ ngay trong đêm. (Ảnh minh họa)
Có nên mua giường tân hôn mới không?
Video đang HOT
Người xưa quan niệm rằng, việc dùng đồ mới trong phòng tân hôn như giường cưới mới, chăn ga, gối đệm mới,… là để đánh một dấu mốc lớn trong cuộc đời, một sự khởi đầu mới. Điều này cũng thể hiện việc bỏ qua cái cũ, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.
Nếu sử dụng giường cũ, những điều không may của chủ cũ có thể vận vào đời sống của vợ chồng mới cưới, khiến hai vợ chồng thường xuyên bất hòa, gặp những điều không may mắn. Cho nên nhiều người khuyên rằng nên mua giường tân hôn mới. Song, việc còn tùy thuộc vào quan niệm của từng gia đình, từng cặp vợ chồng.
Một số lưu ý khác khi trang trí phòng tân hôn
- Kiêng đặt gương đối diện giường
Theo quan niệm phong thủy, đặt gương đối diện giường ngủ dễ khiến hai vợ chồng bất hòa, thường xuyên đấu khẩu với nhau. Nếu kéo dài tình trạng này, tình cảm vợ chồng có thể rạn nứt, khó làm lành. Không chỉ vậy, nhiều người còn quan niệm rằng đặt gương ở vị trí này dễ khiến vợ chồng nảy sinh những mối quan hệ ngoài luồng.
Bên cạnh đó, đặt gương chiếu thẳng vào giường ngủ sẽ tạo cảm giác bất an, lo lắng cho những người nằm trên giường, đặc biệt là với những người yếu bóng vía, người già và trẻ em. Nếu không thể di chuyển gương theo hướng khác, tốt nhất bạn nên dùng một tấm vải che phủ lên gương trước khi đi ngủ.
Không nên đặt gương đối diện giường ngủ. (Ảnh minh họa)
- Kiêng đặt những vật không may mắn
Những vật được cho là không may mắn, không nên đặt trong phòng tân hôn bao gồm kỷ vật của người yêu cũ, những vật sắc nhọn như dao, kéo,… Những đồ vật này được cho là chứa âm khí nặng, có thể lấn át dương khí, khiến vợ chồng gặp phải điềm hung.
- Kiêng người khác ngồi lên giường tân hôn
Theo quan niệm phong thủy, tuyệt đối không được cho bất cứ ai ngồi lên giường tân hôn trước cô dâu và chú rể. Bởi nếu ngồi lên, khi họ nhích người dậy thì bao nhiêu phúc lộc sẽ bị họ lấy đi sạch và để lại điều xui rủi cho cặp vợ chồng mới cưới.
Ngoài ra, những người “vía nặng” như người đang có tang, gia đình không yên ấm,… cũng không nên vào phòng tân hôn. Nếu không sẽ rước ám khí vào phòng khiến cặp vợ chồng dễ gặp phải điều không may như họ.
- Nhờ người phụ nữ có gia đình hạnh phúc trải chiếu cho giường tân hôn
Theo quan niệm người xưa, tốt nhất nên nhờ người phụ nữ có gia đình hạnh phúc, đã sinh con cả trai lẫn gái trải chiếu hoa cho giường tân hôn. Như vậy, cặp vợ chồng mới cưới sẽ như được người tốt số chúc phúc để vợ chồng thuận hòa, con cái đủ nếp đủ tẻ.
- Kiêng đặt ảnh cưới ở đầu, cuối giường ngủ
Treo ảnh cưới ở đầu giường ngủ sẽ tạo ra áp lực đè nén xung quanh hai vợ chồng, phát sinh cảm giác không an toàn về hôn nhân, dễ khiến vợ chồng bất hòa và tạo cơ hội cho kẻ thứ ba xen vào. Về mặt tâm lý, treo ảnh cưới ở vị trí này sẽ tạo cho người nằm bên dưới cảm giác bất an, vì sợ ảnh bị rơi đổ vào người.
Cuối giường ngủ cũng là vị trí không thích hợp để treo ảnh cưới, có thể khiến vợ chồng trục trặc do vấn đề tài chính.
Nếu treo ảnh cưới trong phòng ngủ, tốt hơn hết nên treo ở phía bên trái giường ngủ, tức vị trí Thanh Long để giúp hôn nhân thêm vững chắc, hạnh phúc viên mãn.
(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất chiêm nghiệm, tham khảo!
Thấy em gái chồng biếu mẹ tiền, tôi vội can ngăn rồi nói một câu khiến bà ngượng chín mặt
Sau lần đó, thái độ của mẹ chồng đối với tôi khác hẳn, không còn bắt bẻ như trước nữa mà ra chiều tâm lý hơn. Thỉnh thoảng lại nhắc nhở tôi nhớ gọi điện hỏi thăm, gửi chút tiền hay quà bánh cho nhà ngoại nên tôi lấy làm mừng lắm.
Ngay từ hồi chưa cưới, chồng tôi đã nói rằng sau này anh sẽ không ra ở riêng mà sống chung với mẹ để tiện bề chăm sóc, không thể để mẹ sống bơ vơ được. Bởi nhẽ bố chồng tôi đã mất từ lâu, chồng tôi lại là con trai độc nhất trong nhà, sau anh có một em gái nhưng đã lập gia đình rồi.
Thấy anh nói có lý nên tôi không phản đối, đã vậy thì tôi sẽ cùng anh làm tròn chữ hiếu. Khi hay tin này, mấy đứa bạn chưa chồng của tôi ra sức khuyên can, bảo tôi phải đấu tranh đến cùng để được ra riêng chứ sống chung với mẹ chồng sẽ bất tiện trăm bề, sớm muộn gì cũng xảy ra mâu thuẫn.
Tôi nghe chỉ cười trừ, chắc đám bạn này bị ám ảnh khi xem phim rồi, chứ thời buổi nào rồi mẹ chồng còn soi xét, làm khó con dâu nữa. Mấy chị đồng nghiệp cùng công ty tôi hôm nào cũng khoe mẹ chồng mua quần áo, mỹ phẩm cho, không thì nấu cơm trưa để con dâu xách mang đi làm,... đó thôi.
Còn tôi, qua mấy lần tiếp xúc với mẹ chồng trước khi cưới, tôi thấy con người bà cũng rất tốt nên tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì nếu như chúng tôi sống cùng nhau dưới một mái nhà. Nhưng tôi đã lầm, khi sống chung tôi mới biết mẹ chồng cực kỳ kỹ tính, phải nói là khó tính thì đúng hơn.
Mẹ chồng tôi cực kỳ khó tính, hay xét nét con dâu. (Ảnh minh họa)
Tôi làm cái gì mẹ chồng cũng chưa hài lòng, chẳng hạn như đến tối thu quần áo muộn một chút cũng bị mẹ nhắc. Thỉnh thoảng hai vợ chồng muốn ra ngoài ăn đổi không khí, hâm nóng tình cảm cũng bị nói ra nói vào, thậm chí còn quán triệt không được về sau 9 rưỡi tối.
Mệt nhất là lúc nào mẹ chồng cũng nghi ngờ tôi giấu tiền về cho nhà mẹ đẻ. Chẳng là thu nhập của chồng tôi khá cao, gấp 3 lương tôi nên về kinh tế hai vợ chồng khá dư giả. Mới đầu mẹ chồng ngỏ ý đưa lương của chồng tôi cho bà giữ hộ, còn chi phí sinh hoạt trong nhà thì dùng lương của tôi, nhưng tôi kiên quyết không đồng ý.
Có lẽ đó cũng là một phần lý do mẹ chồng luôn tỏ ra không gần gũi với con dâu. Tôi tặng quà gì đều không vừa ý mẹ, tặng quà rẻ tiền thì mẹ chê, tặng quà đắt tiền mẹ trách tiêu xài hoang phí. Có lần tôi còn vô tình nghe được mẹ nói chuyện với chồng trong phòng riêng: " Con đừng tin vợ quá, cứ giao hết tiền cho vợ quản lý, nhỡ may nó lén ôm tiền về cho nhà mẹ đẻ thì sao?".
Nghe mẹ nói những lời đó tôi buồn lắm, nhưng chẳng dám nói ra vì sợ sẽ xảy ra xung đột, cãi vã. Cũng may, chồng tôi là người biết phải trái, không phải tuýp người nghe lời mẹ răm rắp mà đề phòng, nghi ngờ vợ.
Dù mẹ chồng hay bóng gió, bảo con trai đề phòng tôi, nhưng cũng may chồng tôi là người biết phải trái. (Ảnh minh họa)
Cách đây vài tuần, em gái chồng về nhà chơi. Vừa bước vào nhà em đã rút ví ra biếu mẹ chồng 2 triệu. Thấy vậy, tôi nhanh nhảu lại gần cản ngay:
- Cô đừng làm vậy, cất tiền ngay đi không mẹ mắng cho. Cô không biết là mẹ ghét nhất kiểu con gái đi lấy chồng rồi còn mang tiền về cho nhà đẻ à? Mẹ bảo với chị, con gái lấy chồng rồi thì về nhà mẹ đẻ chỉ là khách thôi, phải chăm lo cho gia đình nhà chồng rồi cấm tiệt chị mang tiền về cho nhà ngoại đấy.
Sở dĩ tôi nói như vậy là bởi vì có lần mẹ tôi bị ốm. Do công việc bận rộn nên tôi chưa sắp xếp thời gian để về chăm mẹ được, em trai ở gần đó nên tôi chuyển khoản cho em 1 triệu để lo tiền thuốc men cho mẹ. Thế nào mẹ chồng lại nghe được cuộc trò chuyện giữa tôi và em trai, bà chẹp miệng đi vào bảo thẳng tôi:
- Cô ăn cơm nhà nội nhưng chỉ chăm chăm ôm tiền về nhà ngoại. Tôi đã cảnh báo với thằng Đăng (tên chồng tôi) bao lần rồi mà nó có nghe đâu. Cô bỏ ngay cái kiểu lấy chồng rồi mà suốt ngày lo chuyện nhà đẻ đi nhé. Tôi là tôi ghét nhất cái kiểu đó.
Khi thấy em gái đưa tiền biếu mẹ, tôi vội vàng can ngăn. (Ảnh minh họa)
Hôm đó, cho dù tôi giải thích thế nào thì mẹ chồng vẫn cứ xua tay không chịu nghe. Nay trùng hợp em gái chồng về đưa tiền biếu mẹ nên tôi mới có cơ hội "vàng mười" này để đáp trả. Mẹ chồng nghe tôi nói với em gái như thế thì ngượng chín mặt, ú ớ không biết nói lại thế nào cho phải. Em chồng tinh ý, lại là người hiểu chuyện nên em nhanh nhảu bảo mẹ luôn:
- Mẹ à, mẹ nói thế là không được. Con nào cũng là con, đều phải có trách nhiệm báo hiếu, chăm lo cho bố mẹ đẻ chứ? Chị dâu cũng như con thôi, nếu bây giờ bố mẹ chồng con cũng cấm đoán con, không cho con quan tâm mẹ thì mẹ thấy thế nào?
Nghe con gái nói vậy, mẹ chồng tôi có chút xấu hổ, đuối lý. Bà tuy không xin lỗi tôi về những lời khó nghe đã nói, nhưng từ ngày đó đến nay thái độ của mẹ đối với con dâu khác hẳn, không còn bắt bẻ như trước nữa mà ra chiều tâm lý hơn. Thỉnh thoảng lại nhắc nhở tôi nhớ gọi điện hỏi thăm, gửi chút tiền hay quà bánh cho nhà ngoại nên tôi lấy làm mừng lắm.
Nhìn anh hàng xóm chơi đồ hàng cùng con mình mà tôi khó xử Mẹ tôi còn bảo tôi nên trân trọng tình cảm của Công bởi một người đàn ông từng đổ vỡ gia đình sẽ rất trân trọng gia đình thứ 2. Sau khi đổ vỡ hôn nhân, tôi bế con gái nhỏ 2 tuổi về nhà bố mẹ nương tựa. Bố mẹ tôi có kinh tế khá giả, bản thân tôi cũng siêng năng,...