Nhờ lên trông cháu nhưng mẹ chồng đi vào than ốm đi ra kêu đau, nàng dâu chỉ biết khóc ròng
Cả tháng nay dù mang tiếng có mẹ chồng lên chăm cháu nhưng Hạnh luôn ở trong trạng thái tất bật gấp đôi những mẹ bỉm sữa khác.Nguyên nhân là bởi ngày nào bà cũng than đau cái này, ốm cái nọ khiến cô vô cùng căng thẳng.
Hạnh và Đức kết hôn được hơn 3 năm nay. Cả hai đều là dân tỉnh lẻ nên giống như mọi cặp vợ chồng trẻ khác, đám cưới xong họ lại quay ra thành phố làm việc. Nhờ chăm chỉ làm ăn, tích cóp và sự giúp đỡ của hai bên nội ngoại nên 2 năm sau vợ chồng Hạnh mua được một căn chung cư nhỏ.
Đến lúc này, khi đã có chỗ ra vào tử tế thì vợ chồng cô mới tính đến chuyện con cái. Còn trẻ lại sung sức nên chỉ 1 thời gian ngắn sau khi “thả” thì Hạnh có tin vui. Đương nhiên, bà con hai bên ai cũng mừng rỡ, nhất là phía nhà cô. Trong thời gian thai kỳ, nghe thấy ai bảo ở đâu có cái gì tốt cho bà bầu là bố mẹ cô lại tìm và gửi cho con gái. Nhà Đức cũng vui vẻ nhưng đương nhiên không chăm chút như bố mẹ Hạnh.
Đến khi Hạnh sinh nở thì cũng mẹ cô là người bên cạnh chăm sóc. Thực ra mấy ngày đầu lúc con dâu mới sinh, mẹ chồng Hạnh cũng tất tưởi lên thăm nhưng được vài hôm thì bà đòi về. Bà bảo ở nhà ruộng vườn, lợn gà không ai trông coi còn Hạnh có bà ngoại lo rồi, bà ở đó cũng không có việc gì nhiều.
Dù Đức không đồng tình nhưng thấy mẹ chồng cứ giãy nảy đòi về nên Hạnh bảo anh để bà về. Lúc đó Hạnh nghĩ nhà chỉ có một mình cô, mẹ cũng nghỉ hưu rồi nên sẽ phụ được mình chuyện con cái, kể cả khi cô quay trở lại đi làm.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Nhưng người tính chẳng bằng trời tính, đến khi hết thời gian thai sản thì bố Hạnh ở quê bị ngã gãy chân. Thế là mẹ cô phải nhanh chóng về nhà chăm bố. Trong khi đó cô lại phải quay trở lại đi làm nên đành bảo Đức gọi cho mẹ lên trông cháu. Dù có vẻ hơi miễn cưỡng nhưng chẳng thoái thác được nên bà đành phải đồng ý. Đang mừng rỡ vì không phải gửi con khi còn quá nhỏ thì Hạnh lại gặp phải sự căng thẳng khác.
Chuyện là từ hôm mẹ chồng lên chăm cháu, ngày nào bà cũng than thở đau cái này, ốm cái kia. Mấy hôm đầu, Hạnh cứ nghĩ rằng bà mới từ quê ra, chưa quen với thành phố nên cô ra sức động viên: “Chắc mẹ chưa quen với không khí ở đây thôi đấy ạ. Vài tuần nữa, quen rồi lại khỏe re ấy mà, có khi lại còn thích ấy chứ chẳng đùa.”
Tuy nhiên 2 tuần rồi cả tháng nay bà vẫn cứ kêu đau với mỏi. Hôm nay bà than đau đầu thì mai bà kể đau chân, hôm sau nữa lại đầy bụng. Mà phận dâu con, Hạnh nào có thể làm ngơ được. Cô lại tất tưởi đi mua thuốc, mua thêm đồ ăn này kia tốt cho người già để đổi bữa.
Bảo bà lên trông cháu là đúng chỉ trông cháu, bà không quét nhà cũng chẳng cắm cơm gì đỡ đần cho con. Nghĩ rằng mẹ chồng trông con cho là may lắm rồi nên Hạnh không nói gì mà đi làm về là lao vào nấu nướng, dọn dẹp, lo thuốc thang cho mẹ. Thức ăn của bà cô cũng làm riêng, cẩn thận hơn, nấu nhừ hơn để bà dễ ăn. Quả thực đôi khi cô nghĩ có mẹ chồng ở đây cô còn vất vả hơn gấp đôi, giống như phải chăm thêm một đứa trẻ nữa vậy.
(Ảnh minh họa)
Vì vậy mà Hạnh luôn cảm thấy vô cùng căng thẳng nhưng không biết phải làm như thế nào. Nếu bây giờ để bà về quê thì không ai trông con, gửi con khi nó còn bé quá cũng tội mà mẹ lại chẳng an tâm. Nhưng nếu bà ở lại với tình trạng nay ốm mai đau thế này thì không biết cô có thể chịu đựng được đến lúc nào nữa.
Trong khi đó mẹ Hạnh phải ở nhà với bố đến 2 tháng nữa mới ra trông cháu được. May thay Đức là một người chồng hiểu chuyện. Biết vợ gặp không ít mệt mỏi và căng thẳng vì mẹ mình nên ngày nào anh cũng cố gắng về sớm để đỡ đần vợ. Còn Hạnh, bây giờ cô chỉ ngày ngày mong bố nhanh khỏi để mẹ mình ra trông cháu cho bà nội về quê mà thôi.
Theo afamily.vn
Chết lặng trước dòng tin nhắn của chồng
Thư như chết lặng người khi đọc được những dòng tin nhắn từ chính người yêu thương của mình.
- Mẹ, mẹ cho cu Bin ăn kiểu gì thế kia, tại sao lại để cơm nguyên hạt thế này mà không xay cho nó, tại sao lại để cháu ăn bốc bằng tay? Nó ăn thế này rồi bụng lại đầy giun sán... Trời ơi, con đã bảo bao nhiêu lần là bà lên đây thì đừng có nhai trầu nữa, mồm bà nước trầu cứ đỏ lòm thế kia nhìn kinh quá, bà nhổ đầy vào nhà vệ sinh, bà xem có chịu được không cơ chứ.
Mẹ chồng Thư chỉ thủng thẳng nói:
- Con cũng phải cho Bin tập ăn đồ ăn cứng đi chứ, nó có đủ răng hết rồi, cho nó đồ ăn xay nó quen nuốt không nhai, hại cả răng, hại cả dạ dày, với cả mẹ không quen dùng máy sinh tố. Mẹ rửa tay cho cháu rồi, ăn bốc thì đã sao, nó chưa quen cầm thìa, để cho nó tự ăn những gì cháu thích con ạ. Còn nước trầu trong đấy thì mẹ đợi lát nữa nhổ vào rồi xả một thể cho đỡ tốn nước con ạ.
Thư lại sấn sổ:
- Thời con khác thời mẹ, mẹ đừng cái gì cũng áp dụng từ xưa, đến lúc xảy ra hậu quả mẹ có phải chịu đâu mà lo.
Cứ thế, hàng xóm chỉ nghe thấy tiếng thét, chửi con của Thư và tiếng đồ đạc loảng xoảng, mẹ chồng Thư nín nhịn, nhớ cháu quá bà lên chăm cháu cho bớt nhớ, có ai ngờ đâu lại thành cơ sự này.
Thư sống từ bé ở thành phố, tính cô vốn sạch sẽ và chỉn chu, còn Thức chồng cô tính y chang mẹ chồng, làm cái gì cũng xuề xòa cho xong, chẳng bao giờ cô hài lòng. Thức muốn mẹ mình lên chăm cháu cho hai vợ chồng Thư đi làm, vì bà ở nhà cũng khỏe và rảnh rang, nhưng Thư thì không muốn. Cô lo sợ bà già lại còn quê mùa, cổ hủ không quen với việc chăm cháu, nhưng Thức nói cứ để bà thử lên xem sao. Và bây giờ Thư đang phát rồ lên với mẹ chồng.
Ngày lấy Thức, Thư đã tuyên bố luôn là cô lấy anh chứ không phải lấy gia đình anh, vì thế cô rất hạn chế về quê vì cô sợ bẩn, quê Thức lại ở vùng miền núi, cuộc sống còn khó khăn nên Thư rất sợ nhà vệ sinh ở quê, các món ăn không hợp khẩu vị, trẻ con đứa nào cũng chân trần, mặt mũi lem luốc bốc cơm ăn... Thư thấy ghê sợ điều đó. Thức chỉ cố gắng động viên Thư, anh nói anh biết ơn vùng quê đã nuôi sống anh, nơi đó có bố mẹ anh, với anh mọi thứ đều rất bình thường. Nhưng Thư không đồng ý, Thư bảo lấy cô thì anh sẽ phải khác.
Mẹ chồng Thư lên chăm cháu được một tuần thì đủ 7 ngày Thư stress với bà. Tính bà nhanh nhảu cái gì cũng làm, nhưng Thư không vừa mắt cái gì hết, cô thấy sợ đôi bàn tay nứt nẻ và đen đúa của bà khi nấu ăn cho Bin, nàng sợ chiếc mồm đỏ trầu của bà khi hôn vào má Bin. Với Thư, từ bộ quần áo bà mặc và hàm răng bà lộ ra khi cười đã đủ khiến Thư cảm thấy khó chịu.
Chịu không nổi, Thư bàn với chồng cho bà về, nhưng mẹ chồng Thư lại không muốn về, bà nhớ và yêu cháu lắm nên cứ lần lữa mãi. Thức thương mẹ nhưng cũng chiều mẹ, anh đã cố gắng dung hòa bằng mọi cách mà Thư vẫn không hài lòng. Anh thấy buồn khi thấy Thư lau mỗi căn phòng của mình và con, còn phòng của bà Thư mặc kệ, anh hỏi thì Thư chỉ trả lời ráo hoảnh: "Bà ở bẩn thế sống thế nào chả được, cần gì lau". Tối hôm đó Thức đã sang ngủ với bà, để mặc mẹ con Thư nằm một mình...
Những ngày sau Thư còn căng thẳng hơn khi thấy bà đi chợ lôi về toàn cá mương rồi những đồ ăn linh tinh mà bà cho rằng ăn tốt cho sức khỏe, nhất là bà nấu đã không ngon mà cứ cho cu Bin ăn cùng. Có lúc bà vừa cho vào mồm cháu, Thư đã bắt cu Bin nhè ra để cô mang đi vứt khiến bà tự ái. Bà còn mang Bin sang nhà hàng xóm chơi với mấy con cún con với lý do cho trẻ chơi với động vật để học tính thiện. Thư không cần thiện ác, Thư không muốn con mình tiếp xúc với mấy thứ mà cô cho đó là bẩn thỉu, đầy lông lá khiến con nhiễm bệnh. Hai mẹ con lúc nào cũng căng thẳng với nhau. Cuối cùng, chịu không nổi con dâu, bà đã xách hành lý ra về. Ngày về bà về, Thư vui như mở cờ trong bụng, cô thuê ngay người giúp việc và khoe với Thức: "Đấy anh thấy không, cần gì mẹ, chỉ cần có tiền mọi việc đâu vào đấy, lại đỡ stress, mẹ về sớm có phải là tốt hơn không".
Thức trân trối nhìn vợ, người mà vì cô, anh đã làm mẹ anh buồn lòng, vì cô mà anh đã thờ ơ với gia đình và suýt chối bỏ cả nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Sáng hôm sau khi ngủ dậy, Thư không thấy chồng đâu mà chỉ thấy có tờ giấy để trên bàn với dòng chữ nhắn lại cho cô: "Anh về với mẹ một thời gian, em yêu con thế nào thì anh yêu mẹ như vậy, đừng sống quá ích kỷ nữa".
Đọc dòng tin nhắn của chồng, Thư lặng người đi...
Theo Phunuvagiadinh.vn
Nỗi niềm của các nàng dâu khi nhờ mẹ chồng trông giúp cháu Bà nội giận dỗi với vợ chồng chị, cho rằng trứng khôn hơn vịt, ghen tỵ với cả mẹ, mẹ giúp đỡ mà lại vô ơn... thành ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sứt mẻ. Nỗi niềm không biết tỏ cùng ai Sau thời gian nghỉ sinh, chị Oanh ở phố Trương Định (Hai Bà Trưng, Hà Nội) tính chuyện thuê...