Nhớ kỹ 5 điều này, bạn không còn sợ đổ vỡ hôn nhân
Bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, có rất nhiều bài học mà cặp vợ chồng nào cũng phải biết để không bị “đứt gánh giữa đường”.
Rất nhiều cặp đôi vàng của làng giải trí châu Á, châu Âu đã sớm “đường ai nấy đi” dù trước đó có tình yêu đẹp như mơ như Song Joong Ki và Song Hye Kyo ly hôn sau 2 năm sống chung, Johnny Depp và Amber Heard chia tay khoảng 1 năm sau về chung nhà, Liam Hemsworth và Miley Cyrus ly hôn sau gần 1 năm là vợ chồng…
Có một sự thật rằng, dù 2 người yêu nhau, tìm hiểu nhau nhiều năm trước khi quyết định tổ chức đám cưới, thì họ vẫn có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn trong hôn nhân.
“Đó không phải vấn đề các bạn hẹn hò nhau trong bao lâu mà là các bạn đã dành cho nhau những gì. Bạn có thể ở bên anh ấy 5 năm nhưng không làm gì cùng nhau cả hoặc bạn ở bên anh ấy 6 tháng nhưng lại cùng anh ấy thay đổi, thích nghi, tìm hiểu về mọi thứ, dung hòa cuộc sống để phù hợp với nhau hơn”, Cindy Leon, chuyên gia tâm lý tại Singapore cho hay.
Cô nói thêm rằng, ngay cả khi bạn đã ở cùng một người trong thời gian dài nhưng vẫn không có được một cuộc sống hôn nhân viên mãn. Có rất nhiều lý do để hôn nhân rạn nứt, tiêu biểu nhất là 2 lý do sau đây:
1. Quan điểm của cả 2 không phù hợp với nhau.
2. Người yêu bạn không tiết lộ con người thật của họ trong suốt quãng thời gian yêu đương, chỉ khi kết hôn mới bộc lộ ra.
Video đang HOT
Cô chia sẻ thêm 5 lời khuyên quý giá cho các cặp đôi muốn “giữ lửa” gia đình:
1. Luôn tò mò về nửa kia của mình, đừng bao giờ cho rằng bản thân có thể hiểu và biết mọi thứ về người đó.
2. Đôi khi bạn có thể thấy mệt mỏi vì phải cố gắng nhiều thứ và cảm giác như chỉ có mỗi mình là người duy nhất đang cố gắng. Nhưng bạn phải nhớ rằng, anh ấy cũng đang cố gắng theo những cách mà bạn không nhìn thấy.
3. Cuộc sống hôn nhân ít nhiều sẽ có cãi vã nhưng điều quan trọng nhất là luôn ghi nhớ rằng, người đó thực sự quan trọng với mình. Sau những lần cãi vã có thể thay đổi được gì? Hỗ trợ và bổ sung cho nửa kia như thế nào?
4. Trong một mối quan hệ, sẽ không tốt khi quá phụ thuộc vào nửa kia hoặc quá độc lập. Vì vậy, mỗi người cần học cách cân bằng.
5. Khi có cãi vã, bạn nên cẩn thận với lời nói của mình. Một số lời nói có thể như dao găm, sẽ mãi mãi in sâu vào tâm trí đối phương, khiến họ bị tổn thương không thể nào bù đắp được. Có thể đối với một số người, họ dễ dàng quên đi, nhưng với số khác thì không thể. Lời nói trong lúc cãi nhau thường có sức sát thương rất mạnh.
Vợ bất hợp tác hay lãnh cảm?
Rất nhiều khi, màn "không đội trời chung" của cô vợ xuất hiện ngay sau "án" tòm tem ăn phở của ông chồng.
Nhiều lần vợ tôi lộ vẻ miễn cưỡng, thậm chí từ chối chuyện vợ chồng. Tôi thực không biết là cô ấy bất hợp tác vì giận dỗi, ấm ức gì đó hay lãnh cảm, nguội lạnh?
P. Chung (TP.HCM)
Lãnh cảm là tình trạng dài hơi, có hệ thống, không phải đột ngột sáng nắng chiều mưa như sự bất hợp tác. Hiển nhiên, nếu dò được cớ sự, chẳng hạn, màn "không đội trời chung" của cô vợ xuất hiện ngay sau án tòm tèm của ông chồng, thì cấm sai.
Do vậy, bất hợp tác có vẻ phổ biến hơn lãnh cảm, cho nên cần tập trung vào bộ dạng của chúng hơn, qua đó phân biệt dễ dàng hơn.
99,9% màn bất hợp tác có duyên có cớ bằng xương bằng thịt. Chuyện một cô "tôi buồn không biết vì sao tôi buồn" rồi làm khó chồng trên giường dẫu có nhưng hiếm. Hàng tá lý do khiến một phụ nữ "mặt lạnh như tiền" với chồng, bất kể trong hay ngoài bốn bức tường phòng the.
Đầu bảng, vẫn là việc ông bị đưa vào diện mất thăng bằng giữa cơm và phở. Chuyện này, cô nào sắt đá thì từ luôn chăn chiếu, nhưng cũng có cô giận thì giận mà thương thì thương, chỉ "phong tỏa" bằng vẻ bất hợp tác.
Bám sát sau, có cô phô diễn lãnh đạm như một cách "biểu tình nằm" phản đối sự lạt lẽo của đức lang quân. Có cô bị bệnh, được dặn trong thời gian điều trị tiết chế chăn gối, bèn chọn kế trung dung, vẫn gần chồng nhưng tiết giảm tối đa các hạng mục. Éo le, có cô giận chồng không chịu xài mấy thang "tráng dương bổ thận" mà cô cất công tìm và nấu. Có cô làm áp lực buộc ông chồng lần khân xúc tiến ngay kế hoạch kiếm thằng cu cái tí.
Một hướng khác, tội tình là các cô giữ cho ân ái ở mức phải chăng là vì... tính mạng ông chồng. Không thiếu đức lang quân bệnh trọng, có thể đoàn tụ ông bà bất cứ lúc nào, vẫn cương cường "dọc ngang nào biết trên đầu có ai" trên giường.
Ngoài nguyên cớ, thì sự bất hợp tác cũng tỏ rõ vừa hình vừa tiếng ngay trên thực địa, nhưng như đã nói, nhận ra chúng đôi khi không dễ.
Dù thế nào, có vẻ chẳng có gì hóc búa đến nỗi một người đàn ông không nhận ra bạn cùng giường đang bất hợp tác hay tắt lửa lòng nhưng tắc tị vẫn hoàn tắc tị. Thủ phạm khiến các đấng lang quân "có mắt như mù" dễ đoán, chính là tâm lý trốn chạy sự thật. Sét đánh ngang mày, nếu người đàn ông nhận ra người bạn đời đương xuân của mình lại đang chuẩn bị đóng sập "lửa lòng".
Như phản kháng vô thức, tâm trí sẽ bẻ lái ông chồng sang hướng chẩn đoán nhẹ hơn, tức là cô ta chỉ đang làm mình làm mẩy, vì lương tháng kỳ này hẻo hơn mấy tháng trước, vì chàng lộ vẻ thờ ơ với ái ân...
Trước ngày cưới, bạn trai cũ xuất hiện, đòi tiền 'đền bù tuổi xuân' Đã từng phụ bạc tôi vậy mà nay người yêu cũ quay lại đòi tôi phải bù đắp những tổn thất anh ta phải chịu trong quá khứ. Thông thường, khi tình yêu không thành, phụ nữ mới nuối tiếc tuổi xuân và trách móc đàn ông làm lỡ dở tuổi trẻ của họ. Vậy mà trường hợp của tôi thì ngược lại....