Nhờ đâu lãi từ hoạt động dịch vụ 6 tháng 2019 của các ngân hàng tăng, cá biệt đến 202%?
Dịch vụ thanh toán và đại lý bảo hiểm là hai nguồn quan trọng giúp lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2019.
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các ngân hàng
Thống kê kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 của 18 ngân hàng TMCP cho thấy: 18 ngân hàng này đã tạo ra gần 16.000 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, tăng trưởng bình quân 44% so với 6 tháng đầu 2018. Có 10/18 ngân hàng có lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng đột biến từ 46%, thậm chí tăng 202% so với cùng kỳ năm trước.
5 ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng lãi thuần hoạt động dịch vụ gồm: SHB ( 202,4%); LienvietPostBank ( 151%); VIB ( 142,6%); Nam A Bank ( 111%); VPBank ( 104,2%).
5 ngân hàng có lãi thuần hoạt động dịch vụ 6 tháng 2019 cao nhất gồm: Vietcombank (2.145 tỷ đồng); BIDV (1.968 tỷ đồng); CTG (1.955 tỷ đồng); MBB (1.813 tỷ đồng) và Techcombank (1.400 tỷ đồng).
Xét về tỷ trọng đóng góp của hoạt động dịch vụ vào tổng thu nhập của các ngân hàng SCB dẫn đầu với 35%; tiếp theo VIB (21%); Sacombank (20%); MBB (16%); Techcombank (15%).
Video đang HOT
Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các ngân hàng
Ngân hàng SCB mặc dù chưa vào được nhóm có lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.000 tỷ đồng, nhưng 6 tháng đầu năm 2019 SCB tiếp tục nằm trong top 10 ngân hàng có lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng đột biến. Tỷ trọng đóng góp của mảng dịch vụ vào tổng thu nhập của SCB đã có sự thay đổi mạnh mẽ từ năm 2017, khi mà lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ đã xấp xỉ 40% lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng. Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động thẻ tín dụng quốc tế đã góp phần thay đổi cơ cấu thu nhập của SCB trong thời gian qua.
Ngân hàng SHB tiếp tục có mức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng đột biến, 202%; trong đó thu từ hoạt động thanh toán tăng 119%, thu từ dịch vụ đại lý tăng 214%.
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của MBB và VPBank tăng mạnh lần lượt 85,4% và 104,2% nhờ sự tăng trưởng đột biến của 3 mảng hoạt động: thanh toán, môi giới bảo hiểm và tư vấn.
Thống kê 10 ngân hàng có lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm cho thấy, 7/10 ngân hàng có thuyết minh và thu nhập từ hoạt động thanh toán tăng mạnh từ 52% đến 119%; thu nhập từ hoa hồng môi giới bảo hiểm tăng từ 56% đến 432% so với 6 tháng đầu năm 2018. Dịch vụ thanh toán và đại lý bảo hiểm là 2 nguồn quan trọng giúp lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của các ngân hàng tăng trưởng đột biến trong 6 tháng đầu năm.
Trước đó, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, trong 6 tháng đấu năm 2019, các dịch vụ thanh toán phát triển mạnh mẽ, nhất là các phương tiện thanh toán, dịch vụ dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguồn: Số liệu NHNN.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hoạt động kinh doanh bảo hiểm quý II/2019 tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường quý II/2019 ước tính tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 18%, phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước tính tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%, bảo hiểm phi nhân thọ tăng 10%. Hệ thống các sản phẩm bảo hiểm được phát triển theo hướng mở rộng và đa dạng hóa với hơn 1.300 sản phẩm, trong đó có khoảng 450 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và khoảng 850 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.
HỒNG QUÂN
Theo bizlive
Lợi nhuận quý 2 của Viettel Global (VGI) tăng vọt, vượt 1.000 tỷ đồng
Lợi nhuận của Viettel Global trong quý 2 lên mức cao nhất trong nhiều năm gần đây, với biên lợi nhuận gộp cũng đạt mức cao 36,5%.
Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (Upcom: VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2.
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh trong quý vừa qua đạt 4.074 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Nhờ tiếp tục tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là viễn thông, tăng ARPU (doanh thu trung bình trên mỗi thuê bao), giảm bớt các hoạt động mua bán thiết bị có tỷ suất lợi nhuận thấp nên giá vốn giảm. Điều này giúp cho lãi gộp tăng hơn 200 tỷ lên 1.487 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng lên mức kỷ lục 36,5%.
Ngoài ra, nhờ việc Viettel Global chú trọng tối ưu hoá dòng tiền, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, kết hợp với diễn biến tỷ giá tích cực, lãi thuần từ hoạt động tài chính đạt dương 447 tỷ đồng.
Tổng hợp các yếu tố trên, lợi nhuận trước thuế quý 2 của Viettel Global tăng vọt lên 1.092 tỷ đồng - mức kỷ lục trong nhiều năm gần đây.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt gần 7.900 tỷ đồng, với lãi gộp tăng vọt từ 2.119 tỷ lên 2.809 tỷ đồng. Lợi nhuận từ công ty liên kết đạt 112 tỷ đồng - mức nhảy vọt so với cùng kỳ năm trước. Con số này có được chủ yếu nhờ thị trường Myanmar đã đi vào hoạt động được gần 1 năm và tăng trưởng mạnh từ thị trường Campuchia.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Viettel Global đạt 1.257 tỷ đồng - cũng là mức cao nhất trong nhiều năm gần đây. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 711 tỷ đồng - tăng hơn 1.100 tỷ so với cùng kỳ.
Nhờ sự cải thiện trong hoạt động kinh doanh, cổ phiếu VGI đã tăng gấp đôi so với hồi đầu năm, đạt xấp xỉ 40.000 đồng/cp. Tại mức giá này, Viettel Global là một trong những doanh nghiệp lớn nhất thị trường với vốn hóa đạt 120.000 tỷ đồng.
Trường An
Theo Trí thức trẻ
Ngân hàng ACB công bố lãi ròng hơn 1.533 tỷ đồng trong 6 tháng Kết thúc quý II/2019, lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng của ACB đạt 2.026 tỷ đồng, tăng 3%, lãi ròng tăng 16%, đạt 1.532 tỷ đồng. Theo Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý II, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, HNX: ACB) ghi nhận lãi thuần 2.903 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận...