Nhớ chồng từng phút, từng giờ
Người đàn bà lấy chồng mà không được gần chồng, quá nhiều nỗi ngậm ngùi, uẩn ức. Với chị cũng vậy, ngày chị đi lấy chồng, là ngày mẹ chị lén lau giọt nước mắt.
Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người mắc chứng bệnh chán chồng, chán vợ, thèm ngoại tình thì vẫn có những người vợ “thèm chồng” từng giờ, từng phút. Người ta nói tới cái cảnh “no dồn đói góp”, của những cặp vợ chồng phải ở xa nhau, nghe có vẻ hài hước, nhưng chỉ có những người trong cuộc mới cảm thấy thực sự nó là như thế nào. Những người phụ nữ chỉ còn biết: bên ngoài cười nụ bên trong khóc thầm, làm bạn với nỗi cô đơn.
Người đàn bà khi đi lấy chồng là mong có một chỗ dựa vững vàng cho cuộc đời mình: chỗ dựa về vật chất, về tinh thần, tình cảm… người đàn bà như hoa hồng leo, người đàn ông như bức tương vững vàng. Nếu như, bức tường ấy không có ở bên mình, hẳn những nhánh hồng leo kia vẫn cố gắng vươn lên mà sống nhưng không thể tránh được cái cảm giác chòng chành, bất an trước sóng gió của cuộc đời.
Người đàn bà lấy chồng mà không được gần chồng, quá nhiều nỗi ngậm ngùi, uẩn ức. Với chị cũng vậy, ngày chị đi lấy chồng, là ngày mẹ chị lén lau giọt nước mắt. Đứa con gái be bỏng ương bướng nhất định lấy Hiệp, anh chàng bộ đội, đóng quân xa nhà cả mấy trăm km, không những thế, chị lại còn lấy chồng xa. Chị không thể nào nghĩ được cái cảnh một mình bơ vơ nơi xứ người không mẹ, không cha và không có chồng bên cạnh, nó sẽ như thế nào. Nhưng là một người phụ nữ từng trải, mẹ chị hiểu hết. Nỗi lòng xót xa như trào đâng trong lòng người mẹ khi biết con khổ mà không thể nói cùng con, không thể kéo con ra… chỉ vì không thể khước từ ý ước nguyện sắt đá của con mình.
Những ngày đầu về nhà chồng, còn có chồng bên cạnh nên chị không cảm thấy quá khó khăn với cuộc sống mới. Chồng chị chín chắn và trưởng thành hơn nên mọi chuyện đối nội, đối ngoại anh đều lo được chu toàn. Chị vẫn còn nguyên cái cảm ngây ngất trong men say của tình yêu đôi lứa.
Những ngày đầu về nhà chồng, còn có chồng bên cạnh nên chị không cảm thấy quá khó khăn với cuộc sống mới. (ảnh minh họa)
Nhưng mật ngọt có khi nào ngọt được mãi, người ta phải sống, phải có công việc và những lo toan cho cuộc sống đời thường. Hết phép, anh quay trở lại đơn vị với lời hẹn nửa tháng nữa anh về. Chị ngậm ngùi tiễn anh đi. Nhưng chị không biết được rằng một mình chị ở lại nơi xa lạ này khó khăn như thế nào. Và nỗi nhớ anh khiến chị cảm thấy trống vắng vô cùng. Người xưa đã nói: “Thương ai bằng nỗi thương con, Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng“.
Những đêm dài một mình trằn trọc, cô đơn trong căn buồng vắng, chị chỉ còn biết khóc ngậm ngùi. Nhớ nhà, nhớ bố mẹ quay quắt, nhưng chị không dám gọi điện, không dám than vãn với mẹ. Là tự chị đã ương bướng quyết định cho cuộc đời mình, bất chấp gian khó về sau. Nên người chị không thể để lo lắng cho mình nhiều chính là mẹ. Hơn nữa khi ấy, lòng kiêu hãnh của tuổi trẻ khiến chị không thể chưa đánh đã chấp nhận mình thua. Nhưng có người mẹ nào không hiểu chứ? Chính chị lại một lần nữa non nớt và chưa chiểu được mẹ mình.
Video đang HOT
***
Mẹ chồng chị không phải là người khắt khe, nhưng vì bà sống một mình quen rồi, vất vả quen rồi nên những nỗi vất vả hay tủi hờn của chị đều không thấm vào đâu với những khó khăn mà bà đã trải qua. Mà tâm lí, người ta chỉ thương người khổ hơn mình, không ai thương người sướng hơn mình. Hai người đàn bà sống bên nhau nhưng không thể dung hòa hai thế giới, hai thế hệ không cùng chung suy nghĩ.
Nhiều đêm khóc, chị gọi điện cho anh, bảo anh cho chị đi theo, đói no hai vợ chồng cùng chịu, miễn là được ở gần nhau. Chồng chị cũng muốn, nhưng khi nào phía sau câu nói của anh cũng là: Mẹ thì sao? Mà mẹ anh thì nhất định không dời khỏi căn nhà bé nhỏ của mình, bởi ở đây bà con hàng xóm láng riềng. Theo vợ chồng chị đến nơi xa xôi đó, bán nhà bán cửa đi, rồi chẳng còn gì nữa, nhỡ chúng nó không tốt, lúc ấy biết đi đâu về đâu? Đó là tâm lý của mẹ chồng. Nên chị đành ngậm ngùi sống trong cái cảnh xa chồng đằng đẵng. Hơn nữa, mẹ chồng chị thì bị bệnh suốt gần chục năm trời, làm sao chị có thể bỏ mặc mẹ chồng mà đi theo chồng mình. Dù người xưa có nói: “Xuất giá tòng phu”. Nhưng chị nào có được theo chồng, nàng phải theo mẹ chồng? Vẫn biết “có mẹ mới có anh”, nhưng nỗi niềm người vợ xa chồng, mẹ chồng chị cũng đâu có thấu cho.
Thế là chị rơi vào cả hai nỗi sợ hãi khi người con gái lấy chồng: lấy chồng xa và cả xa chồng. Người ta trăm nỗi tủi hờn, thì chị có cả nghìn nỗi, nhưng cũng chỉ biết nuốt tủi hờn mà thôi.
***
Rồi con gái chào đời, nhiều đêm ôm còn trong tay mà nước mắt ngắn dài. Chỉ có hai mẹ con ôm nhau, đầu giường lại cuối giường, dong nhau đầu phòng lại cuối phòng. Con khóc, mẹ nước mắt cũng ngắn dài. Vừa sinh con xong nhưng một mình chị phải bế ẵm, chăm con từ lúc lọt lòng. Mẹ chồng nàng yếu, cố gắng cũng chỉ có thể giúp nàng chút cơm nước. Còn mẹ đẻ thì ở xa, bà cũng chỉ có thể ra đó chục ngày rồi lại phải về! Nhiều khi nỗi tủi hờn dâng lên ngập lòng, chị thấy hờn giận anh. Biết là vô lý nhưng cảm xúc không ngăn được, tại sao lại lấy chị về rồi bỏ chị một mình nơi này với chồng chất nỗi cô đơn, hờn tủi.
Chị cũng là một người con gái chân yếu tay mềm, được mẹ chị nâng như nâng trứng , hứng như hứng hoa, vậy mà khi theo anh về làm vợ nhà anh thì chị thấy mình thực là sắt đá. Từ ngày về đây, dường như chị không có quyền được ốm vì trong nhà có người ốm hơn chị, chị không được yếu đuối, vì nhà chỉ có chị làm chỗ dựa. Có những đêm nhờ hàng xóm trông con để đưa mẹ chồng đi viện. Khi ấy, chị thực sự hiểu: cái cảm giác cháy ruột, cháy gan là như thế nào?
Nhiều khi chị muốn được buông xuôi, được ngục ngã, được nghỉ ngơi, được một ai đó chăm sóc vỗ về, đêm dài có người ôm vào lòng ngủ, lúc tủi hờn, ấm ức có người lau giúp giọt nước mắt nức nở trên khóe mi, lúc yếu đuối có thể dựa vào bờ vai ai đó, khi ốm đau có người nấu giùm bát cháo, mua cho viên thuốc, giặt cho ít đồ… Chị không muốn phải gồng mình lên nữa. Nhưng xung quanh chẳng hề có ai gánh giúp chị, chia sẻ giùm chị gánh nặng ấy? Chỉ có những lời động viên xa xôi của Kiên qua chiếc điện thoại lạnh lùng.
Chị không muốn phải gồng mình lên nữa. Nhưng xung quanh chẳng hề có ai gánh giúp chị, chia sẻ giùm chị gánh nặng ấy? (ảnh minh họa)
Không ai đong đếm được thời gian và nỗi nhớ, xa nhau thì càng nhớ thương nhau thêm, nhưng cũng lắm hờn nhiều tủi. Nhưng người phụ nữ cần những thứ thực tế hơn: cần sự thông cảm chở che, cần những vòng ôm có thực, cần những chăm sóc có thực, những niềm vui có thực và người đàn ông có thực bên mình… Nhưng tất cả nhưng thứ đó chị đều không có. Cái cảm giác chênh vênh khi nào cũng thường trực trong lòng chị. Khóc thầm, đó là thứ duy nhất chị có thể làm để giải tỏa cho mình. Chỉ có thể khóc với chính mình mà thôi. Nhớ chồng mà không biết làm gì!
***
Thiệt thòi là thế, hờn tủi là thế, nhưng khi chồng về chị cùng đâu dám than vãn giận hờn này nọ. Lại nuốt hờn tủi vào trong cho những ngày chồng về được vui cửa vui nhà. Thế đấy, ngay cả cái quyền được hờn, được giận những người phụ nữ xa chồng cũng chẳng dám dùng. Thế mới biết: “Được giận hờn nhau sung sướng biết bao nhiêu!”. Chồng về đôi ba bữa mà giận hờn nhau là hết, còn thời gian nào cho nhau. Vì thế, mỗi giây phút bên nhau cả anh và chị đều cố gắng hết sức trân trọng. Nhưng những thiếu thốn trong tình cảm mà cả hai người phải chịu thì đâu có thế bù đắp đủ đầy cho nhau trong một hai ngày ngắn ngủi?
Nhưng không chỉ có thế, cái chuyện tình cảm ân ái vợ chồng dù khó nói ra, nhưng nhiều khi khiến cả hai vợ chồng chị chỉ biết nhìn nhau cười ngượng. Có khi cả tháng chồng mới về vài bữa, lại đúng kì đèn đỏ. Vậy là thôi. Cả đôi tháng hai vợ chồng không được gần nhau. Những lần ấy anh thường ôm chị vào lòng an ủi: không sao, anh về ngửi hơi vợ rồi đi là được rồi! Chị lặng lẽ để giọt nước mắt chảy bên thái dương, cố ngăn tiếng sụt sùi. Chị thương anh mà thương cả chính mình.
Rồi con chưa kịp quen bố, vợ chưa kịp bén hơi chồng, yêu nhau còn chưa đủ, lại ngậm ngùi tiễn nhau đi. Dù những lần tiễn anh đi quen rồi, mà lần nào, chị cũng không thể ngăn mắt mình ầng ậng nước. Bởi ngày mai, chị lại phải gồng mình lên, sống với cả cương vị người con, người mẹ, người cha, người chồng trong gia đình, lại một mình đối mặt với những đêm dài cô đơn lạnh lẽo. Giường nằm thì thừa mà người nằm thì thiếu. Anh biết chị vất vả, nhưng nói là biết thì biết thế thôi, chứ anh có được tận mắt chứng kiến và biết nó thực sự là như thế nào đâu? Mà khi người ta không nhìn, không thấy thì làm sao có thể hiểu được tận tường?
***
Chị là người phụ nữ vốn yếu mềm, nhưng khi cần chị sẽ mạnh mẽ hơn cả khả năng của mình. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài, tận sâu thẳm trong trái tim chị, chị vẫn thầm khao khát được chở che, được dựa dẫm vào người đàn ông của đời mình. Làm đàn bà, ai cũng mong mình là bông hoa được bảo về, được bao bọc, không ai muốn mang vẻ mong manh, yếu đuối của mình ra trước giông gió của cuộc đời, để thời gian cứ hằn in những nếp chân chim trên khóe mắt.
Lấy chồng mà phải xa nhau, thiệt thòi với cả đôi bên, thời thanh xuân thì không được gần nhau, tới khi già mới được ở bên nhau. Cái nỗi hậm hực, uẩn ức ấy chỉ có người trong cuộc mới hiểu được. Nên nếu những ai, được ngày ngày đầu gối tay ấp bên chồng thì cũng nên cảm thấy, như thế đã là một niềm hạnh phúc rồi. Bởi có rất nhiều người phụ nữ, với họ, đó chỉ có thể là một viễn cảnh lúc về già. Khi còn trẻ người ta sợ cô đơn, khi về gài người ta cũng sợ cô đơn. Đó là thứ người ta vốn sợ trong cả cuộc đời này dù còn trẻ hay về già.
Theo Khampha
Chồng ơi! Em nhớ anh quá chừng!
Anh đi công tác xa, ngày đầu tiên em thấy bình thường; sang ngày thứ hai đã thấy nhơ nhớ; đến ngày thứ ba thì nhìn trước ngó sau đều thấy trống vắng vô cùng.
Bóng đèn hư, em phải ra tiệm điện mua cái mới rồi mày mò gắn vào. Cái lược nước của máy giặt bị bẩn, nước chảy yếu, em phải lên hỏi "anh Gu-gồ" xem khắc phục thế nào... Rồi cái quạt máy bị bẩn, em chẳng biết tháo, lắp làm sao để lau chùi; cái máng xối đọng rác, em không cách gì trèo lên trên nóc nhà để dọn dẹp được...
Chợt nhớ anh quá đỗi. Có anh ở nhà, mỗi khi em than phiền cái này hư, cái kia hỏng, bao giờ cũng nghe câu trả lời của anh: "Cứ để đó cho anh". Sau câu nói ấy, yêu cầu của em được đáp ứng, mọi hư hỏng được khắc phục. Quen thuộc đến nỗi em thấy điều đó là bình thường, là đương nhiên, là chuyện của đàn ông. Em chẳng bao giờ nghĩ rằng sẽ có một lúc nào đó những chuyện ấy sẽ dành cho mình.
Vậy mà bây giờ điều đó đang xảy ra. Khi anh vắng nhà, không chỉ những công việc "của đàn ông" em phải tự làm mà ngồi vào mâm cơm, không có đàn ông cũng thấy nhà cửa vắng vẻ. Mấy ngày qua, không nghe câu anh nói "cứ để đó cho anh", em thấy nhớ anh vô cùng.
Chợt nhớ anh quá đỗi. Có anh ở nhà, mỗi khi em than phiền cái này hư, cái kia hỏng, bao giờ cũng nghe câu trả lời của anh: "Cứ để đó cho anh". (Ảnh minh họa)
Giờ em mới biết không phải người đàn ông nào cũng đáng yêu như anh. Mấy chị bạn kể các chị phải làm hết chuyện trong ngoài, mấy anh chồng chỉ biết đi làm mang tiền về rồi thôi chứ chẳng bao giờ quan tâm giúp đỡ, chia sẻ việc nhà với vợ. Em may mắn có được một người chồng không chỉ yêu thương mà còn rất cưng chiều vợ. Vậy mà trước giờ em thấy mọi chuyện thật bình thường. Chỉ khi anh đi vắng, em mới biết anh quan trọng như thế nào.
Em tính từng ngày, mong cho qua cái thời hạn 2 tuần để anh về với em. Chắc chắn khi anh trở về, câu đầu tiên em sẽ nói với anh là: Chồng ơi, em nhớ anh quá chừng...
Theo VNE
Thật lòng, anh xin lỗi em! Hãy chờ anh, cho dù tới lúc đó tóc mình không còn xanh nữa. Nhưng trái tim thì không thể già nua. Anh vẫn yêu em như ngày đầu! Em, tháng này anh phải đi công tác đột xuất, nên anh không về được rồi. Lâu không thấy chị trả lời, Thành biết, Hoài đang giận hờn anh, có lẽ, chị cảm thấy...