Nhờ chồng đi chợ mua khoai môn về hầm xương, vợ thở dài khi nhìn kết quả mang về dở khóc dở cười bi hài
Nhiều người sau khi đọc chia sẻ của người vợ cũng ngớ người mới biết sự thật khoai môn và khoai sọ khác nhau.
Việc đi chợ thường do chị em đảm nhận, cánh mày râu ít khi ra chợ nên cũng có những tình huống dở khóc dở cười xảy ra. Trước đây có người nhờ chồng mua rau cải cúc nhưng chồng mua xà lách về, có người thì ngao ngán khi bảo chồng mua hành lá nhưng lại đưa củ hành khô về nhà… Mới đây, một bà nội trợ lại ngao ngán khi nhờ chồng đi chợ.
Bà nội trợ này cho hay: “ Mình muốn đãi cả nhà món canh xương hầm khoai môn. Chiều tối sai anh bạn cùng giường đi chợ. Trước khi đi, mình đã ghi chú ra một loạt và ghi rõ ràng là một củ khoai môn. Và kết quả là đây… mình cực kỳ nể chồng và bà bán rau thật sự. Chuyện cũng trôi qua lâu lâu rồi mình vẫn giữ làm kỉ niệm”.
Sở dĩ người vợ cũng phải nể chồng và bà bán rau là vì chồng đưa về một củ khoai sọ chứ không phải khoai môn như yêu cầu. Về hình thức 2 loại củ này khá giống nhau nên việc nhầm lẫn là chuyện thường, đặc biệt với một người chồng ít đi chợ. Nhưng điều thắc mắc là tờ giấy ghi rõ là khoai môn song bà bán hàng cũng nhầm không đưa đúng loại khoai cần mua. Có lẽ do người chồng chủ quan nên đọc tên khoai môn chứ không nhìn tờ giấy hay đưa giấy cho người bán.
Mặc dù, canh xương hầm khoai sọ cũng có thể được nhưng rõ ràng nếu như nhầm lẫn này cho những lần sau thì chứng tỏ ông chồng này phải đi chợ nhiều hơn để rút kinh nghiệm.
Thực tế trong cuộc sống không chỉ có ông chồng này mà rất nhiều người khác cũng từng vấp phải sự nhầm lẫn buồn cười tương tự. Thậm chí có người còn cho rằng khoai sọ và khoai môn là một nhưng không phải như vậy, sau câu chuyện này mới biết đó là 2 thứ riêng biệt.
“Chồng em vào đón em với con ở viện mới sinh về, bảo mang củ tỏi vào để cầm cho tránh vía mà mang 1 củ hành vào đây. Chồng chẳng bao giờ vào bếp nên không phân biệt được đâu là hành và tỏi, hoặc có thể do quá vội vàng mà nhầm như vậy”, một người chia sẻ.
Có người kể: “ Chồng mình còn bị bả lừa bán bầu với bí kia. Đã dặn đi mua bầu, mình cũng sợ chồng quên đã ghi ra rồi mà bà bán rau lại bán cho quả bí to đùng. Khi mang về cả nhà cũng lăn ra cười vì bi hài quá”.
7 bài thuốc Đông y hữu ích có sẵn trong bếp: Biết tận dụng thì vừa tiện vừa không tốn tiền
Trong bếp nhà bạn không chỉ có thực phẩm để làm thức ăn, mà chúng còn có thể làm thuốc. Đây là những bài thuốc đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao trong nhiều loại bệnh khác nhau.
Video đang HOT
Có thể bạn đã biết những mẹo nhỏ trong căn bếp có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình một cách vô cùng hiệu quả, thì những bí quyết sau đây một lần nữa giúp bạn củng cố thêm rằng căn bếp nhà mình thực tế còn có nhiều bí mật bạn chưa thể khám phá hết.
Nhà bếp không chỉ là nơi để chúng ta nghiên cứu những bữa ăn ngon và hợp khẩu vị cho các thành viên trong gia đình, mà đây còn là hộp thuốc nhỏ tạm thời vô cùng tuyệt vời, hãy cùng các chuyên gia Đông y xem xét những phương thuốc có sẵn trong nhà bếp theo cách sử dụng dưới đây.
1, Dùng mì chính để giảm đau răng
Bạn có thể chưa biết đến mẹo này, nhưng nếu cần quá thì bạn có thể thử cách dùng mì chính (bột ngọt) để làm giảm cơn đau răng.
Bạn dùng đầu đũa để nhúng một ít bột ngọt và đặt/chấm nó lên phần răng đau, cơn đau sẽ biến mất nhanh chóng. Không cần dùng quá nhiều mì chính, chỉ cần một ít nhỏ xíu là đủ.
2, Khoai sống/tươi chữa đau lưng
Khi bạn bị đau lưng, khó chịu vùng lưng hoặc do va chạm dẫn đến đau, bạn có thể dùng khoai môn, khoai sọ hay khoai lang tươi gọt vỏ rửa sạch, nhai hoặc làm nhuyễn rồi đắp lên vùng đau.
Nếu vùng đau lớn thì dùng nhiều khoai, vùng đau nhỏ thì làm ít khoai, sao cho phủ lên hết phần đau. Làm lần đầu cảm thấy dễ chịu, nếu chưa đỡ hẳn thì làm thêm một số đợt đắp như vậy nữa. Thông thường chỉ đắp vài lần là đỡ đau.
3, Bắp cải để điều trị loét dạ dày
Nhiều người bị các vấn đề về dạ dày, khi bị đau tất nhiên bạn phải đi khám bác sĩ. Nhưng trong trường hợp đau âm ỉ, gây khó chịu, tạm thời bạn có thể dùng lá bắp cải và ép lấy nước, làm ấm lên ở nhiệt độ vừa uống, uống trước bữa ăn, hai lần một ngày.
Tốt nhất, nếu thấy triệu chứng đau giảm nhẹ thì bạn có thể dùng trong 10 ngày như một liệu trình điều trị, nó có tác dụng giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét.
4, Dùng vỏ khoai tây để chữa bỏng
Rửa sạch củ khoai tây và cho vào nồi nước luộc trong 25 phút, gọt lấy phần vỏ khoai tây, đắp lên vết bỏng, và băng bó cố định bằng gạc vô trùng. Vết bỏng nhẹ sẽ lành trong vòng 4 ngày mà không bị đau và không để lại sẹo nghiêm trọng.
5, Gốc hành củ chữa bệnh mụn cóc do virus/hạt cơm
Khi bạn bị nổi lên 1 hoặc nhiều nốt mụn chai sần có nhân ở dưới bàn chân hoặc trên các bộ phận cơ thể, tên bệnh này là mụn cóc do virus hoặc hạt cơm, thì có thể dùng phần gốc hành tươi (đoạn hành trắng gần rễ) bóc lớp vỏ hành ở bên ngoài, dán vào phần mụn cóc.
Vào thời gian rảnh hoặc buổi tối trước khi ngủ, rửa chân hoặc vùng mụn cóc sạch sẽ với nước ấm, lau khô ráo. Bóc lớp hành ở bên ngoài phần hành lá màu trắng, dán lên mụn. Dùng băng dính dán cố định.
Sau một đêm, mụn cóc sẽ giảm đau dần và dần dần sẽ biến mất.
Nếu bạn tiếp tục dán hành như vậy nhiều lần, vùng da xung quanh mụn cóc sẽ bị trắng giống như bị ngâm nước, chúng trở nên mềm mủn, sau đó sẽ tự bong da và khỏi, mụn sẽ hết dần.
6, Dùng giấm gạo trứng gà chữa viêm da thần kinh
Dùng 3 quả trứng cho vào bình thủy tinh, cho khoảng nửa lít dấm gạo vào ngâm, chờ sau 7 đến 10 ngày, bóc bỏ vỏ trứng, trộn nhuyễn trứng với giấm gạo, cho vào hộp chứa có nắp để bảo quản.
Bôi chất lỏng này mỗi ngày vào vùng da bị viêm do thần kinh 2 đến 3 lần, kiên trì bôi trong một khoảng thời gian, sẽ có hiệu quả.
7, Xương lươn chữa bệnh nấm chân
Thi thoảng, bạn có thể bị nấm ở ngoài da, giống như nước ăn chân ở các kẽ chân. Bệnh này vốn dĩ xuất phát từ một loại nấm trên da, chủ yếu mọc lên giữa các ngón chân. Các triệu chứng thường là phồng rộp, ngứa, nặn ra có nước màu vàng sau khi gãi và sẽ có thể bị loét trong trường hợp nghiêm trọng.
Khi bị bệnh này, bạn có thể dùng 100 gram xương lươn sống, sấy khô và nghiền thành bột, 3 gram băng phiến nghiền mịn, trộn với một ít dầu mè, bôi lên vùng bị ảnh hưởng, mỗi ngày một lần, thường 3 đến 4 lần là có thể chữa lành.
Các bài thuốc được tổng hợp từ các tài liệu Đông y Trung Hoa xưa. Bạn có thể dùng thử, nếu thấy phù hợp thì tiếp tục áp dụng cho những lần sau.
Bột chiên chợ Thiếc, nét ẩm thực Hoa giữa Sài Gòn Bột chiên là món ăn gốc Hoa du nhập vào TP.HCM như một món ăn vặt bán phổ biến ở khắp đường phố và được nhiều người yêu thích. Bột chiên là món ăn đơn giản với phần bột gạo pha nén thành bánh và đem đi hấp. Sau khi hấp xong sẽ được cắt ra thành từng miếng hình chữ nhật vừa...