Nhớ chả lệch Nghệ An bởi mùa này, lệch nhiều trứng lắm
Em họ tôi đi giã (cách ở quê gọi những người đi biển). Mùa này nó khoe: Lệch nhiều trứng lắm. Chỉ thế thôi, trong tiết đổi mùa hiu hiu nhớ biển, nhớ nhà, đã như in trong tâm trí món ăn quen của một vùng ven biển Bắc Trung Bộ: chả lệch.
Chả lệch chấm nước mắm nguyên chất chanh, tỏi, ớt mới chuẩn vị – Ảnh: TT
Lệch là một loài cá ở biển, nhưng đích thị “anh em chú bác” nhà lươn vì nhìn qua chúng khá giống nhau. Có lẽ vì vậy lệch còn có tên là “lươn biển”. Trời “đãi” ngư dân Nghệ An con lệch quanh năm suốt tháng, nhiều nhất khi vào mùa (những ngày lạnh) hoặc những ngày động trời.
Bố tôi vẫn đùa đó là giống loài “bình quân”, không có giai cấp. Tức là nhà nào mà không có điều kiện lắm cũng mua được. Mấy bác già già là khoái nhất. T
rời mà se lạnh hoặc lây rây mưa, lại rảnh, sẵn chai rượu nếp nút lá chuối, có thêm mấy món từ loài không phân chia giai cấp này thì đúng là… ngồi khề khà cả buổi, nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.
Những viên chả lệch chờ vào sanh rán – Ảnh: T.T
Cũng giống lươn, lệch chế biến được rất nhiều món. Sau khi mua về, xóc cùng chút muối, lá tre cho bớt nhầy, tanh; lấy hết ruột (giữ nguyên phần trứng nếu có) rồi rửa sạch, cắt từng khúc nhỏ. Từ đây, tùy khẩu vị từng nhà mà gia giảm gia vị, tẩm ướp rồi nướng mọi hoặc nướng lá lốt chấm mắm ớt gừng hay om chuối, rút xương, thậm chí nấu canh chua, xào sả ớt, kho nghệ…
Người nào mà hay “nghịch” thì sáng tạo được khối món ra trò nữa. Song, ở quê tôi, quen thuộc nhất vẫn là món chả lệch.
Nhớ hồi nhỏ, trong chiếc làn cũ đi chợ về của mẹ thể nào cũng có mấy con lệch, ít hành lá, vài cọng rau thơm, thì là và một ít thịt ba chỉ.
Những con lệch to, phải lọc xương ra cho khỏi hóc; lệch nhỏ thì khỏi. Sau khi làm sạch, băm nhỏ lệch cùng thịt ba chỉ, rau thơm, thì là, ớt cay, tiêu thành một hỗn hợp. Giờ thì tiện hơn, ngoài chợ có dịch vụ làm sạch và xay, không phải ngồi tỉ mẩn từng con lệch như xưa.
Video đang HOT
Công phu món chả lệch – Ảnh: T.T
Thịt ba chỉ tạo nên độ mềm và kết dính cho thịt cá. Mấy gia vị phụ trợ đi cùng tăng thêm vị thơm, có tác dụng đẩy mùi cho chả. Xong xuôi, dùng tay vắt thành từng miếng rồi thả vào sanh (chảo) dầu đang sôi.
Rán, chú ý lửa. Làm sao để miếng chả không bị cháy mà vẫn vàng rôm bên ngoài, thịt chín bên trong. Khi chấm trong nước mắm nguyên chất, chanh, tỏi, ớt, có thể cảm nhận được độ giòn nhẹ của vỏ, thịt mềm bên trong, thế là đạt. Món chả lệch ăn kèm cơm hoặc ăn với bún đều được.
Món chả lệch nên ăn luôn; để sang bữa thứ hai rán lại miếng chả đã bớt đi độ mềm, ngọt, thơm của cá. Trong trường hợp dư nhiều, có thể kho rim chả lệch cùng nước mắm cốt, nghệ và tiêu như một món ăn mặn cũng ngon…
Hồi nhỏ, bốn chị em lóc nhóc hay đứng trong căn bếp của mẹ; để khi mẻ chả lệch đầu tiên rán xong mỗi đứa có thể ăn bốc trước, rồi cả ăn, cả cười như điên. Ăn vụng bao giờ mà chả hạnh phúc?
Sau này, những tiếng cười náo nhiệt ngây ngốc ấy dần im ắng. Tôi lớn lên, đi xa, cuộc sống khác nhiều. Chỉ có những món ăn thuở nhỏ, trong đó có món chả lệch và bóng hình của mẹ lúc bà tỉ mẩn với món ăn là ở lại. Như một con sóng lớn, cuộn trong lòng ký ức của biển. Không ngớt.
Thịt chó kiểu Nghệ An thơm ngon đặc biệt mà bạn phải thử
Thịt chó nấu là kiểu ăn khoái khẩu của nhiều người, từ người già đến người trẻ, từ đàn ông đến đàn bà.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào tay nghề của mỗi người và cách chế biến đặc trưng của mỗi vùng miền mà món thịt chó nấu rựa mận lại có một hương vị riêng không giống nhau. Nếu bạn đã chán với cách nấu rựa mận thịt chó của miền Bắc thì sao không thử 'xâm nhập' miền Trung để khám phá thêm cách nấu thịt chó kiểu Nghệ An vô cùng đặc biệt này nhỉ. Chắc chắn rằng hương vị món ăn mới sẽ khiến gia đình bạn cảm thấy ngon miệng và đưa cơm hơn rất nhiều.
Thịt chó Nghệ An khác biệt so với nơi khác
Thịt chó ở Nghệ An cũng là món ăn khoái khẩu của vùng, có phần khác biệt và đậm đà hơn ở nhiều nơi. Cái hay ở nơi đây có làm thịt chó cũng phải thịt chó mỡ. Móm rượu mận được làm rất công phu tỉ mỉ mà hiếm nơi nào giống. Người ta cắt thịt thành từng miếng, rồi tẩm và bóp với mẻ, riềng xay, sả, hành, ớt, lá quýt và các gia vị khác như mật mí, mắm tôm, nước mắm và còn có cả lớp bỏng rang. Tất cả được đóng vuông như cái hộp, vắt đất sát gói thịt lại, đóng kín rồi đem nung bằng trấu (vỏ thóc) cho đến khi vỏ đất sát cứng như nói. Theo người dân ở đây chia sẻ lại, cách làm như vậy thịt mới để được lâu, khi cần lấy ra bỏ tịt vào nồi hâm lại thì thịt chó vẫn ngon mà thơm như mới. Khi không tiện có thịt chó để làm, người ta có thể dùng thịt lợn hoặc thịt chim, nhất là chim cói, chim giang giang để nấu giả cầy.
Nguyên liệu nấu thịt chó kiểu Nghệ An
Thịt chó tươi: 300 - 500 gr tùy thuộc vào số người ăn.
Sả: 5 - 7 nhánh
Riềng: 200 gr
Lá chanh hoặc lá quýt: 10 lá
Vỏ quýt khô: 1 cái
Nghệ tươi: 1 nhánh
Giấm bỗng: 1 chén
Mắm tôm: 2 thìa canh
Mật mía: 4 thìa canh
Bột cà ri: nửa thìa cà phê
Xì dầu: 1 thìa canh
Các bước làm thịt chó kiểu Nghệ An
Bước 1: Sơ chế thịt chó
Thịt chó sau khi mua về, bạn làm sạch lông, sau đó rửa sạch, thấm khô bằng khăn.
Tiếp đến, bạn trộn đều hỗn hợp gồm có bột cà ri, xì dầu, mật mía trong một chiếc bát tô. Sau đó quết đều hỗn hợp này lên bề mặt da của miếng thịt chó. Đợi lớp phủ săn lại rồi thì quết tiếp thêm một lớp nữa. Xong xuôi thì mang thịt đi thui rồi để ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Tuyệt đối không rửa lại và cũng không cất thịt vào ngăn mát tủ lạnh nhé.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Riềng: Cạo sạch vỏ, rửa rồi thái lát mỏng. Sau đó, bạn luộc riềng khoảng 2 tiếng. Trong quá trình luộc nên thay nước vài lần.
- Giấm bỗng: Bạn cho vào bát, nghiền nát rồi lọc lấy phần nước cốt mịn.
- Mắm tôm: Bạn cho vào bát, thêm một chút nước lọc, hòa tan rồi lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã đi.
- Sả, nghệ, ớt: Bạn sơ chế sạch rồi dập dập và băm nhỏ tất cả chung với nhau.
- Vỏ quýt: rửa sạch và thái dạng chỉ.
Bước 3: Ướp thịt chó kiểu Nghệ An
Trong cách nấu thịt chó kiểu Nghệ An này, thịt chó sau khi thui xong thì bạn chặt nhỏ ra thành những miếng vừa ăn, cho tất cả vào một chiếc âu lớn. Thêm vào âu thịt một chút mật mía, nước cốt mắm tôm, vỏ quýt, nửa phần hỗn hợp sả nghệ ớt băm và gia vị. Sau đó, bạn trộn đều lên và ướp thịt chừng độ 20 phút trước khi chế biến.
Bước 4: Tiến hành nấu thịt chó rựa mận kiểu Nghệ An
Bạn bắc nồi lên bếp, thêm chút dầu ăn vào rồi phi thơm nửa phần hỗn hợp nghệ sả ớt băm còn lại. Sau đó, bạn trút thịt chó đã ướp vào nồi, đảo đều đến khi thịt săn lại thì thêm riềng, nước cốt giấm bỗng và nước lọc vừa đủ để ngập xâm xấp mặt thịt.
Xong xuôi thì bạn đảo đều, đậy vung lại, hạ nhỏ lửa và ninh cho đến khi thịt chó chín mềm, đồng thời nước trong nồi cạn bớt và hơi sánh lại. Cuối cùng, bạn thêm nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, thêm vào nồi một chút rượu, đậy vung lại ủ hương trong khoảng 1 phút rồi tắt bếp.
Vậy là bạn đã hoàn thành xong cách nấu thịt chó kiểu Nghệ An rồi đấy. Từng miếng thịt mềm vàng màu cánh gián, ăn vừa giòn, vừa bùi lại vừa ngọt đậm đà sẽ khiến cho bất cứ ai thưởng thức cũng đều trầm trồ khen ngợi. Như phần mở đầu mình có giới thiệu qua về cách nấu bản địa có vẻ phức tạp hơn không phải nơi nào cũng co thể áp dụng được. Chúc bạn thành công và đừng quên chia sẻ thành phẩm của mình nhé!
Xáo gà bánh mướt Nghệ An Thịt gà mềm nhưng vẫn giữ được độ săn chắc, nước dùng ngọt lịm, ăn cùng bánh mướt, cơm hay bún đều ngon. Nguyên liệu: - 1 con gà ta khoảng 1,2 - 1,5 kg - Củ nén: 5-7 củ - Hành khô: 3 củ - Lá chanh: 5-7 lá, rau răm: 1 nắm nhỏ - Bánh mướt: 1 kg - Gia vị:...