Nhờ cắt trĩ tại nhà, người đàn ông nhập viện cấp cứu
Sau khi nhờ người quen cắt trĩ tại nhà, nam bệnh nhân 53 tuổi bị cứng hàm, co giật, được chẩn đoán mắc uốn ván, đang phải thở máy
Ngày 18-10, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin về trường hợp nam bệnh nhân 53 tuổi, nhập viện trong tình trạng co giật, cứng hàm với chẩn đoán mắc bệnh uốn ván.
Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh. Trước khi nhập viện một tuần, bệnh nhân có nhờ người quen giúp cắt trĩ tại nhà.
Bệnh nhân N. đang cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Sau cắt trĩ, bệnh nhân xuất hiện tình trạng cứng hàm tăng dần, khó nói, khó nuốt, khó há miệng, ăn uống kém, nhập viện tại địa phương và được chẩn đoán mắc bệnh uốn ván. Do bệnh tiếp tục trở nặng, người bệnh co giật nên được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân co giật, cứng hàm và được chẩn đoán uốn ván. Hiện bệnh nhân đang phải thở máy.
Video đang HOT
Một trường hợp khác là bệnh nhân nữ, 68 tuổi, ở Sơn La. Trước khi nhập viện, người phụ nữ này bị ngã ở chuồng lợn, dẫn tới bầm tím, xây xát da nhưng không xử trí vết thương. Ba ngày sau đó, bà bị cứng hàm, khó há miệng, sốt cao, co giật toàn thân. Bà được đưa vào cơ sở y tế địa phương, chẩn đoán mắc bệnh uốn ván.
Theo các bác sĩ, uốn ván là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn Clostridium tetani gây nên. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương dưới dạng nha bào.
Các vết thương có thể nhỏ như gai đâm, đinh đâm, xước da, dập móng, ngoáy tai, xỉa răng, bấm lỗ tai… hoặc các vết thương to, rộng nhiều ngóc ngách gặp trong lao động, tai nạn giao thông, gãy xương hở, bỏng sâu… thậm chí có thể gặp khi nạo thai, sau mổ đường tiêu hóa, cắt trĩ, cắt rốn với dụng cụ nhiễm bẩn.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, quanh năm, đặc biệt ở những quốc gia phát triển nông nghiệp, điều kiện vệ sinh kém. Bệnh uốn ván không có miễn dịch tự nhiên nên tất cả những người chưa được tiêm vắc-xin phòng uốn ván đều có thể bị bệnh.
Bệnh uốn ván nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể tiến triển nhanh sang tình trạng co giật toàn thân, suy hô hấp, ngưng thở. Các ca uốn ván nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, việc điều trị phải chăm sóc tích cực, thở máy kéo dài.
Điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp bằng sóng tần số radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D
Lần đầu tiên tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an, các bác sĩ khoa Nội Tim mạch đã triển khai thành công kỹ thuật điều trị các rối loạn nhịp tim phức tạp bằng năng lượng sóng có tần số Radio (RF), sử dụng hệ thống lập bản đồ 3 chiều giải phẫu điện học buồng tim.
Bệnh nhân đầu tiên là ông Nguyễn Hữu C. (SN 1959), nhập viện với tình trạng hụt hơi, khó thở, nhiều cơn hồi hộp kéo dài, kèm theo đau tức ngực.
Qua khai thác bệnh sử, khám lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm tim, đo điện tim, đặc biệt là Holter điện tim 24 giờ, bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngoại tâm thu thất số lượng nhiều kèm theo nhiều cơn nhanh thất ngắn. Bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc nhưng đáp ứng điều trị kém không triệt để.
Lập bản đồ 3 chiều giải phẫu điện học trên hệ thống 3D.
Bệnh nhân thứ hai Chu Thị Ng. (SN 1957), có tiền sử thỉnh thoảng xuất hiện cơn hồi hộp trống ngực, tim đập rất nhanh vã mồ hôi, người mệt mỏi choáng váng, nhịp tim lên tới 180 chu kỳ / phút đã đi khám và sử dụng thuốc điều trị nội khoa. Nhưng gần đây bệnh nhân lại xuất hiện triệu chứng như trên với tần suất nhiều hơn nên đã vào viện, qua thăm khám và làm điện tâm đồ phát hiện là cơn hồi hộp đó là cơn tim nhịp nhanh nhĩ với tần số 170 chu kỳ/ phút.
Sau khi hội chẩn, với sự tham vấn của các chuyên gia tới từ Viện Tim mạch Quốc Gia - Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ quyết định thực hiện triệt điều trị 2 ca bệnh rối loạn nhịp trên bằng năng lượng sóng tần số Radio với sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ 3 chiều. Hiện tại, đây là sự lựa chọn tối ưu nhất, điều trị triệt để đối với các rối loạn nhịp tim phức tạp như trên với độ an toàn và hiệu quả cao.
Hệ thống máy lập bản đồ 3 chiều giải phẫu điện học trong buồng.
Các bác sĩ mở đường vào mạch máu nhỏ ở đùi bệnh nhân, đưa dụng cụ chuyên biệt lên buồng tim. Dưới sự trợ giúp của hệ thống lập bản đồ giải phẫu - điện học 3D, bác sĩ nhanh chóng dựng được bản đồ giải phẫu - điện học buồng tim, xác định các vị trí bất thường cần triệt đốt. Sau đó triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số radio, rút dụng cụ, băng ép đường vào mạch máu.
Ê kíp các bác sĩ tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện 19-8 thực hiện kỹ thuật triệt đốt nhanh nhĩ bằng sóng radio sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D.
Sau can thiệp, bệnh nhân hết hẳn các triệu chứng hồi hộp trống ngực, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi, nhịp tim trở về bình thường, vết rạch da nhỏ gần như không đau, không chảy máu, dự kiến bệnh nhân có thể xuất viện trong 2-3 ngày tới.
Theo Ths.Bs. Dương Hồng Niên, Trưởng khoa Nội Tim mạch cho biết, trước đây việc điều trị rối loạn nhịp tim phức tạp như: rung nhĩ, nhanh nhĩ, ngoại tâm thu thất... cho các bệnh nhân thường sử dụng thuốc tuy nhiên hạn chế của việc dùng thuốc là chỉ có thể điều trị triệu chứng, việc triệt đốt bằng RF trên hệ thống 2D thường rất khó khăn và không thể điều trị triệt để.
Vấn đề được giải quyết thuận lợi khi Bệnh viện được trang bị và đưa vào sử dụng máy có hệ thống lập bản đồ không gia 3D giải phẫu - điện học buồng tim của hãng St. Jude Medical, Mỹ, được đầu tư từ nguồn kinh phí thuộc đề án "Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại cho các bệnh viện hạng I, Bộ công an" giai đoạn 2021 - 2025. Đây là hệ thống máy hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay, trong nước chỉ có một số ít bệnh viện được trang bị.
Hình ảnh 3D các buồng tim rõ nét xác định được chính xác các vị trí cần can thiệp.
Phương pháp áp dụng hệ thống lập bản đồ 3D giải phẫu điện học buồng tim giúp xác định chính xác vị trí cần can thiệp, điều trị triệt để, duy trì nhịp tim ổn định lâu dài, tỷ lệ tái phát thấp. Đặc biệt, phương pháp này giảm tối thiểu thời gian sử dụng tia X, tránh ảnh hưởng cho bệnh nhân và nhân viên y tế. Đây là thủ thuật ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn, tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên, để triển khai được kỹ thuật này các bệnh viện phải đảm bảo hệ thống trang thiết bị rất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, cần có các thủ thuật can thiệp khá phức tạp do vậy hiện nay kỹ thuật này mới chỉ được triển khai ở một số ít các Bệnh viện tuyến Trung ương.
Bệnh viện 19-8 là Bệnh viện hạng I của Bộ Công an triển khai đầu tiên kỹ thuật này trong điều trị các loạn rối loạn nhịp tim phức tạp, đây là bước tiến lớn trong chuyên ngành tim mạch nói chung và nhịp học nói riêng, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cán bộ, chiến sĩ Công an cũng như tất cả người bệnh đến khám và điều trị tại Bệnh viện
Điện thoại bất ngờ phát nổ khi sạc pin, người đàn ông dập nát bàn tay Khi sạc điện thoại được khoảng 15 phút, người đàn ông kiểm tra lại điện thoại thì máy đột nhiên phát nổ, gây chấn thương nghiêm trọng cho bàn tay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc vừa tiếp nhận nam bệnh nhân, 38 tuổi, nhập viện trong tình trạng bàn tay bị dập nát, chảy nhiều máu. Nguyên nhân là do sử...