Nhớ canh trai nấu chuối của mẹ
Đã thành thói quen, cứ mỗi khi có dịp về thăm nhà, anh em chúng tôi lại được mẹ “chiêu đãi” nhiều món ăn dân dã mang hương vị quê nhà. Nhưng không hiểu vì sao mà món canh trai nấu chuối của mẹ lại hấp dẫn và cuốn hút tôi đến kỳ lạ.
Dẫu vẫn biết ở vùng nông thôn huyện Anh Sơn, Nghệ An quê tôi, con cua, con ốc hay con trai rất dễ tìm kiếm. Với những ai không ngại bùn đất, dơ bẩn có thế ra ngoài đồng ruộng, ao hồ, chịu khó mò tìm một lúc cũng đủ bữa ăn cho cả nhà. Hoặc cùng lắm là tìm mua ngoài chợ, giá bán mỗi kg trai chỉ dao động từ 8 – 10 ngàn đồng. Nhưng món canh trai nấu chuối của mẹ đối với tôi luôn là món ăn “sơn hào hải vị” mỗi khi có dịp về thăm nhà.
Cũng may là cả mấy anh em tôi cùng có sở thích ” kết” các món ăn từ con trai. Nên mỗi khi hay tin chúng tôi chuẩn bị về thăm nhà, thế nào mẹ tôi cũng tìm cách kiếm cho bằng được mớ trai để chế biến món ăn, trong đó không thể thiếu món canh trai nấu chuối.
Khi thì mẹ ra chợ tìm mua, khi thì mẹ tự tay đi bắt. Có điều, dù là mua hay bắt, thì lúc nào mẹ tôi cũng biết cách lựa chọn được những con trai tươi ngon để nấu món ăn cho anh em tôi.
Những con trai tươi ngon ở miền quê xứ nghệ
Chỉ từ mớ trai kiếm được, mẹ tôi có thể ” bày” ra rất nhiều món, nào là món trai xào bầu, trai nấu miến… Nhưng để nấu với chuối, mẹ tôi ưu tiên chọn những con trai tươi sống, có vỏ dày, màu đen. Theo mẹ tôi, những con trai như vậy thịt sẽ nhiều, dễ chế biến, món ăn lại có nhiều vị ngọt.
Sau khi đã ngâm và làm sạch trai trong nước vo gạo, nhúng qua nước lã lần nữa, mẹ tôi đem bỏ vào nồi đổ nước sâm sấp, cho lên bếp luộc. Mẹ bảo, vì trai mau chín nên không được luộc quá lâu, chỉ cần luộc sơ qua là được. Trai sau khi luộc sơ qua, thì tách bỏ vỏ, nặn bỏ chất bã thải, rửa sạch, thái nhỏ, để ra rổ cho ráo nước. Với nước luộc trai, nên để lắng một lúc, sau đó chắt lấy nước trong, bỏ phần nước cặn bã, nước này dùng làm nước nấu, thay thế nước giếng khơi như mọi khi vẫn dùng để luộc rau, nấu cơm.
Video đang HOT
Món canh trai nấu chuối thơm ngon
Có nhiều loại chuối có thể kết hợp với con trai để tạo ra món ăn ngon. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều “tay thợ nấu” ở quê, ngon nhất vẫn là loại chuối lùn ( chuối tiêu). Những quả chuối đem chọn để nấu phải là những quả không quá già, hoặc quá non. Bởi quá non sẽ làm cho món ăn có vị chát, quá già sẽ làm giảm mùi vị đặc trưng của chuối, như vậy sẽ không ngon.
Chuối sau khi tước bỏ vỏ, chẻ đôi, cắt khúc nhỏ vừa ăn, cho vào ngâm trong nước khoảng độ 20 phút cho ra hết nhựa, sau đó vớt ra rổ để ráo nước.
Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi, mẹ tôi bắc nồi lên bếp, phi hành mỡ cho thơm rồi trút thịt trai đã được luộc trước đó vào để xào. Khi thịt trai qua lửa đã săn lại thì đổ chuối vào xào khoảng 15 phút nữa. Tiếp đến đổ nước luộc trai vào, đậy kín vung nấu sôi đến khi miếng chuối chín nhừ, thịt trai mềm vừa ăn thì chế ít mắm, muối, bột ngọt vào trộn đều. Chỉ khi gần bắc xoong xuống khỏi bếp, mẹ tôi mới cho ít lá lốt, tía tô thái nhỏ vào là món ăn đã hoàn thành, có thể múc ra tô để thưởng thức.
Tô canh trai nấu chuối màu vàng nhạt nóng hổi, bốc khói thơm nghi ngút, chỉ nhìn thôi cũng đã đủ lôi cuốn cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm.
Với tôi không có gì hạnh phúc hơn khi lâu ngày về thăm nhà, được quây quần bên gia đình, lại thưởng thức món canh trai nấu chuối ngọt mát dân dã do chính tay mẹ nấu cùng những món ăn chan chứa hương vị quê.
Theo Dân Việt
Lòng cá mú nghệ - món ăn dân dã được săn đón ở thành thị
Trong dòng cá mú, cá mú nghệ có kích thước lớn nhất, có thể dài đến 2,7 mét và nặng tới 600 kg.
Cá mú nghệ có kích thước lớn nhất trong dòng cá mú.
Cá mú có giá trị dinh dưỡng cao,, Trong đó, bộ lòng cá vừa là món ăn ngon vừa là đặc sản quý hiếm. Vì lẽ, cá loại nhỏ khi ăn thường vứt bỏ nội tạng, phải là dòng cá lớn mới có đầy đủ tim gan, bao tử, ruột, cỗi, bong bóng. Có loài cá, người ta ăn cả bộ lòng không bỏ thứ nào, nhưng có loài thì chỉ lấy gan. Bộ lòng cá có thể nặng từ vài lạng hoặc cả cân.
Ở những thành phố lớn hiện nay, cá mú nghệ được bán trong nhà hàng và món lòng cá mú nghệ trở thành đặc sản. Vì trọng lượng của cá to, người ta phải xẻ thịt để bán lẻ và tiêu thụ hết trong ngày mới đảm bảo độ tươi ngon. Do đó, cá mú nghệ chỉ được bán trong những nhà hàng hải sản lớn, còn quán nhỏ và bình dân hiếm khi kinh doanh mặt hàng này, nếu có thường là những khứa thịt đông lạnh chứ không có bộ lòng.
Tuy nhiên, muốn thưởng thức lòng cá mú nghệ cũng không phải không thể. Một số nhà hàng lớn tại TP HCM như Rạn Biển có 8 chi nhánh với số lượng cá xẻ thịt hàng ngày từ 2 đến 3 con nên vẫn có vài bộ lòng cho những khách đặt trước.
Chế biến lòng cá tuy dễ mà khó.
Làm lòng cá đơn giản, không sơ chế cầu kỳ, các bước thực hiện cũng như lòng heo, lòng bò. Trước tiên, mổ lòng ra cạo sạch, dùng muối chà xát nhiều lần thật kỹ, rửa hết chất nhờn rồi tiếp tục luộc lòng trước khi nấu. Cũng thực hiện công đoạn luộc nhưng đầu bếp phải biết giữ lửa đến độ vừa chín.
Có nhiều cách để chế biến lòng cá, đơn giản thì lòng xào lăn, xào nghệ... cầu kỳ hơn thì nấu canh chua, nấu lẩu... Món lòng cá mú nghệ om dưa với vị thanh ngọt từ cá hòa quyện chất chua dịu của dưa muối và nước dùng, mang lại cảm giác thú vị cho thực khách.
Không cứng như lòng bò, dai như lòng heo, ỉu mềm như lòng gà, vịt... bao tử cá mú khi nhai nghe sần sật, cồi tim cá vừa cứng vừa mềm, bong bóng và ruột thì dẻo dai, gan, trứng lại bùi béo...
Nhai chậm rãi để hưởng thụ cái ngon của cá.
Không riêng gì lòng cá, thịt cá mú nghệ có vị ngọt đậm đà với lớp da béo, giòn, thớ thịt dai trắng phau, hương cá thơm, càng nhai càng ngọt mà không ngấy. Món sashimi cá mú nghệ được cắt lát ăn kèm đầu hành ướp lạnh, hay cá mú nghệ nướng muối ớt, cá mú nghệ nấu cháo, lẩu...đều có nét hấp dẫn riêng.
Theo Vnexpress
Cá cơm kho rim ngày mưa lạnh Tháng 11 âm. Xen kẽ giữa những ngày biển động vẫn có những hôm biển lặng trời trong. Và đây là thời điểm để những thuyền đánh bắt cá cơm tranh thủ xuất bến. Cá cơm cách bờ không xa, chừng 10 đến 15 hải lý nên thuyền rời bến tầm 2 giờ sáng thì khoảng 8 giờ sáng cùng ngày đã quay...