Nhớ 129 cuốn sách, cậu bé 14 tuổi lập kỷ lục thế giới
Vượt qua 99 người khác, Montgomery Monty Lord đến từ Bolton (Lancs, Anh), là cái tên vừa xuất hiện trong sách kỷ lục thế giới.
Nam sinh 14 tuổi đã vượt qua thử thách gọi đúng tên 129 cuốn sách, sau khi nghe câu đầu tiên của chúng. Monty đang là học sinh trung học của trường St Joseph’s RC.
Montgomery Monty Lord. Ảnh: The Bolton News.
Cậu còn theo học khóa Tâm lý tại Đại học Yale (Mỹ) và bắt đầu hứng thú với những thử thách trí nhớ.
Tại đây, Monty thực hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của thiết bị điện tử đối với nhịp sinh học của con người. Các khóa học tại Yale đã giúp nam sinh có thêm nền tảng về cơ chế ghi nhớ trong bộ não.
Nhận thấy đam mê của con trai, cha cậu là Fabian Lord (44 tuổi), một nhà sản xuất truyền hình, đã thách đố con ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness.
Video đang HOT
Thử thách dành cho câu bé như sau: Câu mở đầu của cuốn sách bất kỳ sẽ được đọc to lên, nam sinh phải lục lại trí nhớ xem nó thuộc cuốn sách nào.
Khi nhớ được 129 cuốn sách, nam sinh không hề biết mình vừa lập kỷ lục thế giới. Em cho rằng mình đã vượt qua lời thách đấu của bố, còn thành tích được ghi nhận hay không cũng không quan trọng.
Monty (áo trắng, hàng trên cùng) trong bài kiểm tra với Hội đồng Kỷ lục Thế giới. Ảnh: The Bolton News.
Niềm vui đến với Monty khi cậu nhận được email xác nhận từ ban tổ chức Guinness thế giới. Sau đó, tên của em xuất hiện trên website của Guinness World Records.
Cậu bé chia sẻ rằng những câu trong truyện Harry Potter khiến mình thích thú và cũng không khó để ghi nhớ. Tuy nhiên, kinh thánh lại là thử thách thực sự với Monty.
Không những ghi tên mình vào sách kỷ lục Guinness, Monty từng trở thành tác giả nhí sở hữu cuốn sách Freaky School bán chạy tại Anh khi mới 7 tuổi.
Sau thành tích mới, nam sinh được miễn học phí tại Đại học Yale.
Theo Zing
Duy trì thời gian sinh hoạt đều đặn là "chìa khóa" để phòng ngừa ung thư
Khi phải thức khuya hơn hay thậm chí là ngủ lâu hơn bình thường,bạn sẽ khiến nhịp sinh học bị rối loạn, điều này đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ khởi phát ung thư cho cơ thể.
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên kết giữa thời gian đi ngủ không đều đặn và nguy cơ phát triển ung thư. Trong các công trình này, nguyên nhân được chỉ ra đều đến từ sự rối loạn nhịp sinh học, làm xuất hiện các gen liên quan đến sự phát triển của khối u.
Nhịp sinh học được hiểu là các quá trình sinh học diễn ra bên trong cơ thể, có liên quan mật thiết đến chu kỳ ngày đêm. Chẳng hạn như đáp ứng của cơ thể với sự hiện diện của ánh sáng, để giúp con người biết thời gian mình cần phải thức giấc. Ngược lại, chúng ta sẽ cảm thấy buồn ngủ khi trời tối đi. Đương nhiên, nhịp sinh học không chỉ liên quan đến giấc ngủ, mà còn nhiều khía cạnh khác như: cảm giác đói bụng, sự sản sinh hormone, thân nhiệt... Việc tác động đến những quá trình bên trong cơ thể này sẽ dẫn đến hàng loạt những hệ quả phức tạp như: trầm cảm, béo phì, rối loạn nhận thức.
Khi buộc cơ thể phải thức khuya hơn hay thậm chí là ngủ lâu hơn bình thường, nghĩa là bạn đang làm rối loạn nhịp sinh học. Và những điều bất thường sẽ ngay lập tức xảy ra với cơ thể, ngay cả khi chúng ta không nhận ra điều đó.
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học đến từ Mỹ đã phát hiện ra rằng, những người có nhịp sinh học thường xuyên bị xáo trộn sẽ có nguy cơ bị ung thư cao hơn, bởi điều này có tác động lên sự hình thành và phát triển của khối u ác tính.
Để kiểm chứng giả thiết này, nhóm nghiên cứu đã cho tế bào tiếp xúc với hormone dexamethasone, một nhân tố gây rối loạn nhịp sinh học. Kết quả cho thấy, khi bị phơi nhiễm với hormone này, tế bào đã bỏ qua một pha trong chu kỳ tế bào và đi thẳng tới bước tạo ra nhiều ADN hơn để chuẩn bị vật chất di truyền cho quá trình phân bào. Sự phân bào không kiểm soát này chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh ung thư. Kết quả này lại một lần nữa khẳng định, rối loạn nhịp sinh học dẫn đến sự gia tăng của quá trình phân bào, làm tăng rủi ro khởi phát khối u ác tính trong cơ thể.
Trước hết cần kể đến quá trình sản sinh melatonin, một loại hormone giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ, đồng thời sở hữu đặc tính chống ung thư. Thông thường, nồng độ melatonin sẽ được tăng dần lên khi trời tắt nắng để nhắc nhở mọi người rằng, đã đến giờ họ cần đi ngủ. Việc gắng thức khuya khi đã buồn ngủ, có thể do thay đổi lịch làm việc, jet lag hay đơn giản là không có thói quen tuân thủ thời gian biểu, đều gây ức chế melatonin, hệ quả sẽ khiến cơ thể dễ tổn thương bởi ung thư hơn.
Điều này cũng đã được nhóm nghiên cứu chứng minh bằng các thí nghiệm gây rối loạn nhịp sinh học trên chuột. Kết quả cho thấy sự rối loạn dẫn đến hệ quả tiêu cực cho sức khỏe, và gây ra một loạt các vấn đề về hormone cũng như hành vi, điển hình là tăng cân, vấn đề về nhận thức thậm chí là sự phát triển khối u.
Dựa trên những kết quả này, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng, việc thường xuyên làm rối loạn nhịp sinh học không chỉ giúp khối u tồn tại, mà còn "vỗ béo" chúng. "Hiểu hơn về những tác động ở cấp độ phân tử của jet lag, thay đổi lịch trình công việc, và các tác nhân gây rối loạn lâu dài có thể giúp chúng ta phát triển những giải pháp, để giảm thiểu sự phát triển của ung thư liên quan đến lối sống hàng ngày." - Đại diện nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.
Minh Nhật
Theo Cancer News/Dân trí
Thập kỷ kết thúc, thức tỉnh đại nạn nghiệt ngã toàn cầu: Siêu bão, nắng nóng dữ dội hơn bao giờ hết Thập kỷ 2010 kết thúc thì vấn đế biến đổi khí hậu trở nên nhức nhối và ngày càng khó lường hơn bao giờ hết. Hình minh họa. Thập kỷ của những biến động khí hậu đáng lo ngại 10 năm trôi qua, cả thế giới phải chứng kiến hàng loạt thảm họa tự nhiên tàn khốc, dữ dội và tang thương bậc...