NHNN: Tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá
Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) cho biết tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá như: Tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%; Tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,2%…
Tại Hội nghị thông tin về kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng quý III/2019, ông Nguyễn Quốc Hùng – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cho biết tín dụng đối với hầu hết các lĩnh vực ưu tiên đều tăng khá như: Tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 22,04%; Tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13,2%; Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,42%; Tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 6%; Tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 1,85%.
Cũng theo đại diện Vụ Tín dụng, các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ như cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, cho vay khuyến khích nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, nhà ở xã hội,…cũng được các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai quyết liệt. Tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với định hướng của NHNN.
NHNN đặt mục tiêu năm 2019, tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Ảnh minh họa
NHNN cho biết, công tác cơ cấu lại các tổ chức tín dụng cũng tiếp tục được đẩy mạnh. Kết quả cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đã tạo sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng được giữ vững, thể hiện ở các mặt như: Năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng tiếp tục được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm; quy mô hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng; năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các tổ chức tín dụng từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế, sự minh bạch trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng đã được nâng cao.
Trước đó, từ đầu năm 2019, để đạt được các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Quốc hội, Chính phủ kiểm soát lạm phát cả năm dưới 4%, tăng trưởng kinh tế khoảng 6,8%, Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2019; đặt mục tiêu: Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%; tín dụng tăng khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Đến ngày 24/9/2019, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 8,58% so với cuối năm 2018. Thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng được đảm bảo.
Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục chuyển biến tích cực
Video đang HOT
Trong lĩnh vực thanh toán, bên cạnh hoàn thiện cơ sở pháp lý, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng thanh toán, tăng cường công tác an ninh, bảo mật, đảm bảm quyền lợi hợp pháp của khách hàng cũng như triển khai ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 trong cung ứng dịch vụ thanh toán. Nhờ đó, TTKDTM tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo ông Nghiêm Thanh Sơn – Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, đến nay, có 78 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán di động (mobile payment).
Trong 7 tháng đầu năm 2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh Internet đạt hơn 226 triệu giao dịch với giá trị giao dịch khoảng 10,9 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 51,8% và 18,3% so với cùng kỳ năm 2018); số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động đạt gần 202 triệu giao dịch với giá trị giao dịch hơn 2,09 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng 104,9% và 155,3% so với cùng kỳ năm 2018).
Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng; nhiều tính năng, tiện ích đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ; đồng thời, các ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ. Thanh toán dịch vụ công qua ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong thời gian qua NHNN chủ động xây dựng nội dung, chương trình giáo dục tài chính như “Tiền khéo, tiền khôn”, “Những đứa trẻ thông thái”, cuộc thi “Hiều đúng về tiền”, qua đó tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, sự hiểu biết, tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân, đồng thời khuyến khích sử dụng các phương tiện TTKDTM.
Lan Trần
Theo Congly.vn
Tín dụng ngoại tệ sẽ bị siết
Kể từ ngày 1/10 tới, các TCTD sẽ không còn được cho vay ngoại tệ trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa để sản xuất kinh doanh phục vụ nhu cầu trong nước.
Trước đó, kể từ ngày 1/4/2019, các TCTD cũng đã dừng cho vay ngoại tệ ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu trong nước.
Dư nợ tín dụng ngoại tệ quy đổi của Vietcombank, BIDV và Vietinbank lên tới 276 nghìn tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2019
Bất lợi cho doanh nghiệp
Theo một quan chức NHNN, việc thu hẹp các nhu cầu vay ngoại tệ nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế, từng bước chuyển dần từ quan hệ huy động- cho vay sang mua - bán ngoại tệ. Đặc biệt, Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng 2030 đặt mục tiêu giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ để chậm nhất đến năm 2030 cơ bản khắc phục đôla hóa.
Hơn nữa, tín dụng ngoại tệ tăng khá nhanh trong những năm gần đây chủ yếu do tỷ giá ổn định dẫn đến việc vay ngoại tệ ngắn hạn có lợi hơn do lãi suất cho vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND. Vì vậy, NHNN đã thu hẹp dần tín dụng ngoại tệ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn được vay ngoại tệ ngắn hạn để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt, nếu như trước đây, việc cho vay ngoại tệ đối với nhu cầu này được gia hạn từng năm, thì nay quy định này đã được dỡ bỏ.
Hiện lãi suất cho vay USD ngắn hạn phổ biến ở mức 2,8 - 4,7%/năm, còn lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,5-6,0%/năm; tức chỉ bằng khoảng 50% lãi suất cho vay VND. Rõ ràng với mức chênh lệch lớn như vậy, việc siết chặt tín dụng ngoại tệ sẽ là một mất mát không nhỏ đối với cộng đồng doanh nghiệp do họ sẽ buộc phải chuyển sang vay tiền đồng với lãi suất cao hơn, đẩy chi phí vốn tăng lên.
Cần thị trường mua bán ngoại tệ thuận lợi
Mặc dù tín dụng ngoại tệ trung và dài hạn sắp bị chặn lại, nhưng cộng đồng doanh nghiệp không có nhiều phản ứng với quyết định này như thời gian trước. Sở dĩ như vậy, theo một chuyên gia ngân hàng, là do lộ trình siết chặt tín dụng ngoại tệ đã được NHNN công bố từ khá sớm nên các doanh nghiệp đã có một thời gian dài để chuẩn bị. Trong đó, không loại trừ khả năng các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ trung - dài hạn đã vay trước thời hạn 1/10 tới.
Quả vậy, mặc dù đã lâu không thấy NHNN công bố số liệu về tín dụng ngoại tệ, song báo cáo tài chính của một số ngân hàng cho thấy, tín dụng ngoại tệ vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay. Đơn cử như Vietcombank, tính đến cuối tháng 6/2019, dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi 91.261 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cuối năm 2018. Tương tự BIDV, tổng dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi 100.059 tỷ đồng, tăng tới 11,9%; Vietinbank cũng có dư nợ ngoại tệ quy đổi gần 84.641 tỷ đồng, tăng 14% so đầu năm nay... Như vậy, chỉ tính riêng 3 ông lớn này, dư nợ cho vay ngoại tệ đã lên tới gần 276 nghìn tỷ đồng.
Nhiều chuyên gia cho rằng, khi siết tín dụng ngoại tệ, NHNN cần tạo lập thị trường mua bán ngoại tệ thuận lợi để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp trong bất kỳ thời điểm nào.
"Không loại trừ trường hợp tín dụng ngoại tệ tăng do chạy trước chính sách, kể cả với tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Vì lẽ đó, nhiều khả năng phải tới cuối năm 2020 mới có thể thấy dư nợ tín dụng ngoại tệ giảm", vị chuyên gia trên nhận định.
Việc không được vay ngoại tệ sẽ buộc các doanh nghiệp phải chuyển sang vay VND với lãi vay cao gấp đôi để mua ngoại tệ thanh toán cho đối tác nước ngoài. Thế nhưng, cái lợi của việc mua đứt bán đoạn ngoại tệ là doanh nghiệp không còn phải lo ngại rủi ro tỷ giá biến động như trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải chịu chi phí vốn cao hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với rủi ro khan hiếm ngoại tệ trên thị trường.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, khi siết lại tín dụng ngoại tệ, NHNN cần phải tạo lập một thị trường mua - bán ngoại tệ thuận tiện, có tính thanh khoản cao để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Hạ Vy
Theo Enternews.vn
Hà Nội tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới căn hộ cao cấp những tháng cuối năm Theo nhận định của JLL, việc NHNN siết chặt tín dụng bất động sản cao cấp cùng với quỹ đất eo hẹp trong khu vực trung tâm dẫn đến sự thiếu vắng nguồn cung của phân khúc cao cấp và sang trọng một vài năm tiếp theo. Báo cáo về thị trường BĐS mới đây của JLL cho biết, sau thời kỳ tăng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Bé trai 6 tuổi tử vong nghi do rơi từ lầu chung cư ở TPHCM
Tin nổi bật
15:08:10 29/03/2025
Pháo tung tin nhắn tình cảm thuở mặn nồng, uất ức lên tiếng: "Thật sự quá tồi rồi!"
Sao việt
15:07:28 29/03/2025
Nam thanh niên bị chém trên phố đã qua cơn nguy kịch
Pháp luật
15:05:47 29/03/2025
4 món đồ tưởng tầm thường nhưng dùng rồi thì mê đắm, tôi sẵn lòng mua đi mua lại 1000 lần
Sáng tạo
14:14:30 29/03/2025
Hàn Quốc: Cháy rừng bùng phát trở lại trong đêm
Thế giới
14:08:09 29/03/2025
Cái kết cho những bộ phim dùng chiêu trò 'PR bẩn'
Hậu trường phim
13:43:44 29/03/2025
Phát hiện Sulli cố tự tử sau ồn ào đóng cảnh nóng với Kim Soo Hyun
Sao châu á
13:33:38 29/03/2025
Những con giáp chẳng thiết tha gì yêu đương, cứ hễ nhắc đến chuyện cưới xin là "lặn" mất tăm hơi
Trắc nghiệm
13:01:43 29/03/2025