NHNN tăng cường kiểm soát dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao
Tại văn bản trả lời Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, các giải pháp đang hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh; đồng thời kiểm soát dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.
NHNN đang kiểm soát dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán. Ảnh minh họa: TTXVN
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 khoảng 6 – 6,5% và lạm phát khoảng 4% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên phát triển theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; trong đó có kinh doanh bất động sản, chứng khoán, Ngân hàng Nhà nước đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, giám sát chặt chẽ và có những cảnh báo sớm về tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra theo hướng đưa nội dung thanh tra về hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro vào kế hoạch thanh tra chuyên ngành đối với các cuộc thanh tra pháp nhân định kỳ hàng năm.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước làm việc và chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản, nâng cao chất lượng tín dụng và yêu cầu có lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn để hạn chế tổ chức tín dụng phân bổ vốn vay vào các dự án bất động sản dài hạn; tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên đề cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản; trong đó, lưu ý đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng có dư nợ tăng nhanh tại các địa bàn có hiện tượng sốt đất, tăng giá bất động sản trong thời gian qua.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 30/6, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,35% so với cuối năm 2021. Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đến 31/5 tăng 12,37%, chiếm tỷ trọng khoảng 20,67% tổng dư nợ nền kinh tế; trong đó, dư nợ tín dụng đối với hoạt động tiêu dùng, tự sử dụng bất động sản tăng 14,72%, chiếm 66,3% dư nợ tín dụng bất động sản. Dư nợ chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ 0,42% tổng dư nợ nền kinh tế.
Hơn 783.000 tỷ của ngân hàng đang nằm trong các dự án bất động sản
Thông tin trên được Bộ Xây dựng cho biết trong báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2022 vừa được công bố.
Cụ thể, tại báo cáo trên, dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cho biết, tính đến 31/3/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 783.942 tỷ.
Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 188.105 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 45.532 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 33.335 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,3% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 33.509 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,3% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn 57.898 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê 121.153 tỷ đồng, chiếm 15,4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất 101.071 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,9% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 203.339 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25,9% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Khoảng 800 sàn giao dịch bất động sản hoạt động trở lại
Đề cập đến hoạt động của thị trường bất động sản trong quý vừa qua, Bộ Xây dựng cho biết, thị trường trong quý đã có dấu hiệu hồi phục và phát triển tốt; xuất hiện nhiều chủ đầu tư, dự án bất động sản mở bán hoặc lên kế hoạch mở bán trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, sự quan tâm và lượng giao dịch bất động sản tăng dần theo tháng và ở hầu hết các phân khúc của thị trường.
Đáng chú ý, sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng của các đợt dịch COVID-19, cuối năm 2021 và ba tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã dần sôi động trở lại, lượng khách hàng tìm kiếm và giao dịch cũng tăng dần. Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 800 sàn giao dịch đã trở lại hoạt động (so với quý 4/2021 là 400 sàn giao dịch).
"Nhìn chung thị trường bất động sản vẫn có thể phải đối diện với nhiều thách thức nhưng theo đánh giá năm 2022 sẽ thêm nhiều tín hiệu khởi sắc hơn, do đây là năm thứ ba sống chung với dịch Covid-19 nên tâm lý người dân dần thích nghi. Dù dịch bệnh diễn biến phức tạp thì hoạt động giao dịch vẫn diễn ra, quan trọng hơn các sàn giao dịch bất động sàn đã có kinh nghiệm và được sàng lọc qua tác động của dịch COVID-19", Bộ Xây dựng nhận định.
Nhiều ngân hàng báo lãi, vẫn 'ngóng' room tín dụng Nhờ kiểm soát tốt chi phí, tăng trưởng tín dụng khả quan nên nhiều ngân hàng vừa đồng loạt báo lãi trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, một số chuyên gia ngân hàng cho rằng: Triển vọng tăng trưởng của hệ thống ngân hàng những tháng cuối năm phụ thuộc rất nhiều vào việc cấp room tín dụng. Nhờ tăng trưởng mạnh...