NHNN ra tay dẹp nạn ép khách vay vốn mua bảo hiểm
Sau Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã công bố đường dây nóng để khách hàng phản ánh tình trạng ép khách vay vốn mua bảo hiểm của các ngân hàng.
Chiều 21/2, NHNN đã phát đi thông tin chính thức về việc sẽ xử phát nghiêm tình trạng một số tổ chức tín dụng (TCTD) ép khách hàng mua bảo hiểm mới cho vay vốn.
Cụ thể, NHNN cho hay, gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục phản ánh hiện tượng một số TCTD “ép” khách hàng mua bảo hiểm khi vay vốn, tăng lãi suất hoặc “ép” khách hàng tất toán khoản vay nếu hủy hợp đồng b.ảo hiể.m, cung cấp thông tin chưa đầy đủ, rõ ràng về sản phẩm bảo hiểm, chuyển từ ti.ền tiết ki.ệm tại ngân hàng của khách hàng sang mua bảo hiểm nhân thọ…
Do đó, ngày 15/2/2023, NHNN đã ban hành Công văn số 506/NHNN-TTGSNH về hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến bảo hiểm. Trong công văn này, NHNN tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiêm túc châp hành các quy định pháp luât và chỉ đạo của NHNN vê hoạt đông kinh doanh, đại lý bảo hiểm.
Nhiều khách hàng vay vốn bị ép mua bảo hiểm nhân thọ.
Video đang HOT
Đồng thời, khẩn trương rà soát, nghiêm túc chấn chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến bảo hiểm trên toàn hệ thống, không để xảy ra trường hợp cán bộ/đơn vị kinh doanh “ép” khách hàng mua bảo hiểm dưới mọi hình thức; đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định nội bộ, quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm.
NHNN khẳng định sẽ có biện pháp xử lý nghiêm trong trường hợp phát hiện nhân viên/đơn vị kinh doanh “ép” khách hàng mua bảo hiểm và TCTD chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật đối với hành vi này.
Đồng thời, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng phối hợp với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) tiến hành thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm của TCTD. Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và lãnh đạo Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cũng đã trao đổi, làm việc, thống nhất thiết lập đường dây nóng của cả hai cơ quan để nắm bắt và xử lý kịp thời mọi phản ánh, kiến nghị của người dân và các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của TCTD (trong giờ hành chính).
Trước đó, ngày 20/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng có ý kiến chỉ đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Cục QLGSBH) tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động trên thị trường bảo hiểm.
Bộ trưởng Tài chính cũng đề nghị Cục QLGSBH phối hợp với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN tiến hành thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức tín dụng để xảy ra tình trạng nhân viên ép buộc khách hàng mua bảo hiểm.
Hãng bảo hiểm nói gì về trách nhiệm vụ gửi tiền vào ngân hàng SCB thành mua bảo hiểm?
Liên quan đến vụ gửi tiền SCB thành mua bảo hiểm, Manulife Việt Nam vừa có thông tin chính thức.
Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết đã chuyển đơn tố giác của người dân liên quan đến việc gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng SCB sang Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) theo thẩm quyền.
Sự việc bắt nguồn từ khi một số người dân gửi đơn tố giác lên Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm. Theo phản ánh, một số khách hàng đi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB bị tư vấn viên chuyển sang mua gói bảo hiểm 'Tâm An Đầu Tư' của Manulife.
Họ cho biết trong quá trình tư vấn, nhân viên Ngân hàng SCB tư vấn lập lờ, không nói rõ đây là hợp đồng bảo hiểm mà nói là sản phẩm đầu tư do ngân hàng kết hợp với Manulife và gói bảo hiểm là quà tặng kèm.
(Ảnh minh họa. Ảnh: IT)
Các đơn thư tố giác đại lý bảo hiểm có hành vi lừa đảo, giả mạo để ký hợp đồng bảo hiểm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác minh, khởi tố hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử cá nhân, tập thể lừa đảo, buộc Ngân hàng SCB và Manulife giải quyết trả lại tiền cho người mua sản phẩm bảo hiểm.
Sau khi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm chuyển thông tin tố giác của người dân về việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng SCB bị 'hô biến' thành hợp đồng bảo hiểm sang cơ quan điều tra, Manulife đã phát đi thông tin liên quan đến sự việc.
Trong thông cáo mới nhất, Manulife Việt Nam cho biết đã ghi nhận một số khách hàng không hoàn toàn hài lòng với trải nghiệm khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị có tên 'Tâm An Đầu Tư', được phân phối thông qua đối tác Ngân hàng SCB nên đã yêu cầu hủy hợp đồng bảo hiểm trước hạn.
Trước tình trạng này, Manulife cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như của công ty, phù hợp với quy định của pháp luật và các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm mà khách hàng đã ký kết.
Manulife nói đang xem xét giải quyết các yêu cầu của những khách hàng này một cách nghiêm túc, công bằng và thỏa đáng. Hãng sẽ không khoan nhượng cho bất cứ hành vi sai trái hoặc gian lận nào, và nếu phát hiện các hành vi này, sẽ ngay lập tức chuyển đến cơ quan chức năng liên quan để xử lý, thông cáo của Manulife nêu rõ.
Manulife hiện đang có hơn 1,5 triệu khách hàng tại Việt Nam.
Những giám đốc 'bù nhìn' trong vụ thiệt hại hơn 5.500 tỉ đồng tại DAB Một số giám đốc trong vụ thiệt hại hơn 5.500 tỉ đồng tại Ngân hàng Đông Á (DAB) khai rằng chỉ ký hồ sơ vay vốn theo chỉ đạo của người khác, không đọc hoặc không tìm hiểu kỹ mình ký gì. Ở vụ án xảy ra tại DAB, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 8...