NHNN ra công điện khẩn khi lượng giao dịch rút tiền qua ATM tăng trên 200%
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành Công điện số 01/CĐ – NHNN gửi các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam.
Số lượng giao dịch rút tiền mặt qua ATM tăng trên 200% so với ngày thường, NHNN ra công điện.
Theo nội dung của công điện số 01, trước tình hình gia tăng đột biến về số lượng giao dịch rút tiền mặt qua ATM (tăng trên 200% so với những ngày thường), để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt qua hệ thống ATM, chuyển tiền và thanh toán hàng hóa dịch vụ của người dân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, nghiêm túc triển khai văn bản 330/NHNN-VP ngày 17/01/2020 về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Thống đốc NHNN cũng yêu cầu Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Thống đốc về kết quả thực hiện các nội dung chỉ đạo của NHNN tại văn bản số 9772/NHNN-TTGSNH ngày 13/12/2019 về phối hợp thực hiện cao điểm bảo vệ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020; văn bản số 3260/NHNN-PHKQ ngày 06/5/2019 về tiếp tục chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm cướp ngân hàng, đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ; bố trí cán bộ trực để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong dịp Tết.
Cùng với đó là tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn nâng cao chất lượng dịch vụ, theo dõi tồn quỹ và tiếp quỹ kịp thời, đảm bảo hệ thống ATM hoạt động an toàn, thông suốt; chủ động xử lý kịp thời các tình huống xảy ra khi nhu cầu rút tiền lớn tập trung vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán.
Nội dung công điện cũng nêu rõ các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiêm túc triển khai văn bản 9722/NHNN-TT ngày 12/12/2019 để đảm bảo hoạt động thanh toán an toàn, ổn định, thông suốt trong dịp Tết Nguyên đán 2020; tổ chức, bố trí cán bộ trực, giám sát chặt chẽ để phát hiện và tiếp quỹ đối với ATM hết tiền; có biện pháp xử lý kịp thời các sự cố của hệ thống ATM (đặc biệt tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư có nhu cầu rút tiền mặt lớn); tăng cường hoạt động ATM lưu động (đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã trang bị ATM lưu động) và triển khai giải pháp thay thế ATM (chi trả tiền mặt tại bàn/quầy lưu động, chi trả qua máy POS của ngân hàng,…); đáp ứng đầy đủ nhu cầu rút tiền qua ATM cũng như nhu cầu thanh toán, chuyển tiền của khách hàng.
Cũng theo nội dung công điện, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân công cán bộ trực hỗ trợ, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình giao dịch qua ATM; ưu tiên xử lý nhanh chóng đối với các trường hợp máy ATM nuốt thẻ của khách hàng; nhanh chóng tra soát và phản hồi kịp thời các phản ánh, khiếu nại của khách hàng.
Công điện của Thống đốc cũng nêu rõ Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam tập trung nguồn lực để theo dõi, giám sát chặt chẽ để đảm bảo hoạt động chuyển mạch tài chính an toàn, thông suốt và ổn định đáp ứng nhu cầu tăng cao đột biến trong dịp Tết Nguyên đán; bố trí và quán triệt cán bộ thực hiện nghiêm chế độ trực vận hành hệ thống kỹ thuật; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên theo dõi, phát hiện, xử lý các sai sót, sự cố; nhanh chóng tra soát và phản hồi kịp thời các phản ánh, khiếu nại đối với các giao dịch liên ngân hàng.
Thống đốc yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chấp hành nghiêm Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn lao động; phòng, chống tội phạm, tệ nạn, mê tín dị đoan; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Video đang HOT
Thống đốc cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị quán triệt và thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Công điện này được phổ biến đến tất cả các đơn vị, cán bộ trong hệ thống NHNN, các TCTD để biết, thực hiện và giám sát.
Bảo Duy
Theo vietnamfinance.vn
Giao dịch dùng tiền mặt vẫn là vua ở Việt Nam
90% giao dịch tại Việt Nam sử dụng tiền mặt. Muốn thay đổi thói quen người dân, các chuyên gia cho rằng cần tăng tính trải nghiệm cho người dùng và bắt kịp xu hướng thế giới.
Thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ phổ cập dịch vụ ngân hàng - tài chính. Thực tế, vấn đề phát triển thanh toán điện tử hiện nay vẫn còn khá nhiều rào cản.
Chiều 16/10, Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thúc đẩy thanh toán điện tử trên toàn quốc".
Nhận xét về hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam, ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), khẳng định TMĐT đang là điểm sáng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ phát triển từ 20-30% mỗi năm. Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng trưởng mạnh hàng năm.
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương. Ảnh: Hải Minh/VGP.
Giao dịch dùng tiền mặt đang là vua
Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước 6 tháng đầu năm chỉ ra số lượng giao dịch không dùng tiền mặt là 30%, giá trị giao dịch không dùng tiền mặt dừng lại ở mức 18%.
"Các mảng không đồng đều trong giao dịch không dùng tiền mặt, chẳng hạn TMĐT hiện nay phổ biến vẫn sử dụng tiền mặt, tức khi hàng giao đến thì trả tiền mặt cho người giao hàng. Đó cũng là rào cản đáng kể cho chúng ta", ông Hải nói.
Đồng quan điểm, ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ số Viettel, nhận định tiền mặt đang được gọi là "vua" ở Việt Nam, 90% các giao dịch là tiền mặt.
Thêm nữa, hầu hết giá trị giao dịch và số lượng giao dịch tập trung vào một số loại hình đơn giản, cơ bản như dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tiền điện thoại, thanh toán tiền điện, nước, tiền truyền hình.
Ông Phạm Trung Kiên, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ số Viettel. Ảnh: Hải Minh/VGP.
Ông Kiên đánh giá việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam là có tiềm năng khi trên thị trường đang phát triển hàng trăm công ty fintech là hàng chục công ty thanh toán. Tuy nhiên, cần tập trung phát triển tính năng, ứng dụng dành cho người sử dụng.
Trước đó, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp 4.0 diễn ra mới đây, ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Công nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương, cho rằng giao dịch tiền mặt còn nhiều hạn chế, không phù hợp trong sự phát triển TMĐT trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tăng trải nghiệm người dùng để thay đổi thói quen dùng tiền mặt
Trước câu hỏi làm thế nào để thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân, ông Đặng Hoàng Hải cho rằng cần tạo ra trải nghiệm cho người dân thấy được việc thanh toán không tiền mặt bảo vệ lợi ích, đặc biệt là bảo đảm sự an toàn cho người dân.
Bên cạnh đó, kết hợp với tuyên truyền để có thể chuyển đổi tỷ lệ giữa thanh toán khi giao hàng sang thanh toán điện tử.
Nêu quan điểm về vấn đề này, ông Phùng Anh Tuấn, Phó chủ tịch, Tổng Thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), nhìn nhận Việt Nam cần bắt kịp xu hướng của toàn cầu.
Ông Tuấn chia sẻ không chỉ ở Việt Nam mà quốc tế cũng chịu ảnh hưởng bởi những công nghệ mới, những thay đổi mới. Xu hướng trên thế giới là có rất nhiều dạng ngân hàng: ngân hàng điện tử, các đơn vị trung gian thanh toán, có những đơn vị không phải ngân hàng cũng đứng ra thực hiện nhiệm vụ ngân hàng.
"Điều đó làm cho độ phổ biến của thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng hoặc qua các phương tiện khác trở nên cực kỳ dồi dào và phát triển. Đây không chỉ là quyết định của một cá nhân, một công ty mà là xu hướng toàn cầu. Vì vậy chúng ta phải xem xét làm thế nào để bắt kịp xu hướng đó, bởi cuộc chơi thanh toán không chỉ dừng ở trong biên giới quốc gia mà là quốc tế", ông Tuấn nói.
Ông Phùng Anh Tuấn, Phó chủ tịch, Tổng Thư kí Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI). Ảnh: Hải Minh/VGP.
Tổng Thư kí VAFI cũng nhấn mạnh nếu Việt Nam muốn phát triển, đủ khả năng cạnh tranh thì phải chơi cuộc chơi theo quy luật quốc tế.
Về xu hướng đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt nào trong thời gian tới, ông Tuấn khẳng định chưa thể xác định đâu là lĩnh vực phát triển nhất, lĩnh vực nào nhiều doanh thu nhất.
Theo một báo cáo mới đây, hiện tại có 154 công ty hoạt động về fintech ở Việt Nam, chủ yếu là mảng thanh toán điện tử, sau đó là lĩnh vực cho vay và có 22 công ty trong lĩnh vực tiền mã hóa và các khoản nợ thanh toán.
"Số lượng chưa phải là quá nhiều nhưng dư địa còn lại là rất lớn và nhiều tiềm năng như cho vay ngang hàng P2P, huy động vốn từ các cộng đồng lớn qua mạng Internet, qua các kênh khác nhau là ngân hàng điện tử, ngân hàng mã hóa...", ông Phùng Anh Tuấn nhận định.
Theo News.zing.vn
Khối ngoại mua ròng, VN-Index giảm gần 5 điểm Phiên giao dịch ngày 17-10, áp lực bán mạnh cuối phiên đã kéo nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB, SAB, NVL, MSN, FPT, HVN giảm sâu; trong khi đó, VCS là nhân tố chính giúp HNX-Index duy trì được sắc xanh nhẹ. VN-Index giảm 4,64 điểm, xuống 989,82 điểm; HNX-Index tăng 0,14 điểm (0,13%) lên 106,07 điểm. Thanh khoản thị trường...