NHNN nói gì về việc Mỹ giám sát tiền tệ Việt Nam?
Sau khi Bộ Tài chính (BTC) Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần giám sát về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức lên tiếng về sự việc này.
Đại diện NHNN khẳng định sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác . ảnh minh hoạ
Việt Nam không thao túng tiền tệ để giành lợi thế thương mại
Theo đó, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Bộ Tài chính Mỹ quan tâm trên tinh thần hợp tác. Đồng thời, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Tại Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ” vừa công bố, Bộ Tài chính Mỹ đưa ra danh sách 10 nước cần giám sát gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Ý, Ai-len, Singapore, Malaysia, Thụy Sỹ và Việt Nam.
Theo NHNN, đây là một trong những quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Mỹ. Bộ Tài chính Mỹ sẽ thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Mỹ ít nhất 20 tỷ USD. Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP. Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
“Tại kỳ Báo cáo trước đó vào tháng 5/2019, lần đầu tiên Việt Nam trở thành một trong 9 quốc gia nằm trong Danh sách giám sát do đáp ứng hai tiêu chí về thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai”, NHNN cho biết.
Video đang HOT
Đến kỳ Báo cáo vào tháng 1/2020, Việt Nam tiếp tục “rơi” vào Danh sách giám sát do đáp ứng một tiêu chí về thặng dư thương mại song phương (đạt 47 tỷ USD). Các tiêu chí khác của Việt Nam đều nằm dưới mức yêu cầu. Cụ thể, thặng dư cán cân vãng lai tương đương 1,7% GDP. Can thiệp mua ròng trên thị trường ngoại tệ tương đương 0,8% GDP.
Với việc tiếp tục nằm trong Danh sách giám sát, trong thời gian tới, BTC Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi các thông tin, số liệu về thương mại, cán cân vãng lai, các chính sách kinh tế vĩ mô, tiền tệ của Việt Nam và có thể sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc với các cơ quan hữu quan của Việt Nam nếu cần thiết.
Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 vừa diễn ra, Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định, NHNN không dùng tỷ giá để tạo cạnh tranh với đối tác thương mại. Đồng thời cơ quan quản lý sẽ không can thiệp có chủ đích vào chính sách tiền tệ để tạo thuận lợi trong xuất nhập khẩu hàng hóa và khẳng định “Việt Nam không thao túng tiền tệ”.
QUỲNH NGA
Theo Tienphong.vn
Áp lực tỷ giá
Tỷ giá năm 2020 có khả năng sẽ chịu áp lực từ xu hướng tiếp tục yếu đi của đồng nhân dân tệ (CNY) và đồng tiền của các thị trường mới nổi khác, làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Áp lực này đòi hỏi nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý và có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Khách hàng giao dịch tại HD Bank. Ảnh: XUÂN TOÀN
"Bệ đỡ" từ sự ổn định
Những ngày cuối năm 2019, tỷ giá trong nước tiếp tục chứng kiến chuỗi ngày lặng sóng. Cụ thể, đến cuối ngày 31-12, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) niêm yết giá USD tại mức 23.080 đến 23.230 đồng/USD (mua - bán). So sánh với mức giá hồi đầu tháng 1-2019, giá bán USD tại ngân hàng này thậm chí đã giảm 25 đồng/USD, còn giá mua đã giảm 55 đồng/USD. Trong khi đó, cũng vào ngày cuối năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã điều chỉnh giảm tỷ giá trung tâm 12 đồng so với ngày trước đó, xuống mức 23.155 đồng/USD. Với biên độ /-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần là 23.850 đồng/USD và tỷ giá sàn là 22.460 đồng/USD. Như vậy, nhìn lại cả năm 2019, ngoại trừ một khoảng thời gian ngắn tỷ giá tăng bật do căng thẳng leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc khiến Trung Quốc phá giá mạnh đồng CNY, thì phần lớn thời gian, tỷ giá trong nước luôn giữ được sự ổn định. Tính chung cho cả năm, giá USD tăng khoảng 1%.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận định: Trong bối cảnh chịu áp lực từ biến động thị trường quốc tế, NHNN đã điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, điều chỉnh tỷ giá mua/bán ngoại tệ với các tổ chức tín dụng bám sát diễn biến thị trường. Nhờ đó, tỷ giá và thị trường diễn biến ổn định, thanh khoản dồi dào; các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời; NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước.
Nhìn nhận về tình hình tỷ giá năm 2019, chuyên gia tài chính ngân hàng - TS Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, tỷ giá được xem là điểm sáng nhất trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2019 của NHNN. Trong năm 2019, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, nhờ vậy mà giá trị đồng tiền Việt Nam đã có mức ổn định cao trong bối cảnh nền kinh tế thế giới khá nhiều biến động, nhất là tỷ giá nhiều đồng tiền quốc tế tăng/giảm đột biến. Cùng chung quan điểm, nhiều chuyên gia kinh tế trong nước nhận xét, biến động của tỷ giá năm 2019 gần như không có. Tỷ giá USD/VN duy trì ổn định xuyên suốt trong hầu hết các tháng của năm 2019. Nhờ đó, VN tiếp tục nằm trong nhóm những đồng tiền ổn định nhất khu vực, bất chấp những bất ổn địa chính trị và các sự kiện kinh tế trong nước và thế giới.
Vẫn còn nhiều sức ép
Theo nhận định của Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, thành công trong điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ năm 2019 của NHNN sẽ là "tấm đệm" cho quốc gia để phòng, chống những tác động bất lợi từ bên ngoài. ến nay, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt khoảng 80 tỷ USD. Nền tảng này đem tới kỳ vọng về sự tiếp tục ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong năm 2020. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước không ít khó khăn, do đó tỷ giá cũng còn phải đối mặt với nhiều thách thức.
Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa đưa ra một số dự báo về vĩ mô trong năm 2020, trong đó có vấn đề về tỷ giá. Theo đó, áp lực đối với tỷ giá năm 2020 sẽ đến từ xu hướng tiếp tục yếu đi của đồng CNY (dự báo sẽ mất giá thêm 3 đến 4% nếu thương mại Mỹ - Trung Quốc tiếp tục căng thẳng) và đồng tiền của các thị trường mới nổi khác, khiến sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam suy giảm. Tuy nhiên, rủi ro Việt Nam bị Mỹ đưa vào danh sách "thao túng tiền tệ" vẫn còn, buộc NHNN phải thận trọng trong việc giảm giá mạnh VN. Dự báo VN sẽ giảm giá cao nhất khoảng 2% trong năm 2020. ồng quan điểm, TS Nguyễn Trí Hiếu cũng đưa ra dự báo, bước sang năm 2020, sức ép tỷ giá sẽ lớn hơn do cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chưa có hồi kết, căng thẳng có thể quay trở lại bất cứ lúc nào. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam cũng được dự báo khó khăn hơn... "Các tác động bên ngoài sẽ khiến tỷ giá có xu hướng tăng trong năm 2020, đồng VN cũng sẽ biến động theo, nên có thể mất giá trong khoảng 2 đến 3%", TS Hiếu chia sẻ. Trong khi đó, các chuyên gia của Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) lại cho rằng, xét trong bối cảnh tổng thể cùng việc cân đối với quan hệ thương mại Việt Nam - Mỹ, mức điều chỉnh của đồng VN trong năm 2020 nếu có sẽ nằm trong khoảng 1 đến 2% và sẽ được điều chỉnh dần từng bước tùy thuộc vào các diễn biến trên thế giới.
Có thể thấy, xu hướng tỷ giá tiếp tục là biến số khó lường trong bối cảnh tình hình địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới năm 2020 có khả năng sẽ đứng trước nhiều khó khăn hơn. Trong bối cảnh này, theo Giám đốc toàn quốc Khối kinh doanh tiền tệ và thị trường vốn (Ngân hàng HSBC Việt Nam) Ngô ăng Khoa, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, có khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ, cần chủ động sử dụng các công cụ phòng vệ tỷ giá, lãi suất, đặc biệt thông qua các sản phẩm phái sinh tiền tệ như: hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất,... để bảo đảm chủ động trong hoạch định dòng tiền và cân đối lợi nhuận.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cũng khẳng định: Trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và ngoài nước năm 2020, định hướng năm 2020, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Theo đó, tiếp tục tập trung điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước khi điều kiện và bối cảnh phù hợp...
"Với sự điều hành có định hướng, mục tiêu rõ ràng, linh hoạt trong điều tiết thị trường của NHNN, năm 2020 tỷ giá tiếp tục có cơ sở để duy trì ổn định, dù vẫn phải đối diện với những biến động như đã xảy ra năm 2019. Dự báo, VN vẫn có xu hướng giảm giá so với USD nhưng mức giảm không đáng kể, khoảng 1 đến 2%."- TS CẤN VĂN LỰC Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP ầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
HỒNG ANH
Theo Nhandan.com.vn
Tiền lẻ về ngân hàng "chỉ đủ cho mối quan hệ thân thiết", phí đổi tăng vọt Đầu tuần này nhân viên một ngân hàng TMCP lớn thông báo đã tiền lẻ đã về nhưng chỉ đủ cho những mối quan hệ thân thiết. Năm nay Ngân hàng Nhà nước tiếp tục không in tiền lẻ mới dịp Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa Nhân viên này cho biết, tiền đã về đủ các loại mệnh giá, từ 1.000, 2.000,...