NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% năm 2020
Nhiều số liệu về hoạt động năm 2019 và định hướng năm 2020 của ngành ngân hàng được đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 diễn ra tại Hà Nội sáng 2/1.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, tín dụng đến cuối 2019 tăng khoảng trên 13% so với cuối năm 2018 (mục tiêu năm 2019 là khoảng 14%). Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh. Ước tính đến 31/12/2019, tín dụng vào nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 11%, chiếm 25% tổng dư nợ nền kinh tế; với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 16%; với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng khoảng 15%.
Về lãi suất, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết định hướng chung của năm 2019 là triển khai tổng thể các biện pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay với chi phí hợp lý, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Trong năm 2019, Ngân hàng Nhà nước có 2 lần giảm lãi suất. Lần đầu tiên là từ ngày 16/9/2019 giảm đồng bộ 0,25%/năm các lãi suất điều hành, lần hai là từ 19/11/2019 giảm 0,2-0,5%/năm trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng và 0,5%/năm trần lãi suất cho vay với lĩnh vực ưu tiên, 0,75%/năm lãi suất nghiệp vụ thị trường mở. Các ngân hàng cũng chủ động giảm lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên, cho vay ưu đãi với doanh nghiệp.
Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước mua vào 20 tỷ USD, tương đương bơm vào nền kinh tế 500.000 tỷ đồng song lạm phát vẫn thấp: “Tuy đưa vào một lượng lớn thanh khoản ra nền kinh tế như vậy, nhưng Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát ở mức thấp, chỉ biến động hơn 1,4-2%”.
Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2020 diễn ra sáng nay với sự tham gia của Thủ tướng, nhiều Bộ trưởng và lãnh đạo các ngân hàng thương mại. Ảnh: L.A.
Cụ thể, tín dụng năm 2020 dự kiến tăng 14%, có điều chỉnhphù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường. Tăng trưởng tín dụng định hướng đi đôi với nâng cao chất lượng, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, hạn chế tín dụng đen.Tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%. Mục tiêu năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước là tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến tình hình thực tế, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Nghị quyết Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đến năm 2020 nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng xuống dưới 2% cũngtiếp tục thực hiện.Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm các NHTM yếu kém).
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước cũng lên kế hoạch phối hợp với các bộ, ngành tìm giải pháp tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách Nhà nước trong năm 2020 và tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, việc tăng vốn cho các ngân hàng thương mại đã được thống nhất về chủ trương. Bộ Tài chính sẽ sớm nghiên cứu trình Chính phủ sửa Nghị định 91. Năm nay dự kiến sẽ trình Quốc hội để tăng vốn cho Agribank.
Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ hoàn thiện hệ thống pháp lý, các chính sách củng cố an toàn và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tài chính vi mô, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thị trường tiền tệ và đẩy mạnh việc thực hiện chuẩn mực an toàn vốn Basel II.
Đồng thời, cơ quan này cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện và triển khai khuôn khổ pháp lý về lĩnh vực thanh toán, nhằm ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên nền tảng công nghệ tiên tiến, thí điểm dịch vụ tiền di động, hoàn thiện khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho fintech trong lĩnh vực ngân hàng.
Theo Người đồng hành/doanhnghiepvn.vn
Tín dụng khó tăng trưởng mạnh năm 2020
Nhiều ngân hàng khó duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như năm 2019 khi tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) đã ở sát trần 85% theo quy định mới.
Tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2019
Rủi ro thanh khoản
Trái với bức tranh tín dụng ảm đạm của khối ngân hàng quốc doanh, không ít ngân hàng cổ phần tư nhân ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng rất cao trong những tháng đầu năm 2019. Thậm chí có ngân hàng, tín dụng còn tăng trên 28% chỉ trong 9 tháng đầu năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trương ín dụng chung của cả hệ thống.
Thế nhưng, không ít ngân hàng không thể có được mức tăng tiền gửi như mong muốn. Đơn cử như trường hợp của Techcombank, báo cáo tài chính 9 tháng của nhà băng này cho thấy cho vay khách hàng tăng tới hơn 28% so với cuối năm 2018, trong khi tiền gửi của khách hàng chỉ tăng gần 8,56%.
Thậm chí có không ít ngân hàng, dư nợ cho vay khách hàng cao hơn rất nhiều so với số dư tiền gửi. Tình trạng "vung tay quá trán" này khiến các nhà băng thường xuyên đối mặt với rủi ro thanh khoản mỗi khi thị trường có biến động hoặc khi có sự thay đổi về chính sách.
Căng thẳng thanh khoản của hệ thống các TCTD trong nửa cuối tháng 11 là một minh chứng điển hình. Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), việc thanh khoản hệ thống trở nên eo hẹp, có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như: Quyết định giảm trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng của NHNN; yếu tố mùa vụ cuối năm; giải ngân vốn đầu tư công cải thiện và đặc biệt là chủ trương rút tiền gửi KBNN tại hệ thông NHTM về NHNN theo Thông tư 58/2019/TT-BTC băt đầu co hiệu lực kể từ ngay 1/11/2019.
Theo các chuyên gia, căng thẳng thanh khoản trong ngắn hạn sẽ đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng cao, thậm chí nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất trên thị trường 1. Chính vì vậy, để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống và ổn định thị trường, NHNN đã phải mạnh tay bơm ròng tiền vào hệ thống thông qua thị trường mở. Tính chung trong tuần cuối tháng 11, nhà điều hành đã bơm vào thị trường tới 87 nghìn tỷ đồng.
Dư địa hạn hẹp
Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Trong đó quy định rõ, các nhà băng phải duy trì tỷ lệ LDR tối đa 85%.
Quy định trên có nghĩa, huy động được 100 đồng, các ngân hàng chỉ được cho vay tối đa 85 đồng. 15 đồng còn lại, ngoài phần dự trữ bắt buộc, các ngân hàng phải duy trì dưới dạng tiền mặt hoặc tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN để dự phòng thanh khoản.
So với quy định hiện hành, tỷ lệ LDR của các ngân hàng quốc doanh bị thu hẹp 5% (từ 90% xuống còn 85%), trong khi tỷ lệ LDR của các ngân hàng khác được mở rộng thêm 5% (từ 80% lên 85%). Theo Công ty chứng khoán KB Việt Nam, tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống sẽ không có nhiều thay đổi do sự điều chỉnh trái chiều đối với tỷ lệ LDR trong khu vực NHTM Nhà nước và tư nhân. Theo đó, phần dư nợ tiềm năng bị hạn chế của nhóm NHTM Nhà nước sẽ tương đương với phần dư nợ tiềm năng có thể tăng thêm của nhóm NHTMCP.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia ngân hàng, điều đó chỉ đúng về lý thuyết và trong trường hợp các ngân hàng đều tuân thủ nghiêm quy định LDR.
Hơn nữa, theo số liệu thống kê của NHNN Việt Nam, hiện tỷ lệ LDR của các ngân hàng quốc doanh là 91,47%, trong khỉ tỷ lệ này của các ngân hàng cổ phần tư nhân là 84,61.
Theo vị chuyên gia nói trên, chiểu theo các con số này, nếu không tăng được nguồn tiền gửi, các ngân hàng quốc doanh sẽ phải thu hẹp quy mô tín dụng khoảng 6,47%, trong khi các ngân hàng cổ phần chỉ được tăng thêm khoảng 0,39% quy mô tín dụng. Vì lẽ đó, nếu không đẩy mạnh huy động vốn, các ngân hàng sẽ không dám mạnh tay cho vay trong năm 2020.
Hà Anh
Theo Enternews.vn
Tăng trưởng tín dụng năm 2019 có thể thấp nhất thập kỷ Theo nhận định của CTCK Rồng Việt (VDSC), kết quả tăng trưởng thấp của các ông lớn ngân hàng quốc doanh như BIDV, VietinBank và Agribank có thể kéo tăng trưởng tín dụng cả năm 2019 xuống mức thấp nhất trong thập kỷ qua tại Việt Nam. CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết, tính đến hết tháng 9, tăng trưởng tín dụng ước...