NHNN đã mua vào bao nhiêu ngoại tệ?
Trong thời gian qua, NHNN đã mua vào khối lượng ngoại tệ khá lớn để bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.
Dự trữ ngoại hối Nhà nước đã tăng thêm tổng cộng 9.143 triệu USD trong 2 quý đầu năm nay.
Dự trữ tăng thêm gần 9,15 tỷ USD
NHNN đã mua tổng cộng bao nhiêu ngoại tệ để bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước?. Đó là thông tin mà rất nhiều người muốn biết. Tuy nhiên, đã lâu rồi không thấy NHNN thông tin về vấn đề này.
Còn nhớ lần gần đây nhất là cuối tháng 4/2019, NHNN cho biết, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 17/4 cơ quan này đã mua được 8, 35 tỷ USD để bổ sung cho quỹ dự trữ ngoại hối. Kể từ đó đến nay, giới chuyên gia và không ít định chế tài chính vẫn sử dụng con số này trong các báo cáo nghiên cứu của mình, cho dù không ít ý kiến cho rằng con số thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.
Thông tin đó đã sáng tỏ hơn khi mà NHNN vừa công bố số liệu về cán cân thanh toán tổng thể quý 2/2019. Theo đó, sau khi thặng dư 1,976 tỷ USD trong quý đầu năm, cán cân vãng lai đã đảo chiều sang thâm hụt nhẹ 107 triệu USD trong quý 2. Trong đó, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,781 tỷ USD; dịch vụ thâm hụt 930 triệu USD; thu nhập sơ cấp thâm hụt tới 4,148 tỷ USD…
Trong khi đó, cán cân tài chính cũng chỉ thặng dư nhẹ 835 triệu USD trong quý 2 sau khi thặng dư tới 7,691 tỷ USD trong quý đầu năm. Trong đó, đầu tư trực tiếp thặng dư 3,875 tỷ USD; đầu tư gián tiếp thặng dư 1,175 tỷ USD, song đầu tư khác thâm hụt tới 4,215 tỷ USD.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khoản mục lỗi và sai sót lại giảm 1,202 tỷ USD trong thời gian này. Vì thế, tính chung cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư tới 1,93 tỷ USD trong quý 2/2019 sau khi đã thặng dư tới 7,213 tỷ USD trong quý đầu năm. Lũy kế 2 quý đầu năm nay, cán cân thanh toán tổng thể thặng dư 9,143 tỷ USD.
Trong khi theo Vụ Dự báo thống kê thuộc NHNN Việt Nam, cán cân thanh toán tổng thể là kết quả của cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính. “Cán cân thanh toán tổng thể được tính bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo”, cơ quan này cho biết. Điều đó cũng có nghĩa, dự trữ ngoại hối Nhà nước đã tăng thêm tổng cộng gần 9,15 tỷ USD trong 2 quý đầu năm nay.
Có thể phải bán ra ngoại tệ
Việt Nam đã lần đầu tiên bị liệt vào danh sách các nước theo dõi khả năng thao túng tiền tệ. Nguyên nhân do Bộ Tài chính Mỹ đã siết chặt các tiêu chí đánh giá, khiến số nước bị đưa vào danh sách theo dõi lên con số 9 nước (trong đó có Việt Nam).
Trong khi đó, Việt Nam vi phạm 3 tiêu chí đầu tiên bao gồm việc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với Mỹ lớn hơn 40 tỷ USD; thặng dự thương mại hàng hóa với Mỹ lớn hơn 20 tỷ USD và thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn 2% của GDP. Tuy nhiên, Việt Nam chưa vi phạm tiêu chí về mức độ can thiệp (một chiều và kéo dài) vào thị trường ngoại hối.
Cụ thể, số lượng mua ròng ngoại tệ (từ tháng 1 đến tháng 12/2018) của Việt Nam chỉ vào khoảng 1,7% GDP, vẫn nằm dưới ngưỡng 2% GDP mà Mỹ đặt ra. Bên cạnh đó, thời gian mua ròng của Việt Nam cũng không liên tục trong 6 tháng. Ngoài ra, Việt Nam cũng có những cơ sở hợp lý để mua USD gia tăng dự trữ ngoại hối khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính trong năm 2018 mới chỉ đủ 2,9 tháng nhập khẩu, dưới ngưỡng khuyến nghị tối thiểu của IMF.
Theo Công ty Chứng khoán KB, với đợt rà soát vào tháng 4/2020 (số liệu lấy từ tháng 1 – tháng 12/2019), nếu ước tính GDP 2019 của Việt Nam đạt khoảng 270 tỷ USD thì giới hạn ngoại tệ mà NHNN được phép mua để đảm bảo dưới mức 2% GDP sẽ rơi vào khoảng 5,4 tỷ USD. Thế nhưng, dựa trên số liệu chính thức của IMF (tính tới 30/4/2019) và của Công ty KB thu thập được, NHNN hiện đang mua vượt quá ngưỡng này, đạt khoảng 8,5 tỷ USD kể từ đầu năm nay.
Vì lẽ đó, KB cho rằng, với việc VND sẽ có thể đối mặt với rủi ro mất giá mạnh trong nửa cuối năm nay (do CNY trượt giá), NHNN sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để bán ngoại tệ, vừa giúp ổn định tỷ giá dưới mức mục tiêu 3% đầu năm, đồng thời giúp Việt Nam tránh vi phạm quy định mua ròng dưới mức 2% GDP mà Mỹ quy định. Ngoài ra, kể cả trong trường hợp không bán bớt dự trữ ngoại hối, Việt Nam vẫn còn 1 bước đệm sau cùng là khoảng thời gian mua ròng liên tiếp không quá 6 tháng.
“Từ nay đến cuối năm, để không vi phạm tiêu chí 2% GDP, NHNN sẽ phải bán ròng khoảng 3,1 tỷ USD. Hành động này được xem là hợp lý và tạo dư địa cho NHNN có thể ổn định tỷ giá trong trường hợp CNY tiếp tục giảm sâu”, KB nhận định.
Hà Anh
Theo enternews
Vì đâu lãi suất liên ngân hàng giảm rõ rệt?
Sau hơn nửa năm tăng liên tục và duy trì ở mức cao, lãi suất liên ngân hàng đang có dấu hiệu giảm tại hầu hết các kỳ hạn.
Vì đâu lãi suất liên ngân hàng giảm rõ rệt?
Báo cáo cập nhật vĩ mô mới công bố của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra một nhận định đáng chú ý: Xu hướng chuyển dần từ thắt chặt sang nới lỏng tiền tệ đang khiến áp lực lên thanh khoản thị trường ngân hàng nói chung và liên ngân hàng nói riêng đang giảm rõ rệt.
Cụ thể, sau hơn nửa năm tăng liên tục và duy trì ở mức cao, lãi suất liên ngân hàng đang có dấu hiệu giảm tại hầu hết các kỳ hạn.
Minh chứng là trong tuần qua, lãi suất qua đêm đã giảm 0,37 điểm% xuống mức 3,9%/năm trong phiên giao dịch cuối tuần trước. Đáng chú ý, kỳ hạn 1 tháng giảm mạnh nhất, 0,52 điểm%, kế đến là kỳ hạn 1 tuần (giảm 0,18 điểm%), 2 tuần (0,22 điểm%). Đối với kỳ hạn 3 tháng, mặc dù lãi suất giao dịch liên ngân hàng tăng 0,39 điểm% và đạt ngưỡng 3,9%/năm nhưng so với mức đỉnh trên 6% ghi nhận 1 tháng trước đó thì mức giảm vẫn khá ấn tượng.
Từ phía hoạt động điều hành của Ngân hàng nhà nước (NHNN), VDSC nhận thấy sự cấp bách trong việc hỗ trợ thanh khoản thị trường liên ngân hàng thông qua hoạt động mua có kỳ hạn đang giảm dần.
Theo diễn biến các năm vừa qua, NHNN luân phiên sử dụng công cụ 'mua có kỳ hạn' và 'bán giấy tờ có giá' để điều tiết thanh khoản thị trường. Trong khi việc mua có kỳ hạn nhằm hỗ trợ thanh khoản của thị trường trong một số thời điểm, công cụ còn lại có xu hướng rút bớt thanh khoản ngắn hạn trong hệ thống.
"Hiện tại, khối lượng mua có kỳ hạn đang tiệm cận ngưỡng 0 sau giai đoạn biến động liên tục gia tăng trước đó. Quy mô gọi thầu trong 2 tháng vừa qua đều nhỏ hơn khối lượng đáo hạn, qua đó cho thấy NHNN chủ yếu trung hòa lượng tiền đã được bơm ra và sẽ tạm ngừng quá trình hỗ trợ thanh khoản", VDSC phân tích.
Bên cạnh đó, công ty chứng khoán này cho rằng việc lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh ngay đầu tháng 3 này có thể liên quan tới hoạt động mua bán ngoại tệ kỳ hạn trước đó của NHNN.
Cụ thể, ngay từ đầu năm, NHNN đã nâng tỷ giá mua và đẩy mạnh hoạt động mua vào ngoại tệ kỳ hạn nhằm nâng cao quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia trong bối cảnh thặng dư thương mại đạt kỷ lục, gần 7 tỷ USD năm 2018. Theo lãnh đạo từ phía NHNN, lượng ngoại tệ mua vào đạt trên 4 tỷ USD. "Với hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn 3 tháng, thời điểm hiện tại có thể là lúc NHNN thực hiện hợp đồng và cung một lượng đáng kể tiền đồng ra thị trường", VDSC cho hay.
Ngoài ra, theo VDSC, chênh lệch tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng khá lớn trong 2 tháng đầu năm cũng ủng hộ cho kịch bản lãi suất liên ngân hàng sẽ suy giảm. Theo thông báo mới đây, tăng trưởng cung tiền đạt 2,1% trong 2 tháng đầu năm, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 0,8%. "Điều này tạo ra một lượng chênh lệch khá lớn, qua đó tác động tích cực tới thanh khoản thị trường", VDSC nhìn nhận.
Công ty chứng khoán này dự báo lãi suất liên ngân hàng có thể tiếp tục giảm trong trường hợp căng thẳng địa chính trị tiếp tục có sự chuyển biến tốt.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Không còn hiện tượng 'găm giữ' ngoại tệ? Năm 2018, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua ròng khoảng 6 tỷ USD. Riêng tháng 1/2019, cơ quan này đã mua thêm 4 tỷ USD và đang có động thái tiếp tục mua vào ngoại tệ trong tháng 2. Thị trường đang trong bối cảnh nguồn cung dồi dào và tâm lý găm giữ USD không mạnh. NHNN đang có động thái liên...