NHNN đã chủ động ứng xử với tỷ giá
TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã khẳng định nhận định trên với phóng viên TBNH khi nói về quyết định điều chỉnh tỷ giá của NHNN mới đây.
Ông đánh giá thế nào về động thái điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% mới đây của NHNN?
Trong môi trường kinh tế khi lòng tin chưa thực sự cao, nếu điều chỉnh tỷ giá mà không đi kèm với các thông tin minh bạch với các thông số quan trọng như dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế… thì có thể gây kích hoạt thị trường, người dân lo lắng về vị thế đồng nội tệ và vòng xoáy lạm phát có thể quay trở lại. Nếu nhìn góc độ vĩ mô, lạm phát đang ở mức thấp và tổng cầu yếu nên có dư địa để điều chỉnh tỷ giá mà vừa không gây ra bất ổn, lại góp phần thúc đẩy xuất khẩu. Cho nên, cách điều chỉnh của NHNN vừa qua là phù hợp.
Mặt khác, không như trước đây, quyết định điều chỉnh tỷ giá là do sức ép thị trường, lần này NHNN hoàn toàn chủ động vì đi kèm với quyết định đó là đưa thông tin minh bạch ra thị trường về các thông số quan trọng đang diễn biến tích cực như cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 10 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đạt mức kỷ lục là 35 tỷ USD. Nhờ đó, lòng tin thị trường vào ổn định vĩ mô và giá trị VND được củng cố.
Thế nhưng, vẫn có câu hỏi rằng liệu mức điều chỉnh 1% đã phù hợp với kỳ vọng thị trường?
Có thể, NHNN điều chỉnh tỷ giá hết biên độ đặt ra là 2% hoặc có thể điều chỉnh trườn bò như đang thực hiện. Việc này còn tùy vào diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô cũng như nghệ thuật điều hành của nhà chính sách. Vì cái gì cũng có hai mặt lợi thế và bất lợi thế.
Như tôi nói, nếu các thông số không đảm bảo, tính minh bạch thị trường kém, việc điều chỉnh mạnh tỷ giá có thể dễ gây chấn động. Song ngược lại, nếu vấn đề trên được xử lý tốt sẽ giúp thị trường ổn định, neo tỷ giá trong một thời gian dài hơn. Còn nếu làm dần dần có thể tránh khỏi cú sốc đột ngột nhưng lại tạo tâm lý kỳ vọng.
Theo tôi, bất kể chính sách nào, nhất là thị trường tài chính, thì yêu cầu minh bạch và sự ổn định là quan trọng nhất. Vì đây là mấu chốt tạo dựng lòng tin thị trường.
NHNN cho biết lý do điều chỉnh lần này không vì sức ép cung – cầu ngoại tệ. Ông nghĩ sao về điều này?
Khi quan sát thị trường ngoại hối, chúng ta có thể nhận biết dấu hiệu căng thẳng qua việc chênh lệch tỷ giá chợ đen, tỷ giá chính thức trong các NHTM thường duy trì ở mức 3-5%, hoặc mức giao dịch trên thị trường liên NH luôn ở mức trần. Nhưng qua theo dõi giao dịch thực tế những ngày qua khi NHNN điều chỉnh tỷ giá, các NHTM không giao dịch hết biên độ 1% NHNN cho phép mà chỉ ở khoảng giữa. Điều đó cho thấy, không có dấu hiệu căng thẳng cung – cầu ngoại tệ.
Theo dự đoán của ông, việc điều hành tỷ giá đến cuối năm của NHNN sẽ như thế nào?
Video đang HOT
Tôi đồng tình với quan điểm của NHNN điều hành tỷ giá theo sát 2 biến số quan trọng nhất là tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có mục tiêu quan trọng là kiểm soát lạm phát. Dù trong bất kỳ tình huống nào, tôi nghĩ mức điều chỉnh tỷ giá từ nay đến cuối năm không quá 1%. Với tất cả dự báo về các thông số quan trọng như dự trữ ngoại tệ, cán cân thanh toán quốc tế… khả quan, nếu có phải điều chỉnh NHNN sẽ rất chủ động trong điều hành chính sách.
Còn quan điểm cá nhân tôi, từ nay đến cuối năm, trừ trường hợp mức lạm phát vẫn giảm, xuất nhập khẩu khó khăn, có thể NHNN điều chỉnh hết 1% còn lại. Nhưng khả năng này chỉ là 40%. Còn khả năng không điều chỉnh hoặc chỉ điều chỉnh 0,5% cao hơn là 60%. Vì nếu nhìn cách điều hành của NHNN trong suốt thời gian qua thì thấy Thống đốc NHNN khá thận trọng trong điều hành tỷ giá.
Xin cảm ơn ông!
TS. Trần Hoàng Ngân – Thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội Điều chỉnh tỷ giá linh hoạt theo cung – cầu thị trường Theo tôi nghĩ, điều chỉnh liều lượng 1% là cần thiết và theo tín hiệu thị trường. Nhưng NHNN phải bám sát, không để thị trường kỳ vọng rằng NHNN sẽ tiếp tục điều chỉnh giá nữa và giữ tỷ giá ổn định trong khung mục tiêu cam kết. Thứ hai là sự điều chỉnh cần phải linh hoạt hơn. Không chỉ tăng mà có khi còn điều chỉnh giảm. Có như vậy mới tránh được đầu cơ. Ví dụ: giá xăng có khi điều chỉnh tăng có khi lại giảm xuống. Vì đã gọi là giá cả thì phải điều hành linh hoạt theo cung – cầu. Ngoài ra, tỷ giá còn phục vụ cho mục tiêu điều hành hoạt động của nền kinh tế. Hiện nay, xuất khẩu đang có những khó khăn nhất định, do vậy việc chúng ta điều chỉnh tỷ giá là để nhắm tới mục tiêu quan trọng hơn. Cụ thể, điều chỉnh tỷ giá không phải do chúng ta không có đủ lực can thiệp để duy trì giữ nguyên mức cũ mà là điều chỉnh để hỗ trợ xuất khẩu, nhất là nông sản đang gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đừng để việc điều chỉnh tỷ giá tác động ngược lại đến giá cả hàng hóa trong nước, nhất là mặt hàng nhập khẩu. Bởi, từ đó gây đến bất ổn về giá cả. Vì vậy, bên cạnh việc NHNN phải giám sát chặt vấn đề này, các Bộ Tài chính, Công Thương… cũng phải có trách nhiệm cùng NHNN để thực hiện hiệu quả mục tiêu của việc điều chỉnh lần này là hỗ trợ xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo được cân đối ngoại tệ, cân đối được cán cân thanh toán trong thời gian tới. TS. Trần Du Lịch – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh Việc điều chỉnh tỷ giá là bình thường Tôi cho rằng việc điều chỉnh này là bình thường thể hiện sự linh hoạt của NHNN. Về tác động xuất khẩu, nếu mức điều chỉnh 1% thì sẽ không có tác động lớn. Điều này chỉ liên quan đến cung cầu trên thị trường và cũng phù hợp với sự trượt giá trong vài năm gần đây của đồng VND. Việc điều chỉnh này không liên quan đến thay đổi chính sách tỷ giá vì 1% là nằm trong biên độ NHNN đặt ra từ đầu năm. Ngay từ đầu năm, quan điểm của tôi là tỷ giá điều chỉnh biên độ khoảng 2% là phù hợp với mọi quan hệ kinh tế. Tôi nghĩ rằng vẫn còn dư địa để làm việc này. Còn NHNN có làm hay không thì là tùy diễn biến thị trường. Với tình hình thị trường cung – cầu ngoại tệ hiện nay và tiềm năng dự trữ của NHNN thì việc kiểm soát tỷ giá là nằm trong tầm của NHNN. Tình hình thị trường hiện nay không còn giống như vài năm trước đây. Theo tôi, NHNN đủ sức can thiệp tỷ giá và hành động này hoàn toàn chủ động nằm trong lộ trình.
Theo Thời báo Ngân hàng
Tình hình Ukraine: Putin không để bị lừa gạt
Ủng hộ kế hoạch hòa bình của Tổng thống Ukraine Poroshenko, nhưng đồng thời yêu cầu quân khu miền Trung sẵn sàng chiến đấu. Tổng thống Nga đang toan tính điều gì?
Mâu thuẫn hay toan tính
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đang áp dụng lệnh ngừng bắn đơn phương của quân đội quốc gia, mở ra tiền đề cho những cuộc đàm phán giữa các nhà lãnh đạo phe ly khai với chính quyền Kiev về một kế hoạch giải quyết khủng hoảng đất nước.
Trước động thái này, Tổng thống Nga V.Putin tỏ ý hoan nghênh và cho rằng cần phải làm nhanh, làm cụ thể, làm quyết liệt hơn nữa kế hoạch này, sao cho sớm có sự đàm phán công bằng giữa các bên tham gia.
Nhưng song song với sự ủng hộ này, Tổng thống Nga lại có một mệnh lệnh đặc biệt với quân đội của mình hôm 21/6. Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh cho các binh sĩ ở miền Trung nước này đặt trong "tình trạng sẵn sàng chiến đấu".
Các hãng thông tấn Nga dẫn lời ông Shoigu nói: "Theo sắc lệnh của Tổng thống Putin, từ 11 giờ sáng giờ Moskva (07h00 GMT), các binh sĩ ở quân khu miền Trung cũng như các đội hình và đơn vị quân đội bên trong quân khu đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu".
Tổng thống Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thị sát một cuộc tập trận của quân đội Nga
Trước đó một ngày sau khi Điện Kremlin cũng xác nhận đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở biên giới với Ukraine.
Mệnh lệnh này của Ngài Putin không khác gì đổ thêm dầu vào lửa khi Ukraine và EU đang trông đợi sự ủng hộ từ phía Nga với kế hoạch mà Tổng thống Poroshenko đề ra. Và nó cũng mâu thuẫn sâu sắc với những ý kiến ủng hộ mà ông Putin đã bày tỏ trước đó.
Vậy nguyên nhân gì khiến vị chính khách bậc nhất thế giới này mâu thuẫn như vậy? Trước hết cần phải thấy rằng Nga đang đi nước cờ thứ hai, sau khi sức ép từ khí đốt đã được triển khai, bước tiếp theo chính là sức ép từ khả năng can thiệp quân sự. Mỗi sự động binh của Nga đều bị NATO theo dõi sát sao, và Ukraine thì như ngồi trong chảo lửa.
Phong cách của Putin là không nói nhiều và không nói một đằng làm một nẻo. Tuyên bố thay đổi hình thức thanh toán khí đốt từ trả sau sang trả trước nếu Ukraine không trả nợ của ông Putin hồi tháng 5/2014 đã được thi hành một cách chính xác đến từng từ. Vì thế, sẽ không có việc nguyên thủ này dụng binh mà không kèm theo các toan tính.
Nhắc lại việc kế hoạch hòa bình của Tổng thống Poroshenko, trong đó có yêu sách các lực lượng vũ trang của phe ly khai sẽ phải giải giáp và rời khỏi lãnh thổ Ukraine, sau đó mới nói đến các vấn đề đàm phán.
Một tay súng ly khai tại miền Đông Ukraine
Hiện nay, quân đội Ukraine không thể khuất phục được lực lượng quân sự đối lập này. Vì thế mà lãnh đạo phe chủ hòa của Kiev mới đưa ra hành động ngừng bắn đơn phương như vậy. Mục đích tối thượng là phải giải tán được sức mạnh đối lập đó. Và một khi phe đối lập không còn sức mạnh thì chẳng có một cuộc đàm phán nào mang lại lợi ích cho họ. Chiêu bài này của Kiev khó qua mắt nổi "cáo già" Putin.
Bởi bản thân Tổng thống Putin đã tuyên bố trên đài truyền hình quốc gia và nhiều cơ quan truyền thông quốc tế hôm 21/6 rằng ông trông mong vào các hành động thực tế nhiều hơn là những yêu cầu mang tính tối hậu thư của chính quyền Kiev. Tuyên bố này đã chỉ rõ Kiev đang muốn chơi trò lập lờ đánh lận con đen và Moscow nắm được toàn bộ điều này.
Việc huy động quân đội đến sát biên giới Ukraine đã khẳng định một điều, Nga đang theo dõi từng nhất cử nhất động của Kiev và họ hoàn toàn có thể làm những điều khó lường. Đằng sau sự mâu thuẫn là cả một chủ ý sắp xếp mà trong đó, Ukraine lại tiếp tục chịu thêm nhiều sức ép từ nước Nga.
Và với mục đích duy nhất: Kiev phải công nhận phe đối lập ở miền Đông như một chủ thể chính trị - quân sự bằng vai phải lứa.
"Kế hoạch B" của ngài Poroshenko?
Tuy quân đội Ukraine đơn phương ngừng bắn, nhưng những người ly khai thì chẳng mặn mà gì với hành động đó. Những sự đối đầu vẫn diễn ra đều đặn. Thủ lĩnh ly khai Pavel Gubarev nói tại Donetsk: "Lúc nào cũng có đấu súng và lệnh ngừng bắn mà ông Poroshenko đang nói đến chỉ là sự lừa gạt."
Đã có 9 binh sĩ Ukraine thiệt mạng trong khi lệnh ngừng bắn vẫn đang có hiệu lực. Điều này cho thấy "tối hậu thư" nhằm giải giáp các lực lượng vũ trang của miền Đông đã bị "bắt bài" và hoàn toàn vô hiệu.
Lực lượng ly khai của thành phố Slavyansk sẵn sàng chiến đấu trên những chiếc xe bọc thép
Một khi kế hoạch thông qua đình chiến để áp đặt những phương pháp giải quyết theo lối hòa bình (kế hoạch A theo cách gọi của Tổng thống Poroshenko) thì Ukraine sẽ phải hành xử ra sao? Hôm 21/6, vị Tổng thống này đã tuyên bố chắc nịch đã có sẵn "kế hoạch B".
Nếu như kế hoạch A thất bại, thì đồng nghĩa với việc phe chủ hòa của Poroshenko thất thế, và lúc đó, kế hoạch duy nhất, giải pháp duy nhất là phe chủ chiến của Thủ tướng Arseniy Yatsenyu lên ngôi và bạo lực là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, và duy nhất mà Ukraine sẽ theo đuổi.
Không phải tự nhiên Moscow điều động binh sĩ đến sát biên giới Ukraine. Nước Nga lo ngại về một hành động leo thang quân sự sẽ ảnh hưởng đến an ninh biên giới của họ. Và hơn hết, họ đã chuẩn bị sẵn cho một màn can thiệp dưới danh nghĩa "nhân đạo" nếu kế hoạch B của Ukraine trở nên đẫm máu.
Vẫn còn đó chiêu bài bảo vệ cộng đồng người nói tiếng Nga, bảo vệ dân tộc Nga mà Tổng thống Putin chưa sử dụng. Và một khi được sử dụng, sẽ là dấu chấm hết cho chính quyền thân phương Tây ở Kiev, cũng là sự khởi đầu cho một loạt các hành động đối đầu Đông - Tây căng thẳng mà Mỹ phát động để trừng phạt Nga.
Theo Đất Việt
Quá trình kích hoạt bản quyền trên Windows xảy ra như thế nào? Cùng tìm hiểu các phương pháp kích hoạt bản quyền cho hệ điều hành Windows, một trong những bước mà hầu như tất cả chúng ta đều cố tình không nhìn thấy nó. Mỗi lần cài đặt Windows trên máy tính, hẳn bạn đều sẽ phải trải qua một bước kích hoạt bản quyền cho phiên bản Windows đó. Nhiệm vụ của nó,...