NHNN đã chính thức trình Thủ tướng về việc thí điểm Mobile Money
Đây được xem là bước tiến rất quan trọng để Mobile Money sớm được triển khai, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.
Tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra sáng 9/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, trong thời gian vừa qua, NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money) và đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định về thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Đây được xem là bước tiến rất quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.
Theo định hướng của Chính phủ, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương diện thanh toán sẽ giảm xuống 10% từ mức 11,33% của năm trước. Trong bối cảnh, tỷ lệ tiền mặt lưu thông/ GDP của Việt Nam lên tới 20%, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực, mobile money được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhất để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Video đang HOT
Mobile money được kỳ vọng sẽ tiếp cận được bộ phận lớn người dân, đặc biệt với những người ở vùng sâu, vùng xa, chưa có tài khoản ngân hàng. Loại hình này sẽ cho phép các doanh nghiệp viễn thông như: VNPT, Vietel, MobiFone… tham gia vào thị trường thanh toán.
Theo TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tại Việt Nam, Mobile Money là dịch vụ tương đối mới, tuy nhiên có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai xét về cả phía cung và cầu.
Về phía cung, Việt Nam có lượng lớn thuê bao điện thoại, khoảng 129,5 triệu thuê bao (theo TCTK, 2019); trong đó số điện thoại di động băng rộng 3G và 4G là hơn 61,3 triệu thuê bao, mạng điện thoại di động đã được phủ kín hầu hết các địa phương trên toàn quốc. Với 43,7 triệu người dùng smartphones (chiếm 45% dân số năm 2019), Việt Nam đang ở mức trung bình khu vực, cao hơn so với Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Thái Lan. Việt Nam cũng thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao (70,3%) tương ứng 68,5 triệu người dùng internet năm 2019.
Nhiều công nghệ tiên tiến đang được áp dụng như xác thực sinh trắc (vân tay, khuôn mặt…); mã phản hồi nhanh (QR Code); mã hóa thông tin thẻ (Tokenization). Viettel và VNPT đã được NHNN cấp giấy phép cung cấp dịch vụ Trung gian thanh toán (TGTT). Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư cũng đang được xây dựng, có thể hoàn thành trong năm 2020, phục vụ việc định danh cá nhân trực tuyến (e-KYC).
Về phía cầu, còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Hiện nay, mới có khoảng 63% người lớn (trên 15 tuổi) có tài khoản ngân hàng (theo NHNN, tháng 11/2019); còn theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì tỷ lệ này khoảng 40% (2017), thấp hơn so Trung Quốc (80%) và Châu Á Thái Bình Dương (70%). Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam năm 2019 là 11,33% (giảm 0,45% so 2018), phải phấn đấu quyết liệt mới có thể đạt mục tiêu khoảng 10% cuối năm 2020 theo định hướng Chính phủ. Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông/GDP của Việt Nam năm 2019 là 20,2%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, phát triển các hình thức thanh toán mới, hiện đại (trong đó có Mobile Money) phục vụ khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những người chưa có tài khoản ngân hàng, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện (Financial Inclusion) cũng là một trong các mục tiêu trọng tâm của Chính phủ tại Chiến lược phát triển tài chính toàn diện đã được ban hành tháng 1/2020.
Cú hích cho tự động hóa sản xuất, kinh doanh
Đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực lên nền kinh tế toàn cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gián đoạn đơn hàng, sản xuất, kinh doanh..., nhưng cũng trở thành động lực để doanh nghiệp (DN) đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, nâng cấp, tự động hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. DN nào tận dụng được thời cơ sẽ có cơ hội vươn lên mạnh mẽ, tăng năng suất lao động và giảm thiểu rủi ro.
Nhiều doanh nghiệp đã biến thách thức từ dịch bệnh thành "bàn đạp" cho tiến trình tự động hóa, phát triển thương mại điện tử... Ảnh: Lê Tiên
Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019 (PCI 2019) vừa được công bố, khoảng 67% số DN được khảo sát đã thực hiện tự động hóa một phần công việc trong 3 năm qua, trong khi 75% số DN có dự định sẽ tự động hóa các công việc mới trong 3 năm tới. Riêng các DN dân doanh đã thực hiện tự động hóa khoảng 10% khối lượng công việc và dự định tự động hóa hơn 25% công việc hiện tại do con người thực hiện trong 3 năm tới. Trong khi đó, mức độ tự động hóa ở các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhỉnh hơn, chiếm 10,6% khối lượng công việc và dự kiến sẽ tự động hóa 28% công việc trong tương lai.
GS.TS Edmund Malesky - Đại học Duke (Hoa Kỳ) cho rằng, có 4 động lực khiến DN dịch chuyển sang tự động hóa là cơ hội hội nhập toàn cầu thông qua việc kết nối các chuỗi cung ứng, sử dụng công nghệ để tăng khả năng bán hàng; tiết kiệm chi phí tuyển dụng và đào tạo lao động có tay nghề phù hợp; giảm nguy cơ đình công gây gián đoạn sản xuất kinh doanh; và giảm tác động của biến đổi khí hậu lên môi trường bằng cách sử dụng các công nghệ xanh.
Tuy nhiên, tác động của tự động hóa luôn có tính hai mặt. Một số ngành nghề sẽ có nhu cầu tăng tuyển dụng lao động có tay nghề cao và giảm lao động không có tay nghề hoặc tay nghề thấp. Do đó, lao động và việc làm sẽ là những thách thức lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Theo TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đại dịch toàn cầu Covid-19 đang tạo nên một bước ngoặt rất lớn về sự phát triển theo xu hướng tự động hóa. Đứng trước thách thức duy trì sản xuất, kinh doanh và vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra, chỉ trong vòng hơn 4 tháng, nhiều DN đã chuyển hướng tổ chức hoạt động kinh doanh trên nền tảng tự động hóa, phát triển tài chính số, ngân hàng số, Fintech, thương mại điện tử, đào tạo trực tuyến, thanh toán điện tử (gồm cả mobile money), giải trí số, làm việc từ xa (tại nhà), khám chữa bệnh từ xa, định vị hành trình cá nhân... Sự chuyển hướng này kéo theo sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ hỗ trợ như: kho vận (logistics), giao hàng nhanh, đóng gói, cung ứng nền tảng (platforms), tổ chức sự kiện trực tuyến, an ninh mạng, phân tích dữ liệu, tư vấn phát triển kinh doanh số... Rõ ràng, đây là tín hiệu rất tích cực để tiếp tục đẩy mạnh tự động hóa trong thời gian tới.
Trong giai đoạn này, GS.TS Edmund Malesky cho rằng, đào tạo về kinh doanh và nâng cao trình độ quản trị DN có vai trò cực kỳ quan trọng. Lao động Việt Nam cũng cần có những kỹ năng mới để có thể tồn tại trong thị trường lao động công nghệ cao. Do đó, Chính phủ cần cải thiện lĩnh vực đào tạo nghề bằng cách tham khảo ý kiến của DN về nhu cầu tuyển dụng trước khi lên kế hoạch đào tạo, giúp nâng cao khả năng được tuyển dụng của người lao động.
Đồng quan điểm, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nêu rõ, để bắt kịp xu hướng tự động hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được xem là "chìa khóa" đắc lực. Muốn vậy, cải cách giáo dục phải được gia tốc mạnh mẽ hơn, phải tăng cường vai trò của DN trong đầu tư và định hướng các chương trình đào tạo. Cùng với việc nâng cao kỹ năng của người lao động, một chương trình quốc gia về đào tạo doanh nhân để nâng cấp, quốc tế hoá và số hoá DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa theo định hướng phát triển có trách nhiệm và bền vững phải là một yếu tố cấu thành quan trọng bậc nhất của chương trình quốc gia tái khởi động và phục hồi nền kinh tế.
Theo nhận định của TS. Cấn Văn Lực, DN cần chủ động triển khai, tranh thủ những cơ hội đầu tư, kinh doanh mới từ việc tự động hóa, chuyển đổi số để bù đắp sự thiếu hụt động lực tăng trưởng. Sự chuyển hướng này vừa phù hợp với xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, vừa giúp DN tăng năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và giúp giải bài toán khó về tìm kiếm khách hàng, thị trường, tiếp cận vốn, đất đai và tuyển lựa lao động thích hợp.
Sau đại dịch sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam Chính phủ, các bộ, ngành đang đồng loạt "kích hoạt" các gói chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Khi các chính sách phát huy hiệu quả, vực dậy các doanh nghiệp thì sau đại dịch sẽ là một cơ hội rất tuyệt vời cho Việt Nam. Ngành ngân hàng không thiếu tiền và sẵn sàng hy sinh lợi nhuận để...