‘Nhịp tim đập’ bí ẩn từ sâu thẳm của vũ trụ
Các nhà thiên văn học phát hiện một tín hiệu vô tuyến lạ lùng, giống như nhịp tim đập với tần suất ổn định xuất phát từ một thiên hà cách trái đất nhiều tỉ năm ánh sáng.
Các chuyên gia trái đất vẫn nỗ lực truy tìm nguồn gốc của các FRB SHUTTERSTOCK
Có tên FRB 20191221A, tín hiệu lạ được xếp vào nhóm các đợt bùng phát sóng vô tuyến nhanh (FRB). Trong đó, FRB chỉ những đợt bùng phát năng lượng mãnh liệt, không rõ nguồn gốc và chỉ kéo dài tối đa vài mili giây (với 1 mili giây bằng 1/1.000 của giây).
Tuy nhiên, FRB 20191221A rất khác biệt, thuộc dạng vô cùng hiếm trong vũ trụ. Những đợt bùng phát năng lượng của hiện tượng này tái diễn trong mỗi 0,2 giây.
Sky News dẫn lời chuyên gia Daniele Michilli, nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), lưu ý rằng không có nhiều hiện tượng trong vũ trụ phát ra các tín hiệu theo tần suất chặt chẽ như trường hợp trên.
Nguồn phát là một thiên hà cách trái đất vài tỉ năm ánh sáng.
Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định nguồn phát là gì. Họ nghi ngờ một tín hiệu như thế có thể phát ra từ một sao xung hoặc sao từ.
Cả hai đều là một dạng của sao neutron, có lõi siêu cô đặc, xoay rất nhanh xung quanh các lõi của những ngôi sao chết.
Đội ngũ MIT hy vọng có thể phát hiện thêm những tín hiệu tương tự như FRB 20191221A , từ đó có thể sử dụng hiện tượng này như là một dạng đồng hồ vật lý thiên văn của vũ trụ.
Chẳng hạn, tần suất của các đợt bùng phát, và cách thức chúng thay đổi trong quá trình nguồn phát di chuyển xa dần so với trái đất, có thể trở thành công cụ đo đạc tốc độ giãn nở của vũ trụ.
Phát hiện vật thể xoắn ốc bí ẩn đang xoay quanh lõi Dải Ngân hà
Trong quá trình nghiên cứu những bí mật của trung tâm Dải Ngân hà, các nhà thiên văn học phát hiện một vật thể bí ẩn, bề ngoài tương tự phiên bản thu nhỏ của thiên hà xoắn ốc và đang lặng lẽ xoay quanh một ngôi sao lớn.
Mô phỏng lịch sử tiến hóa của vật thể xoắn ốc bí ẩn SHAO
Nằm cách trái đất khoảng 26.000 năm ánh sáng và gần vùng lõi Dải Ngân hà, ngôi sao có khối lượng lớn gấp 32 lần mặt trời và nằm bên trong quầng đĩa khí khổng lồ gọi là đĩa tiền sao. Bản thân đĩa tiền sao này có bề ngang khoảng 4.000 lần khoảng cách từ trái đất đến mặt trời, theo trang Space.com hôm 24.6.
Đĩa tiền sao phổ biến trên toàn vũ trụ, đóng vai trò tiếp nhiên liệu cho các sao trẻ phát triển thành những ngôi sao như mặt trời trong vòng hàng triệu năm. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học chưa từng chứng kiến một đĩa tiền sao nào như thế trước đây, dưới dạng phiên bản thiên hà thu nhỏ, di chuyển ở khoảng cách gần trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta.
Bằng cách nào phiên bản của thiên hà xoắn ốc lại có thể xuất hiện ở khu vực này, và liệu có những vật thể tương tự ngoài kia? Câu trả lời có lẽ phụ thuộc vào một vật thể bí ẩn đang nằm bên ngoài quỹ đạo của đĩa tiền sao, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy.
Nhờ kính thiên văn ALMA ở Chile, đội ngũ nghiên cứu rút ra kết luận những cánh tay xoắn ốc của đĩa tiền sao là tàn tích của một vật thể lạ, từng xâm nhập vào khu vực xung quanh lõi Dải Ngân hà trong quá khứ, đồng tác giả Lu Xing, nhà nghiên cứu đến từ Đài thiên văn Thượng Hải (Trung Quốc), cho biết.
Bên cạnh việc cung cấp những hình ảnh trực tiếp đầu tiên của một đĩa tiền sao ở trung tâm Dải Ngân hà, cuộc nghiên cứu cho thấy những vật thể ngoại lai trong quá trình xâm nhập khu vực trung tâm thiên hà có thể tác động khiến những đĩa tiền sao "hóa thân" thành những hình dạng xoắn ốc, vốn trước đây chỉ xuất hiện ở tầm cỡ thiên hà.
Đội ngũ các nhà khoa học cũng cho thấy lõi Dải Ngân hà có lẽ chứa đầy những đĩa tiền sao tương tự như đối tượng vừa được phát hiện và vẫn chờ được con người khám phá.
Vật thể vũ trụ bí ẩn phát tín hiệu radio 20 phút một lần Các nhà thiên văn học vừa công bố phát hiện một vật thể bí ẩn phát ra chùm sóng radio (vô tuyến) 20 phút một lần. Nhóm nghiên cứu tin rằng vật thể này có thể là một lớp sao neutron quay chậm mới với từ trường cực mạnh. Các tín hiệu lặp lại đã được phát hiện trong ba tháng đầu năm...